MỘT SỐ KẾT QUẢ CÔNG TÁC DÂN VẬN TRONG VÙNG ĐỒNG BÀO DTTS Ở HUYỆN BÙ ĐỐP

Chủ nhật - 24/07/2022 04:16 409 0
Bù Đốp là huyện biên giới, nằm ở phía bắc tỉnh, có 85,58 km đường biên giới tiếp giáp với Vương quốc Campuchia. Dân số khoảng 60 nghìn người, trên địa bàn huyện có 17 dân tộc thiểu số gồm Tày, Thái, Nùng, Dao, Chăm, Khmer, STiêng, Cao lan, Châu ro, Mường, Hoa, Ê đê, Ngái, Sán dìu, Thổ, Mông, chiếm hơn 18% dân số toàn huyện.
Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc ở Sóc Nê, xã Tân Tiến, huyện Bù Đốp
Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc ở Sóc Nê, xã Tân Tiến, huyện Bù Đốp
Sau thời kỳ chịu ảnh hưởng của dịch Covid – 19, trong 6 tháng đầu năm 2022, tình hình kinh tế - xã hội của huyện có nhiều chuyển biến tích cực: Tổng thu ngân sách địa phương 456.324 triệu đồng, đạt 86% chỉ tiêu tỉnh giao và đạt 67% chỉ tiêu nghị quyết HĐND huyện giao; thu ngân sách nhà nước 461.621 triệu đồng, đạt 292% chỉ tiêu tỉnh giao và 154% chỉ tiêu nghị quyết HĐND huyện giao. Tổng chi ngân sách địa phương 414.367 triệu đồng, đạt 78% chỉ tiêu tỉnh giao và đạt 61% chỉ tiêu nghị quyết HĐND huyện giao. Tỷ lệ hộ dân sử dụng điện 97,77%; tỷ lệ hộ dân sử dụng nước hợp vệ sinh 98,8%. Huyện có 01 trung tâm y tế, 7/7 xã có trạm y tế đạt chuẩn quốc gia; trên địa bàn có 02 trạm xá quân dân y kết hợp tại ấp Bù Tam, xã Hưng Phước và tại Tiểu khu 67, xã Phước Thiện để phục vụ công tác khám chữa bệnh cho nhân dân trên địa bàn, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số.

Thực hiện chính sách an sinh xã hội, các địa phương, đơn vị huyện thăm và tặng 10.051 phần quà, tổng trị giá trên 4 tỷ 292 triệu đồng nhân dịp Tết Nguyên đán. Năm 2022, huyện phấn đấu xóa 298/659 hộ nghèo, trong đó xóa 60 hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số; vận động xây dựng 17 căn nhà cho các đối tượng khó khăn về nhà ở, tổng kinh phí trên 2 tỷ đồng.

Tổng dân số toàn huyện 16.247 hộ/57.311 khẩu. Trong đó, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm khoảng 18,28% với 2.642 hộ/10481 khẩu. Thu nhập của phần lớn bà con đồng bào dân tộc thiểu số là từ sản xuất nông nghiệp. Năm 2022, toàn huyện còn 643 hộ nghèo, trong đó có 193 hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số, chiếm 30,3% số hộ nghèo của huyện.

Trong 6 tháng đầu năm, huyện ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN huyện đã tổ chức gặp mặt, tặng quà các già làng, người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào dân tộc thiểu số; gặp mặt chức săc, chức việc các tôn giáo có nhiều đóng góp cho các phong trào thi đua của địa phương; tổ chức thăm và tặng quà các dịp lễ, tết của đồng bào dân tộc, đồng bào có đạo trên địa bàn huyện.  
 
Trao tặng bộ cồng chiêng cho đồng bào dân tộc thôn Thiện Cư, xã Thiện Hưng, huyện Bù Đốp
Thực hiện Kết luận 65 – KL/TW của Bộ Chính trị, Kế hoạch số 222 – KH/TU ngày 03/3/2020 của Tỉnh ủy, Ban Thường vụ huyện ủy đã xây dựng, ban hành Kế hoạch 136 – KH/HU ngày 14/5/2020 về thực hiện Kết luận 65 – KL/TW  về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24 – NQ/TW về công tác dân tộc và tổ chức quán triệt, triển khai đến toàn thể cán bộ, đảng viên, công chức của huyện, của xã.
 
Thực hiện chỉ đạo của các cấp ủy, các cơ quan, ban ngành, mặt trận, đoàn thể huyện đã xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện công tác dân tộc gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị phát triển kinh tế - xã hôi, bảo đảm quốc phòng – an ninh của địa phương. Theo đó, các cấp ủy chú trọng nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức đảng, tăng cường phát triển đảng viên là người dân tộc thiểu số; quan tâm công tác đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch, bố trí, sử dụng cán bộ người dân tộc thiểu số, nhất là cán bộ nữ người dân tộc thiểu số. Các cấp chính quyền tập trung giải quyết cơ bản tình trạng thiếu đất sản xuất, đất ở, nhà ở, nước sinh hoạt và tranh chấp, khiếu kiện về đất đai. Ưu tiên đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là đường giao thông, công trình thủy lợi, trường học, trạm y tế, nhà văn hóa, …đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục, y tế; quan tâm bảo tồn các công trình, các giá trị văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn; phát huy vai trò của già làng, người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Về thực hiện Chỉ thị 49 – CT/TW ngày 20/10/2015 của Ban bí thư, Kế hoạch 38 – KH/TU ngày 12/10/2016 của Tỉnh ủy, Ban Thường vụ huyện ủy Bù Đốp ban hành Kế hoạch 43 – KH/HU ngày 13/12/2016  về triển khai thực hiện Chỉ thị 49 – CT/TW về tăng cường và đổi mới công tác dân vận của đảng ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Ban Thường vụ huyện ủy chỉ đạo các cấp chính quyền tiếp tục tập trung các nguồn lực đầu tư phát triển và hoàn thiện hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số; giải quyết các nhu cầu về đất sản xuất, đất ở, nhà ở, công cụ, phương tiện sản xuất, định canh, định cư theo các chương trình, dự án của tỉnh và Chính phủ. Đẩy mạnh thực hiện công tác giảm nghèo, hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số áp dụng tiến bộ khoa học kỷ thuật vào sản xuất, chăn nuôi. Tập trung phát triển giáo dục, y tế, giải quyết việc làm cho người dân tộc thiểu số. Chỉ đạo hệ thống mặt trận, đoàn thể tăng cường tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc thiểu số chấp hành chủ trương của đảng, pháp luật của nhà nước; tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động như phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh; toàn dân tham gia bảo vệ an ninh tổ quốc;… tăng cường xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Kết quả thực hiện công tác giảm nghèo và phong trào thi đua dân vận khéo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Năm 2021, huyện thực hiện giảm 65 hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số, với tổng số vốn là trên 5 tỷ đồng. Năm 2022, thực hiện giảm 60 hộ nghèo dân tộc thiểu số. Trong 6 tháng đầu năm đã triển khai đợt 1 với tổng số vốn là 5642 triệu đồng, giải quyết 86 nhu cầu, cụ thể xây nhà ở cho 46 hộ, kinh phí 3.680 triệu đồng; vay vốn ngân hàng chính sách xã hội 11 hộ tổng kinh phí 1.100 triệu đồng; đào tạo nghề cho 03 hộ; nước sinh hoạt 09 hộ; kéo điện lưới 13 hộ; điện mặt trời 04 hộ.
Kết quả xây dựng các mô hình: Mô hình hỗ trợ nâng cao kiến thức, bảo vệ an ninh biên giới, thúc đẩy phát triển kinh tế gia đình cho phụ nữ dân tộc thiểu số tại thôn Thiện Cư, xã Thiện Hưng, thành lập từ tháng 9/2020, hiện có 124 thành viên. Trong 2 năm hoạt động, đã hỗ trợ 03 con bò giống, 01 cặp dê giống cho hội viên khó khăn để phát triển kinh tế gia đình.

Hội phụ nữ các cấp đã phối hợp với các đồn biên phòng thành lập các câu lạc bộ: “điểm sáng biên giới” nhằm tuyên truyền, vận động và nâng cao nhận thức của bà con khu vức biên giới, nhất là hội viên phụ nữ, trong việc chấp hành chủ trương của đảng, pháp luật nhà nước; thông tin về tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội khu vực biên giới và các nội dung liên quan bảo vệ an ninh biên giới, quy chế biên giới; vận động hội viên phụ nữ quản lý, giáo dục con em không mắc các tệ nạn xã hội, các loại hình tội phạm.

Các mô hình về phòng chống tội phạm ở khu dân cư như mô hình “thôn, tổ dân cư tự quản về an ninh trật tự”, “tổ bảo vệ tự quản về an ninh trật tự”, “khu dân cư không có tội phạm”, “tổ an ninh nhân dân”, “điểm sáng chấp hành pháp luật”, “xứ đạo bình yên”, ngõ xóm bình yên”, … đã được xây dựng rộng khắp được đông đảo người dân tích cực tham gia, góp phần quan trọng trong nhiệm vụ bảo đảm an ninh trật tự, phòng chống tội phạm tại địa phương.

Mô hình “phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, nhân dân vùng biên giới”, góp phần thực hiện tốt công tác vận động nhân dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia. Mô hình vận động mua bảo hiểm y tế cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số.

Xây dựng các mô hình quần chúng tự quản và tổ chức cho các hộ gia đình đăng ký tham gia quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia; tham gia đấu tranh, phòng chồng các loại tội phạm ở khu vực biên giới. Đến nay, toàn huyện có hơn 8000 hộ đăng ký tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia; có 379 tổ an  ninh nhân dân, 62 tổ tự quản, 23 tổ hòa giải. Trên tinh thần chỉ thị về việc tổ chức phong trào toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới, huyện đã phối hợp tổ chức các buổi giao lưu nhân dân giữa các thôn, ấp của huyện với các phum, ấp tiếp giáp bên nước bạn; ký kết thỏa thuận gìn giữ hòa bình, ổn định biên giới chung, phối hợp trong bảo vệ đường biên, cột mốc.

Thường xuyên tổ chức các hoạt động nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị bản sắc văn hóa truyền thống trong sinh hoạt cộng đồng của bà con các dân tộc thiểu số trên địa bàn, góp phần xây dựng nền văn hóa đa dạng, phong phú, giàu bản sắc dân tộc như Lễ hội mừng lúa mới của đồng bào STiêng, lễ Sendolta, tết Cholchnam thmay của đồng bào Khmer; các trò chơi dân gian của dân tộc Tày, Nùng vào dịp năm mới. Ban chỉ đạo công tác dân tộc - tôn giáo huyện đã vận động và trao tặng 03 bộ nhạc cụ dân tộc cho đồng bào dân tộc , trong đó có 02 bộ cồng chiêng cho cho đồng bào STiêng thôn Thiện Cư, xã Thiện Hưng và Trường dân tộc nội trú huyện; 01 bộ đàn tính cho câu lạc bộ hát then – đàn tính thôn Socne, xã Tân Tiến.

Nguồn tin: Phan Thị Thảo - Ban DVTU

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập18
  • Hôm nay1,905
  • Tháng hiện tại79,360
  • Tổng lượt truy cập1,257,349
hcm bdv001 hcm bdv002
Liên kết


bien dao01bien dao02
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây