Ban Dân vận Bình Phước

https://danvanbinhphuoc.vn


Hiệu quả từ mô hình “Hỗ trợ Phụ nữ khởi nghiệp” của Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Đồng Phú

Trong năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng hộ huyện, đời sống của Nhân dân được cải thiện và nâng lên.Tuy nhiên, dưới tác động của các yếu tố khách quan và chủ quan tỉ lệ hộ nghèo nói chung và hội viên phụ nữ nghèo, phụ nữ khó khăn, thu nhập thấp, trên địa bàn huyện Đồng Phú vẫn còn, nhiều chị thiếu việc làm, thu nhập không ổn định.Có nhiều hội viên,phụ nữ nghèo, phụ nữ khó khăn, thu nhập thấp có ý tưởng, kế hoạch sản xuất, chăn nuôi, buôn bán nhỏ nhưng lại thiếu vốn, thiếu hướng đi mới để có thu nhập và làm giàu chính đáng. Xác định được những khó khăn và nhu cầu chính đáng của hội viên, phụ nữ cũng như xác định thực hiện hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp là “Trao cần câu hơn xâu cá”, với mục tiêu khơi dậy tinh thần khởi nghiệp, sức sáng tạo, phát huy thế mạnh, sở trường của chị em phụ nữ và tạo cơ hội tốt để chị em vươn lên.
Một cửa hàng sản phẩm phụ nữ khởi nghiệp tại huyện Đồng Phú
Hội LHPN huyện đã bám sát vào sự chỉ đạo của Thường trực, Ban thường vụ Hội LHPN tỉnh, của thường trực Huyện ủy, UBND huyện để khảo sát lấy ý kiến của cán bộ, hội viên, phụ nữ và nhận được sự hưởng ứng tích cực của chị em.  Từ đó, Hội tiến hành xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017-2025” trên địa bàn huyện Đồng Phú. Theo đó, trong quá trình triển khai Hội LHPN huyện đã chú trọng đến các hoạt động như: tập trung hỗ trợ nâng cao nhận thức cho phụ nữ về chủ trương, chính sách, pháp luật liên quan đến phát triển nghề nghiệp, khởi nghiệp, tiềm năng, sức sáng tạo của phụ nữ; cụ thể hóa các ý tưởng khởi nghiệp của chị em. Đồng thời, đặt ra các nhiệm vụ và giải pháp thực hiện như: Hỗ trợ phụ nữ kiến thức, kỹ năng quản lý và điều hành sản xuất, kinh doanh; hỗ trợ phụ nữ đổi mới, sáng tạo, phát triển kinh doanh và khởi nghiệp; lựa chọn các ý tưởng, mô hình khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh khả thi,... Đặc biệt, ưu tiên hỗ trợ phụ nữ thuộc hộ nghèo, hộ khó khăn, người dân tộc thiểu số sống tại địa bàn chuyển đổi nghề nghiệp kinh doanh tại các chợ và tại hộ gia đình. Hội đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, ban ngành, đoàn thể và cấp ủy Đảng, chính quyền để triển khai thực hiện . Bên cạnh đó, Hội cũng giúp cho chị em xác định yếu tố rất quan trọng để phụ nữ khởi nghiệp thành công chính là bản thân chị em phải vượt lên chính mình, vượt lên những rào cản xã hội để phát huy hết khả năng của bản thân.

Sau khi xác định được hướng đi, thường trực huyện Hội đã hướng dẫn, chỉ đạo cơ sở Hội khảo sát, rà soát hội viên phụ nữ nghèo, khó khăn có nhu cầu hỗ trợ khởi nghiệp, có ý tưởng, kế hoạch sản xuất, kinh doanh, buôn bán, chăn nuôi khả thi…; nắm rõ những nguồn lực sẵn có và nhu cầu của từng hội viên để có giải pháp hỗ trợ phù hợp và hiệu quả. Cơ sở Hội đã báo cáo cấp ủy và xây dựng kế hoạch hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp tại địa phương, tiến hành vận động các nguồn lực hỗ trợ hội viên, phụ nữ nghèo, phụ nữ khó khăn khởi nghiệp, tổ chức ra mắt mô hình, trao vốn cho chị em.

Với cách làm đó, Hội LHPN huyện tạo sự gắn kết chặt chẽ giữa hội viên, phụ nữ trong giúp nhau phát triển kinh tế. Các cấp Hội trong huyện đã có nhiều phần việc cụ thể, hiệu qủa thiết thực như: Hỗ trợ chị em tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi ;hỗ trợ con giống, cây giống, giới thiệu việc làm…Đặc biệt là vận động hội viên, phụ nữ tham gia  góp vốn tiết kiệm không tính lãi (nếu có tính lãi thì lãi xuất thấp) để giúp phụ nữ nghèo, phụ nữ khó khăn khởi nghiệp. Điển hình trong năm 2020, Hội đã hướng dẫn Hội viên Nguyễn Thị Linh, hội viên phụ nữ ấp 2, xã Đồng Tâm tham gia lớp tập huấn Khởi nghiệp, khởi sự do Trung ương Hội PN Việt Nam tổ chức tại Thành phố Hồ chí Minh. Sau lớp tập huấn chị đã thành lập mới Mô hình nuôi vịt lạnh tại ấp 2, xã Đồng Tâm. Điểm mới của mô hình là nuôi khép kín từ khâu nuôi ấu trùng lần đầu sau đó cho ấu trùng nở và cho sinh sản tiếp theo. Đặc điểm của ấu trùng là dễ nuôi, nguồn thức ăn dồi dào, dễ kiếm, không ảnh hưởng đến sức khỏe và đảm bảo vệ sinh môi trường, giá thành sản phẩm rẻ. Người dân có thể chủ động  nuôi làm nguồn thức ăn cho gia cầm với chi phí thấp. Bên cạnh đó, Huyện Hội tiếp tục hướng dẫn  duy trì hoạt động 16 mô hình kinh tế hợp tác, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, với 137 thành viên (trong đó : 2 mô hình liên kết hợp tác nuôi bò sinh sản, 1 mô hình nuôi dê, 1 mô hình chăn nuôi nhím, cheo; 1 mô hình hợp tác NN-DV-TM, 2 mô hình trồng cây có múi, 4 mô hình trồng rau sạch, 1 mô hình trồng điều, 1 mô hình trồng tiêu, 2 mô hình liên kết chăn nuôi gà, 1 mô hình trồng nấm linh chi).Cụ thể :

- Xã Tân Hưng có mô hình liên kết hợp tác nuôi bò sinh sản tại ấp 5 với 2 hộ tham gia, số lượng bò 18 con, quỹ ban đầu 8.000.000đ;

- Xã Thuận Phú : mô hình liên kết sản xuất nuôi bò sinh sản, 9 chị tham gia, số lượng bò 12 con đến cuối năm được 15 con; mô hình liên kết  sản xuất chăn nuôi dê, 12 chị thành viên, số lượng dê 35 con đến nay 53 con, tăng so với ban đầu 18 con; mô hình trồng rau sạch tại ấp Thuận Hải, 5 hộ tham gia, diện tích 1,3ha;

- Xã Tân Hòa : duy trì mô hình nuôi nhím, năm 2020 phát triển nuôi thêm cheo, tổng 75 con, tổng thu nhập bình quân 1 năm khoảng 120.000.000 đồng;1 mô hình trồng rau sạch 6 thành viên tham gia, diện tích 1 ha tại Ấp Đồng Chắc

- Xã Tân Phước : mô hình kinh tế hợp tác NN-DV-TM tại ấp Lam Sơn, 11 thành viên tham gia;
- Xã Thuận Lợi : mô hình liên kết sản xuất trồng cây có múi tại ấp Thuận Bình, với 4 thành viên, diện tích 4ha, thu nhập bình quân 100.000.000đ/năm;

- Xã Tân Lợi 1 mô hình ây ăn trái (ổi, xoài) diện tích 4 ha tạiấp Thạch Màng, 6 thành viên; thành lập mô hình hợp tác trồng tiêu sạch, 7 chị tham gia, trồng  4.150 nọc tiêu

- Xã Tân Tiến : mô hình liên kết trồng rau sạch, với 3 hộ gia đình tham gia, diện tích 3.000.000m2 thu nhập bình quân 45.000.000đ/tháng;

- Xã Tân Lập: mô hình trồng rau sạch tại ấp 1, ấp 4, ấp 5với 28 thành viên tham gia;  mô hình trồng nấm linh chi tại ấp 3, có 3 hộ tham gia;

- Xã Đồng Tâm: mô hình liên kết trồng điều 37 thành viên, diện tích 42ha, mô hình chăn nuôi gà 4 hộ tham gia (mỗi đợt nuôi và xuất chuồng khoảng 2.400 con) tại ấp 4;

- Xã Thuận Lợi, 2 hộ tham gia nuôi gà tại ấp Thuận Thành 2 (nuôi và xuất chuồng mỗi đợt khoảng 3.000 con).

Năm 2020 huyện Đồng Phú đã ra mắt 11 “Gian hàng kết nối và tiêu thụ sản phẩm phụ nữ khởi nghiệp” do chị Lê Thị Ngợi (HV Ấp Thái Dũng, xã Tân Tiến); chị Nguyễn Thị Ong (HV Ấp Suối Đôi, xã Đồng Tiến); chị Nguyễn Thị Ngọc Quyên (HV KP Thắng Lợi, TT Tân Phú); chị Nguyễn Thị Huyền (CHT PN Ấp 6, xã Đồng Tâm); chị Hồ Thị Hường (HV ấp Nam Đô, xã Tân Phước); chị Trịnh Thị Nhung (HV ấp Thuận Bình, xã Thuận Lợi);  chị Vũ Thị Hồng Xiêm (HV ấp Suối Đôi, xã Tân Hưng); chị Nguyễn Thị In (HV ấp Đồng Bia, xã Tân Lợi); chị Nguyễn Thị Ánh Hồng (HV ấp 3, xã Tân Lập); chị Hoàng Thị Phương (HV ấp Đồng Chắc, xã Tân Hòa); chị Vũ Thị Hằng (HV ấp Thuận Phú 2, xã Thuận Phú). Các gian hàng ra mắt đã giới thiệu và tiêu thụ các sản phẩm của phụ nữ khởi nghiệp của địa phương như: hạt điều, rau, củ, quả, bánh, trái cây… tạo điều kiện cho các hộ gia đình khởi nghiệp có thêm thu nhập, phát triển kinh tế gia đình, ổn định cuộc sống.

Từ thực tiễn hoạt động hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp thông qua mô hình “Phụ nữ khởi nghiệp”, Ban thường vụ Hội LHPN huyện rút ra một số bài học sau:

Thứ nhất: Bám sát định hướng của Ban thường vụ Hội LHPN tỉnh về hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017-2025 để khuyến khích các ý tưởng kinh doanh và sự phát triển của các tổ hợp tác, hộ kinh doanh cá thể, doanh nghiệp mới thành lập của phụ nữ thông qua chuỗi các dịch vụ hỗ trợ giảm nghèo bền vững.

Thứ hai: Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, động viên tinh thần khởi nghiệp của hội viên, phụ nữ; tăng cường giao lưu, tập huấn, nâng cao kiến thức, năng lực và trình độ giúp hội viên có khả năng xây dựng, cụ thể hóa các ý tưởng khởi nghiệp của bản thân.

Thứ ba: Ở các xã, thị trấn, tùy theo nhu cầu cần hỗ trợ của hội viên mà xây dựng mô hình phát triển kinh tế phù hợp, khuyến khích xây dựng mô hình “Phụ nữ tham gia sản xuất sạch, an toàn”

Thứ tư: Chủ động phối hợp với các ngành liên quan, vận động doanh nghiệp và cơ quan chuyên môn tiếp tục hỗ trợ hội viên về vốn, kiến thức, kinh nghiệm sản xuất kinh doanh; tiếp tục vận động chị em tham gia câu lạc bộ “Nữ tiểu thương” nhằm xây dựng chuỗi liên kết; khuyến khích và hỗ trợ thực hiện các ý tưởng sáng tạo, đồng thời đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ tiếp cận thị trường

Nguồn tin: Đoàn Tứ

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây