Nông nghiệp tiếp tục phát triển cả về quy mô và trình độ sản xuất, sản phẩm nông nghiệp được đa dạng hóa, chất lượng cao, duy trì tăng trưởng ở mức khá cao và tiếp tục khẳng định vị thế quan trọng, là trụ đỡ của nền kinh tế, bảo đảm được an ninh lương thực góp phần quan trọng vào xuất khẩu. Nông dân đã phát huy tốt hơn vai trò chủ thể, tích cực trong chuyển đổi cơ cấu sản xuất, ứng dụng khoa học - công nghệ, tham gia hợp tác, liên kết, xây dựng nông thôn mới. Thu nhập của nông dân ngày càng tăng, đời sống vật chất và tinh thần không ngừng được cải thiện; niềm tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước ngày càng được nâng cao. Nông thôn có sự thay đổi rõ rệt; Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trở thành phong trào sâu rộng, có sức lan toả mạnh mẽ, nhận được sự tham gia tích cực của cả hệ thống chính trị, của toàn dân, diện mạo nông thôn dần khởi sắc với kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được tăng cường.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, nông nghiệp phát triển còn thiếu bền vững, tổ chức sản xuất chủ yếu vẫn dựa vào nông hộ nhỏ, thiếu liên kết trong sản xuất kinh doanh, kinh tế tập thể, hợp tác xã chậm phát triển. Đào tạo nghề, giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn chưa đạt yêu cầu. Thu nhập của phần lớn nông dân còn thấp, chênh lệch với thành thị còn cao.
Nhằm không ngừng cải thiện toàn diện đời sống vật chất, tinh thần của người dân nói chung và nông dân ở nông thôn nói riêng, đặc biệt thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2023, tầm nhìn đến năm 2045, tỉnh Bình Phước đã đề ra các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cụ thể như sau:
Về mục tiêu tổng quát: tỉnh đề ra mục tiêu nông dân và người dân nông thôn có trình độ, đời sống vật chất và tinh thần ngày càng cao, làm chủ quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn. Nông nghiệp phát triển hiện đại, sản xuất hàng hoá quy mô lớn, hiệu quả, bền vững theo hướng sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu. Nông thôn phát triển toàn diện, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại, giàu bản sắc văn hoá dân tộc, môi trường sống tốt đẹp; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững; xây dựng tổ chức đảng và hệ thống chính trị ở cơ sở trong sạch, vững mạnh.
Về nhiệm vụ và giải pháp, tỉnh đề ra 9 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm:
Một là, nâng cao vai trò, vị thế, năng lực làm chủ, cải thiện toàn diện đời sống vật chất, tinh thần của nông dân và người dân nông thôn. Tiếp tục hỗ trợ xây dựng các chi hội nông dân vững mạnh toàn diện cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức, thực sự trở thành trung tâm, nòng cốt trong phong trào nông dân; xây dựng xã hội nông thôn ổn định với đời sống văn hóa phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc, tạo động lực cho phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân.
Có cơ chế, chính sách hỗ trợ, tạo môi trường thuận lợi để nông dân và người dân nông thôn phát triển sản xuất kinh doanh, tạo sinh kế, việc làm ổn định, tiếp cận các nguồn lực, tiến bộ kỹ thuật; nâng cao năng lực quản trị, chuyển đổi từ sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ sang sản xuất kinh doanh theo chuỗi giá trị, ứng dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, chuyển đổi số, đáp ứng yêu cầu cơ cấu lại nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới. Tiếp tục đào tạo nghề để nông dân có trình độ sản xuất, ứng dụng tiến bộ khoa học, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và khả năng cạnh tranh... để từ đó tiếp tục nâng cao thêm đời sống vật chất, tinh thần cho cư dân nông thôn trong thời gian tới.
Đào tạo, nâng cao trình độ, năng lực làm chủ của nông dân và người dân nông thôn là nhiệm vụ ưu tiên, xuyên suốt trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Đổi mới toàn diện hình thức tổ chức, nội dung đào tạo nghề cho lao động nông thôn, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, nhất là cho lao động trẻ, đáp ứng nhu cầu của thị trường. Đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn theo hướng tăng lao động trong khu vực công nghiệp, dịch vụ; giảm lao động nông nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn, tạo nhiều việc làm tại chỗ, nâng cao thu nhập. Triển khai các quy định về thực hiện dân chủ ở cơ sở. Đẩy mạnh các phong trào nông dân khởi nghiệp, thi đua sản xuất kinh doanh, cùng nhau làm giàu, giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới.
Tiếp tục huy động và sử dụng có hiệu quả, ưu tiên các nguồn lực cho phát triển sản xuất, bảo đảm sinh kế cho người dân. Thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào khu vực nông thôn để xây dựng liên kết theo chuỗi giá trị. Bên cạnh đó, cần nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn, nhất là vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất, vùng xa trung tâm, giúp nông dân nâng cao năng suất, thu nhập. Đồng thời, có chính sách bảo đảm việc làm cho nông dân trong quá trình chuyển lao động nông nghiệp sang lao động công nghiệp và dịch vụ. Tăng cường đầu tư xây dựng gắn với nâng cao hiệu quả hoạt động các thiết chế văn hóa ở cơ sở và chỉnh trang hạ tầng nông thôn; thực hiện có hiệu quả chính sách bảo hiểm y tế, chính sách dân số, chính sách đối với đồng bào các dân tộc thiểu số; khuyến khích nông dân tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế; phát triển văn hóa khu vực nông thôn gắn với bảo tồn văn hóa dân tộc và phát triển du lịch.
Thường xuyên quan tâm, chăm lo cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho các đối tượng chính sách, người có công, người cao tuổi, hộ thu nhập thấp, đối tượng bảo trợ xã hội. Khuyến khích các mô hình, sáng kiến trong cộng đồng, xây dựng và củng cố mạng lưới an sinh xã hội. Thực hiện tốt các chính sách phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Hai là, phát triển nền nông nghiệp hiệu quả, bền vững theo hướng sinh thái, ứng dụng khoa học - công nghệ tiên tiến, nâng cao chất lượng giá trị gia tăng. Quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ tại các vùng sản xuất tập trung phù hợp với quy hoạch chung của tỉnh. Huy động nguồn lực, thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ; tập trung nguồn lực xã hội hóa, khuyến khích, mời gọi các doanh nghiệp, các hợp tác xã và người dân có nhu cầu đầu tư vào sản xuất để phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ tập trung.
Phát triển các chuỗi sản xuất, liên kết tiêu thụ sản phẩm, xây dựng thương hiệu và thị trường; khuyến khích doanh nghiệp sản xuất hàng hóa lớn, sản xuất theo chuỗi giá trị tham gia vào quá trình sản xuất, xây dựng vùng nguyên liệu, thu mua, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh phù hợp với quy hoạch. Đẩy mạnh các chương trình hoa học và công nghệ phục vụ phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ trên cơ sở hiệu quả kinh tế; ưu tiên triển hai các đề tài, dự án có tính ứng dụng cao, thiết thực, phù hợp với quy trình canh tác và thích ứng biến đổi khí hậu để chuyển giao cho sản xuất.
Xác định việc phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, hữu cơ phải được gắn kết với công nghiệp, dịch vụ, phát triển nông thôn, đô thị, bảo vệ môi trường sinh thái. Tận dụng lợi thế về điều kiện địa hình, khí hậu, cảnh quan thiên nhiên, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội để thúc đẩy phát triển kinh tế du lịch gắn với nông nghiệp, nông thôn.Thực hiện đồng bộ quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ gắn kết chặt chẽ với quy hoạch du lịch để đảm bảo định hướng phát triển bền vững, vừa mang lại lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường nông thôn. Cơ cấu lại nông nghiệp hiệu quả, khai thác và phát huy lợi thế của từng vùng, địa phương; phát triển nông nghiệp hàng hoá tập trung quy mô lớn theo hướng hiện đại, chuyên canh hàng hoá chất lượng cao. Sản xuất nông nghiệp dựa trên nền tảng ứng dụng khoa học - công nghệ, chuyển đổi số, cơ giới hoá, tự động hoá các khâu sản xuất; gắn kết chặt chẽ nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ; sản xuất với bảo quản, chế biến và tiêu thụ nông sản. Tiếp tục đầu tư, cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới cơ sở hạ tầng sản xuất nông nghiệp, ưu tiên các công trình, dự án phục vụ cơ cấu lại nông nghiệp. Đầu tư, phát triển mạnh công nghiệp giống cây trồng, giống vật nuôi có năng suất, chất lượng cao, chống chịu được dịch bệnh và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Đổi mới mạnh mẽ, tạo đột phá trong tổ chức lại sản xuất, phát triển mạnh trang trại, hợp tác xã, doanh nghiệp nông nghiệp, thúc đẩy liên kết, hợp tác theo chuỗi giá trị, nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững. Mở rộng thị trường xuất khẩu nông sản đồng thời chú trọng phát triển thị trường trong nước, tránh phụ thuộc vào một số ít thị trường. Đối với trồng trọt: Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phù hợp lợi thế, thế mạnh và nhu cầu thị trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, hình thành các vùng sản xuất chuyên canh, quy mô lớn. Trong chăn nuôi: Phát triển theo hướng chăn nuôi tập trung, ứng dụng công nghệ cao, thân thiện với môi trường, an toàn dịch bệnh; phát triển nuôi trồng thuỷ sản theo hướng tận dụng các ao, hồ đập, lòng hồ kết hợp với du lịch sinh thái; quản lý, bảo vệ, phát triển rừng gắn với bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ cảnh quan, môi trường và du lịch sinh thái. Phấn đấu cho ngành nông nghiệp phát triển mạnh theo hướng nông nghiệp đô thị, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, kinh tế nông thôn và chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo quy hoạch, hình thành và phát triển vùng sản xuất nông sản hàng hóa tập trung, chuyên canh. Xây dựng nông thôn mới với kết cấu hạ tầng hoàn chỉnh, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển chế biến và dịch vụ ở nông thôn.
Ba là, phát triển mạnh công nghiệp, dịch vụ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm tại chỗ cho lao động nông thôn. Xây dựng và tổ chức triển khai hiệu quả các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn, phát triển công nghiệp, dịch vụ. Phát triển toàn diện, đồng bộ kinh tế nông thôn với cơ cấu nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ hợp lý, dựa trên khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số; đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trình độ tổ chức sản xuất kinh doanh của nông dân và người dân nông thôn.
Đầu tư phát triển các cụm công nghiệp, làng nghề phù hợp với quy hoạch và điều kiện cụ thể tại địa phương; tạo môi trường kinh doanh thuận lợi thu hút các thành phần kinh tế đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, hình thành các doanh nghiệp có quy mô lớn trong sản xuất nông nghiệp, chế biến, thương mại; tạo nhiều việc làm tại chỗ, nâng cao thu nhập cho lao động nông thôn, từng bước giảm tình trạng di cư lao động nông thôn ra thành thị. Bảo tồn, phát triển các ngành nghề, dịch vụ nông thôn, du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái. Thực hiện hiệu quả Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), gắn với bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá truyền thống.
Bốn là, xây dựng nông thôn theo hướng hiện đại gắn với đô thị hoá. Tăng cường đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của đảng bộ, chi bộ cơ sở để thực sự là hạt nhân lãnh đạo toàn diện trên địa bàn nông thôn; củng cố, kiện toàn và nâng cao năng lực bộ máy làm công tác quản lý Nhà nước về nông nghiệp; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ, công chức xã; đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội ở nông thôn.
Lãnh đạo cấp ủy được phân công thường xuyên xuống địa bàn phụ trách để trực tiếp chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới; chịu trách nhiệm trước Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tiến độ và những chậm trễ trong việc triển khai thực hiện chủ trương xây dựng nông thôn mới ở địa bàn phụ trách. Thành viên Ban chỉ đạo Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới tỉnh, các sở ngành được phân công phụ trách tiêu chí nông thôn mới, có kế hoạch chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và đôn đốc các địa phương thực hiện tốt Chương trình nhằm đảm bảo đạt tiến độ theo mục tiêu đề ra; chịu trách nhiệm về kết quả, tiến độ xây dựng nông thôn mới tại các xã, tiêu chí được phân công phụ trách.
Xây dựng nông thôn mới phát triển toàn diện, bền vững gắn với đô thị hoá, bảo đảm thực chất, đi vào chiều sâu, hiệu quả, vì lợi ích của người dân. Tiếp tục thực hiện xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu. Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn đồng bộ, hiện đại, kết nối với đô thị, từng bước tiệm cận về điều kiện hạ tầng, dịch vụ của đô thị. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với củng cố, tăng cường quốc phòng, an ninh, phát triển bền vững kinh tế - xã hội.
Năm là, triển khai thực hiện thể chế, chính sách về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Đổi mới cơ chế, chính sách thu hút đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn từ các thành phần kinh tế, cơ cấu lại đầu tư, trọng tâm là đầu tư công gắn với nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Ưu tiên tập trung cho các đột phá chiến lược phát triển ngành nông nghiệp, nhất là hạ tầng trọng yếu nông nghiệp, nông thôn.
Tiếp tục triển khai thực hiện chính sách, pháp luật về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Quản lý, sử dụng bền vững, hiệu quả đất nông nghiệp; sử dụng linh hoạt đất nông nghiệp; bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người có đất thu hồi theo đúng quy định của Hiến pháp và pháp luật. Ưu tiên nguồn vốn tín dụng ưu đãi, huyến khích các tổ chức tín dụng cho vay đối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Triển khai thực hiện cơ chế, chính sách hỗ trợ tín dụng cho hợp tác xã, doanh nghiệp, hộ nông thôn phát triển sản xuất kinh doanh; nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng. Áp dụng chính sách đủ mạnh để hơi dậy tinh thần khởi nghiệp, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.
Sáu là, tạo đột phá trong nghiên cứu, ứng dụng khoa học - công nghệ. Đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số; đào tạo nguồn nhân lực trong nông nghiệp, nông thôn. Đổi mới tổ chức và hoạt động, nâng cao năng lực nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học - công nghệ, nhất là công nghệ sinh học, công nghệ cao, công nghệ thân thiện với môi trường; đẩy nhanh chuyển đổi số toàn diện ngành nông nghiệp, trong đó hẩn trương xây dựng, hoàn thiện các cơ sở dữ liệu lớn; thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động đổi mới sáng tạo để khoa học - công nghệ thực sự trở thành động lực chính phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Hỗ trợ thành lập các vườn ươm, trung tâm hởi nghiệp, các doanh nghiệp khởi nghiệp trong nông nghiệp, nông thôn. Thúc đẩy các mô hình liên kết giữa các viện, trường, doanh nghiệp, hợp tác xã và nông dân. Đào tạo, nâng cao kỹ năng nghề trong nông nghiệp công nghệ cao, công nghệ mới. Có chính sách khuyến khích doanh nghiệp và người dân ứng dụng công nghệ cao.
Bảy là, quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trƣờng nông thôn, nâng cao khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai. Chuyển mạnh sang mô hình tăng trưởng xanh; quản lý, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên đất, tài nguyên rừng, tài nguyên nước gắn với bảo tồn đa dạng sinh học. Quy hoạch sử dụng đất nông thôn gắn kết với phát triển đô thị, khai thác và phát huy nguồn lực đất đai trong xây dựng, phát triển kinh tế nông thôn.
Bảo đảm an ninh, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm, bền vững nguồn nước. Khuyến khích phát triển nông nghiệp tuần hoàn, tái sử dụng phụ phẩm, áp dụng công nghệ mới, tiên tiến, thân thiện môi trường. Đầu tư công nghệ sạch và áp dụng sản xuất sạch hơn. Các doanh nghiệp, cơ sơ sản xuất phải triển khai và áp dụng mô hình công nghệ sản xuất sạch hơn vào trong cả vòng đời của quy trình sản xuất từ lúc lựa chọn nguyên liệu đầu vào đến khi tiêu thụ và sử dụng sản phẩm. Tiếp tục chú trọng xây dựng năng lực dự báo, cảnh báo, chủ động phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu với việc xây dựng và phát triển năng lực nghiên cứu, ưu tiên nghiên cứu cơ bản để phục vụ dự báo, cảnh báo và phân vùng rủi ro thiên tai; phát triển hệ thống theo dõi, giám sát thiên tai chuyên dùng; ứng dụng công nghệ chuẩn hóa và hiện đại. Hiện đại hóa hệ thống quan trắc, dự báo hí tượng thủy văn; xây dựng hệ thống giám sát biến đổi khí hậu, nước biển dâng; hệ thống quan trắc tai biến địa chất và phòng chống thiên tai.
Tám là, chủ động hội nhập, hợp tác quốc tế, mở rộng thị trƣờng, thu hút nguồn lực và khoa học - công nghệ. Tạo điều kiện tốt nhất cho người dân và doanh nghiệp tiếp cận, đẩy mạnh triển khai các mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, công nghệ số để áp dụng trong sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ... Thúc đẩy hợp tác trong, ngoài nước về nghiên cứu khoa học và ứng dụng chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển các sản phẩm từ nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, hữu cơ; phục vụ sản xuất vật tư đầu vào cho sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, hữu cơ.
Tiếp tục mở rộng thị trường xuất khẩu nông sản. Xây dựng hệ thống Logistics, có diện tích và quy mô phù hợp với thị trường xuất khẩu. Giữ ổn định các thị trường truyền thống, phát triển thị trường mới, đẩy mạnh xuất khẩu chính ngạch. Làm tốt công tác truyền thông, kịp thời cung cấp thông tin về các cam kết quốc tế và sự thay đổi chính sách của các thị trường nhập khẩu. Triển khai hiệu quả, thiết thực công tác quảng bá, xúc tiến thương mại dựa trên cơ sở ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin và chuyển đổi số.
Chín là, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Nông dân và các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội nghề nghiệp ở nông thôn trong tỉnh. Xác định rõ vai trò, trách nhiệm của cấp uỷ, chính quyền, người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Nâng cao năng lực, trách nhiệm của chính quyền và hệ thống cơ quan quản lý nhà nước các cấp về nông nghiệp, nông dân, nông thôn bảo đảm tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
Phát huy vai trò, sự vào cuộc tích cực của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Nông dân, các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội nghề nghiệp trong phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn, đặc biệt là công tác giám sát và phản biện xã hội nhằm nâng cao sự hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với người dân tại khu vực nông thôn.