CÔNG TÁC DÂN VẬN TRONG TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 12 – CT/TW VỀ “TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC ĐẢM BẢO AN NINH KINH TẾ TRONG ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ”.

Thứ năm - 23/02/2023 04:18 326 0
Sau khi Tỉnh ủy ban hành Kế hoạch số 84 - KH/TU, ngày 23/10/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Chỉ thị số 12 - CT/TW ngày 05/01/2017 của Bộ Chính trị về ''Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế''. Theo đó, Tỉnh ủy giao cho Ban Dân vận Tỉnh ủy chủ động phối hợp với MTTQ Việt Nam tỉnh, chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng tuyên truyền vận động nhân dân chấp hành đúng các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về hoạch định, quy hoạch các chương trình trọng điểm liên quan đến dân sinh, quốc phòng và an ninh.
Thực hiện sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ban Dân vận Tỉnh ủy đã ban hành Kế hoạch số 94 - KH/BDVTU ngày 23/5/2017 về việc “Phối hợp thực hiện tuyên truyền, vận động Nhân dân trong việc triển khai các dự án kinh tế - xã hội trọng điểm của tỉnh” và tổ chức Hội nghị lồng ghép vào các hội nghị giao ban, các dịp đi công tác cơ sở, tập trung quán triệt, tuyên truyền các nội dung quan trọng trong Chỉ thị số 12 - CT/TW ngày 05/01/2017 của Bộ Chính trị; Chỉ thị số 46 - CT/TW ngày 23/6/2015 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh, trật tự trong tình hình mới, nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm về công tác đảm bảo an ninh kinh tế. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân về âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị, xử lý các hoạt động chống Đảng, chống Nhà nước, giữ vững ổn định chính trị - xã hội.
Trên cơ sở Hướng dẫn số 169 - HD/BDVTW ngày 11/6/2013 của Ban Dân vận Trung ương về công tác dân vận tham gia trong quy hoạch, xây dựng và thực hiện các dự án đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội, công tác đền bù, giải phóng mặt bằng thu hồi đất, tái định cư và Kế hoạch số 94 - KH/BDVTU ngày 23/5/2017 về việc “Phối hợp thực hiện tuyên truyền, vận động Nhân dân trong việc triển khai các dự án kinh tế - xã hội trọng điểm của tỉnh”, Ban Dân vận các huyện, thị, thành ủy đã phối hợp với chính quyền cùng cấp cụ thể hóa, xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện công tác dân vận phối hợp tuyên truyền, vận động Nhân dân trong triển khai các dự án kinh tế - xã hội trọng điểm của tỉnh phù hợp với thực tế địa phương, cơ sở. Phối hợp tham mưu cấp ủy, chính quyền chỉ đạo giải quyết các vấn đề bức xúc của nhân dân phát sinh trong quá trình triển khai các dự án về phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn; nắm bắt kịp thời tình hình tư tưởng, tâm trạng, nguyện vọng trong nhân dân và phong trào quần chúng để kịp thời báo cáo cấp ủy chỉ đạo, giải quyết, góp phần ngăn ngừa và hạn chế xảy ra những điểm nóng; phối hợp tốt với các đoàn thể, hội quần chúng trong tham gia công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền.
Công tác dân vận đã chủ động nắm tình hình và dự báo sớm những tác động ảnh hưởng tiêu cực tới tình hình phát triển kinh tế của địa phương nguy cơ mất ổn định, đe doạ an ninh quốc gia nhất là "lợi ích nhóm", "tội phạm chính sách", tham nhũng,... Tập trung tuyên truyền thực hiện hiệu quả chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong quá trình triển khai thực hiện công tác quy hoạch, xây dựng và thực hiện các dự án phục vụ đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, công tác thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư, các cơ quan có chuyên môn được giao nhiệm vụ luôn chủ động tham mưu và xác định công tác quy hoạch, xây dựng và thực hiện các dự án phục vụ đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, công tác thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị nên trong quá trình thực hiện luôn bám sát, thực hiện đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tôn trọng quyền lợi chính đáng, hợp pháp của người dân; các quy định liên quan đến đất đai, chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư; đảm bảo quyền lợi cũng như nắm bắt, phản ánh và đề xuất, giải pháp giải quyết kịp thời những tâm tư, nguyện vọng chính đáng của người dân khi bị thu hồi đất. Công tác dân vận trong quy hoạch xây dựng và thực hiện các dự án đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội, công tác đền bù, giải phóng mặt bằng thu hồi đất, tái định cư tại địa phương được thực hiện theo 03 bước:
Bước 1: Công tác dân vận trong giai đoạn chuẩn bị quy hoạch, xây dựng dự án, triển khai dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội. Công tác dân vận trong giai đoạn này cơ bản đảm bảo theo các bước như: khi dự thảo quy hoạch dự án, phương án thu hồi đất, giá cả đền bù và phương án tổ chức thực hiện dự án, các cấp chính quyền  tổ chức họp dân, lắng nghe, nghiên cứu, tiếp thu ý kiến tham gia của nhân dân, của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội liên quan đến dự án để bổ sung, hoàn thiện dự án. Cụ thể: Công tác dân vận trong giai đoạn chuẩn bị quy hoạch, xây dựng dự án, triển khai dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội tập trung vào tổ chức lấy ý kiến cộng đồng dân cư trong quá trình lập quy hoạch trước khi trình cấp thẩm quyền phê duyệt theo Luật Xây dựng, Luật Quy hoạch đô thị, Luật Quy hoạch và các Văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh trong việc lấy ý kiến cộng đồng dân cư như Công văn số 2732/UBND - TH ngày 27/9/2022, số 2978/UBND - KT ngày 13/10/2022. Trong kỳ báo cáo, Sở Xây dựng đã phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức lấy ý kiến cộng đồng dân cư đối với các đồ án quy hoạch được UBND tỉnh giao thực hiện như: Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Đồng Xoài đến năm 2040, quy hoạch chi tiết xây dựng khu du lịch hồ Suối Cam (giai đoạn 2), quy hoạch phân khu phường Tân Phú, thành phố Đồng Xoài.
 Sau khi dự thảo phương án quy hoạch, Sở Xây dựng (cơ quan được giao chủ trì tổ chức lập quy hoạch) phối hợp với các cấp chính quyền tổ chức họp dân, lắng nghe, nghiên cứu, tiếp thu ý kiến tham gia của nhân dân, của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội liên quan đến đồ án quy hoạch để bổ sung, hoàn thiện đồ án.
Theo đó, chính quyền cấp huyện giao phòng chuyên môn lập đồ án quy hoạch xây dựng. Trong quá trình lập đồ án quy hoạch xây dựng, phòng chuyên môn được giao nhiệm vụ luôn phối hợp với đơn vị tư vấn lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức có liên quan và đại diện cộng đồng dân cư; Tham mưu UBND thị xã trước khi xem xét, phê duyệt quy hoạch dự án; tùy theo tính chất, mức độ ảnh hưởng của dự án, tổ chức làm việc với Mặt trận, các đoàn thể chính trị - xã hội thị xã về quy mô dự án, diện tích đất bị thu hồi, số hộ bị ảnh hưởng và phương án bồi thường, giải tỏa, tái định cư; tổng hợp ý kiến để bổ sung, hoàn thiện đồ án. Các nội dung góp ý phải được phân tích, giải trình đầy đủ, làm cơ sở hoàn chỉnh các phương án quy hoạch theo hướng đảm bảo sự phù hợp, có tính khả thi, hài hòa giữa lợi ích của Nhà nước và cộng đồng.
Chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày đồ án quy hoạch được UBND tỉnh Quyết định phê duyệt, UBND các cấp của tỉnh chỉ đạo bộ phân chuyên môn phối hợp với các đơn vị liên quan thông báo tuyên truyền rộng rãi với nhiều hình thức phù hợp theo quy định của Luật Xây dựng, Luật Quy hoạch để Nhân dân trong vùng dự án được biết và phối hợp thực hiện, cụ thể như: Họp dân phổ biến, công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhất là phát huy hệ thống truyền thanh ở cơ sở hoặc phát tài liệu có liên quan, niêm yết văn bản, công khai bằng panô, bản vẽ tại nơi thực hiện dự án để mọi người thực hiện và tham gia giám sát; tổ chức tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật Nhà nước và của địa phương về thu hồi đất, chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư để Nhân dân hiểu quyền và nghĩa vụ của mình khi thực hiện dự án. Điển hình ở Đồng Phú, cụ thể Dự án 05 tuyến đường kết nối từ đường ĐT741 vào Khu liên hợp công nghiệp, dịch vụ, đô thị Đồng Phú có 620 thửa đất bị ảnh hưởng bởi dự án với tổng diện tích là 108,42 ha, trong đó có: 123 thửa thuộc đất công và các tổ chức với diện tích là 21,105 ha, 487 thửa đất của cá nhân, hộ gia đình với diện tích là 87,320 ha. UBND huyện đã ban hành Quyết định số 2405 thành lập Tổ tuyên truyền, vận động người dân thực hiện dự án Dự án 05 tuyến đường kết nối từ đường ĐT741 vào Khu liên hợp công nghiệp, dịch vụ, đô thị Đồng Phú (gọi là Tổ tuyên truyền 2405).
Bước 2: Công tác dân vận trong trong giai đoạn thực hiện. Tại cơ sở, các cơ quan, đơn vị đã phối hợp tham mưu UBND cấp huyện thành lập Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án có cơ cấu các thành phần đại diện của các tổ chức trong hệ thống chính trị (như tại thị xã Chơn Thành, đứng đầu là Chủ tịch UBND thị xã làm Chủ tịch Hội đồng, đồng thời bao gồm đại diện lãnh đạo các cơ quan, đơn vị, Chủ đầu tư, địa phương có đất thu hồi, mời đại diện tham gia ủy viên Hội đồng gồm Mặt trận Tổ quốc, đại diện các hộ dân), trong Quyết định nêu rõ nguyên tắc, tổ chức hoạt động và nhiệm vụ cho các thành viên trong Hội đồng.
Trước khi phê duyệt phương án bồi thường dự án, phải công khai với người dân về nội dung liên quan của dự án bằng nhiều hình thức sinh hoạt như: mời họp dân, trực tiếp phổ biến, công khai trên phương tiện thông tin của địa phương, cung cấp tài liệu có liên quan, phát phiếu lấy ý kiến, niêm yết văn bản. Phối hợp tổ chức khảo sát, lập phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư, tổ chức lấy ý kiến người bị thu hồi đất tham gia, tổng hợp tiếp thu để xây dựng phương án cụ thể bao gồm cả phương án kiểm đếm, thanh toán và phương án tuyên truyền, vận động đến từng hộ dân có liên quan.
Xây dựng phương án đền bù cụ thể cho từng hộ gia đình, cá nhân; chủ động tuyên truyền vận động, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng chính đáng, nghiên cứu tiếp thu, giải quyết ý kiến thắc mắc kiến nghị đến từng hộ dân có liên quan bằng nhiều hình thức khác nhau nhằm đảm bảo hiệu quả và mang lại lợi ích chung cho cộng đồng. Công khai phương án tại địa điểm nơi có đất thu hồi bởi dự án, tại các văn phòng ấp, khu phố, tại trụ sở UBND xã phường, thị trấn, thị trấn để người dân được biết.
Tham gia giải quyết thỏa đáng những thắc mắc, khiếu nại của Nhân dân khi có sự chỉ đạo, phân công của lãnh đạo thị xã, tổ chức thực hiện tốt các chủ trương chính sách về đất đai, về đầu tư phát triển kinh tế - xã hội; tạo sự đồng thuận, ổn định chính trị, bảo đảm an ninh trật tự, đảm bảo đời sống, quyền lợi chính đáng của Nhân dân; đồng thời bảo đảm cho dự án được triển khai thực hiện đúng tiến độ quy định.
 Bước 3: Tổ chức đối thoại, lắng nghe, tiếp thu ý kiến và giải quyết khiếu nại, tố cáo, yêu cầu của Nhân dân trong quá trình thực hiện dự án. Chính quyền các cấp trên địa bàn đã tập trung đối thoại, lắng nghe, tiếp thu ý kiến và giải quyết khiếu nại, tố cáo, yêu cầu chính đáng của người dân, đồng thời giao nhiệm vụ cho các cơ quan chuyên môn triển khai thực hiện, tham mưu công tác giải phóng, bồi thường thường xuyên theo dõi, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng chính đáng và tổng hợp những thắc mắc, yêu cầu của Nhân dân để kịp thời giải thích rõ và giải quyết những yêu cầu chính đáng, hợp pháp của Nhân dân trong suốt quá trình triển khai thực hiện dự án.
Khi có đơn khiếu kiện hoặc kiến nghị của Nhân dân, UBND các cấp đã chỉ đạo cơ quan chuyên môn chủ động lắng nghe, phối hợp với các cơ quan đơn vị liên quan đối thoại trực tiếp với Nhân dân; nắm bắt tình hình, bàn giải pháp và thành lập tổ công tác, phân công nhiệm vụ tuyên truyền, vận động, giải quyết kịp thời những yêu cầu, kiến nghị chính đáng của nhân dân; không để tình hình diễn biến phức tạp, khiến kiện, khiếu nại vượt cấp.
Bên cạnh đó, hệ thống Mặt trận các cấp đã phối hợp với các tổ chức thành viên tích cực tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước. Công tác tuyên truyền, vận động các tầng lớp Nhân dân phát huy quyền làm chủ, tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền được Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp nỗ lực thực hiện với nhiều cách làm có hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng công tác giám sát, phản biện xã hội, góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền theo Quyết định số 217 - QĐ/TW và Quyết định số 218 - QĐ/TW ngày 12 tháng 12 năm 2013 của Bộ Chính trị. Các kế hoạch giám sát, phản biện xã hội của Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp đều bám sát Nghị quyết, chương trình, kế hoạch của cấp ủy, chính quyền về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, công tác xây dựng Đảng, chính quyền tại địa phương, những vấn đề xã hội mà Nhân dân quan tâm, bức xúc. Thời gian qua, Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp đã chủ trì tổ chức giám sát 20 nội dung, với 298 đợt giám sát chuyên đề và đột xuất, trong đó tập trung vào các lĩnh vực mà người dân quan tâm, đã kiến nghị với chính quyền xử lý nhiều vi phạm, góp phần hạn chế những tiêu cực ở cơ sở trên các lĩnh vực như đất đai, giao thông, thu chi ngân sách, chế độ, chính sách đối với các đối tượng được hưởng ưu đãi của Nhà nước.   
  Một số bài học rút ra là:
Một là, chủ động tham mưu giải quyết các vấn đề bức xúc nảy sinh từ cơ sở trong quá trình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội; nắm và có biện pháp giải quyết các tranh chấp, khiếu kiện, đình công, lãn công, ngừng việc tập thể ngay khi mới phát sinh và tại cơ sở, bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và người lao động, nhân dân, không cổ hình thành "điểm nóng" về an ninh, trật tự, không để các thế lực thù địch, phản động lợi dụng kích động chống phá.
Hai là, phát huy tốt vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội từ tỉnh đến cơ sở, thực hiện tốt công tác phối hợp tổ chức tuyên truyền, vận động Nhân dân đồng tình, ủng hộ thực hiện các chủ trương, chính sách về công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, thu hồi đất, tái định cư, đồng thời bảo đảm chính sách và quyền lợi chính đáng, cuộc sống, việc làm của đoàn viên, hội viên và Nhân dân. Qua đó góp phần ổn định tình hình, thúc đẩy thực hiện các dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn toàn tỉnh.
Ba là, tích cực tham gia công tác đảm bảo khu vực phòng thủ của địa phương và phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” gắn với thế trận an ninh nhân dân, thế trận quốc phòng toàn dân và chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.
Bốn là, tiếp tục Nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên, nhân dân về vị trí, tầm quan trọng của công tác bảo đảm an ninh kinh tế, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, cơ quan, tổ chức kinh tế, doanh nghiệp và nhân dân trong công tác bảo vệ an ninh kinh tế. 
Năm là, đổi mới nội dung, hình thức, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân. Sử dụng, phát huy tối đa hiệu quả các phương tiện, điều kiện thông tin tuyên truyền hiện có, nghiên cứu, áp dụng các hình thức, phương pháp, phương tiện tuyên truyền đa dạng, phong phú, sáng tạo, đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin, tiện ích của mạng xã hội.

Nguồn tin: Phan Thị Thảo – Ban DVTU

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây