Ban Dân vận Bình Phước

https://danvanbinhphuoc.vn


Một số giải pháp nâng cao hiệu quả các mô hình hỗ trợ phụ nữ vùng biên giới trên địa bàn tỉnh

Từ sự chỉ đạo Chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” giai đoạn 2018 – 2020 do TW Hội LHPN Việt Nam và Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng phối hợp triển khai trong cả nước, trong thời gian qua, các cấp Hội liên hiệp phụ nữ toàn tỉnh đặc biệt quan tâm hỗ trợ các đối tượng phụ nữ vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, phụ nữ dân tộc thiểu số phát triển kinh tế với nhiều mô hình, giải pháp hỗ trợ cụ thể, thiết thực.
Lãnh đạo BĐBP Bình Phước và Hội LHPN tỉnh trao biên bản ký kết chương trình phối hợp
Đây chính là một hướng đi mới, có trọng tâm, trọng điểm, cụ thể hóa các hoạt động, hình thức hỗ trợ gắn với nhu cầu thiết thân của hội viên, phụ nữ khu vực biên giới. Chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” đã được Ban Thường vụ Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh phối hợp Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh xây dựng kế hoạch triển khai tại 15 xã biên giới của 03 huyện Lộc Ninh, Bù Đốp và Bù Gia Mập từ năm 2018 đến năm 2020. Các nguồn lực hỗ trợ cho 15 xã biên giới của tỉnh, tập trung vào các lĩnh vực như: hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế (hỗ trợ cây/con giống; Dụng cụ sản xuất; Vay vốn khởi nghiệp; Tập huấn nâng cao kiến thức về trồng trọt, chăn nuôi); Xây dựng các công trình an sinh xã hội, … với tổng trị giá hơn 09 tỷ đồng; thành lập và duy trì hoạt động của 15 mô hình Câu lạc bộ “Phụ nữ bảo vệ biên giới”, các CLB định kỳ phối hợp với Bộ đội biên phòng và các đơn vị chức năng tổ chức tuyên truyền, vận động người dân tham gia giữ gìn an ninh biên giới, bảo vệ cột mốc biên giới... Điển hình có có mô hình Phụ nữ bảo vệ cột mốc biên giới ấp Vườn Bưởi, Xã Lộc Thiện, huyện Lộc Ninh đã được tuyên dương tại Hội nghị biểu dương điển hình phụ nữ điển hình trên các lĩnh vực giai đoạn 2015 - 2020 của Hội LHPN tỉnh. Huyện Bù Gia Mập xây dựng 03 mô hình Chi hội “Phụ nữ 5 không 3 sạch xây dựng nông thôn mới” gắn với bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới, trong đó có 02 chi hội phụ nữ dân tộc thiểu số. Huyện Bù Đốp phối hợp với Bộ đội Biên phòng tỉnh duy trì hoạt động của mô hình câu lạc bộ "Điểm sáng biên giới" tại thôn 7 xã Thiện Hưng. Hội LHPN tỉnh đã hỗ trợ xây dựng 04 tủ sách pháp luật cho 04 xã biên giới, xây dựng Mô hình đã hỗ trợ con giống và giúp đỡ theo dõi 12 hộ phụ nữ nghèo làm kinh tế, vận động mở một lớp xóa mù chữ cho 25 phụ nữ và trẻ em tham gia.
 
image002 5
Hội Phụ nữ Bộ đội biên phòng tỉnh trao phương tiện sinh kế
cho các chị hoàn cảnh khó khăn ở xã Lộc Thiện (Lộc Ninh)

Từ kinh nghiệm triển khai  thực hiện Chương trình, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh đề ra một số giải pháp cụ thể để tiếp tục triển khai nhiệm vụ trong thời gian tới như sau:

Thứ nhất, các cấp Hội cần phải chủ động phối hợp với các cấp, các ngành, địa phương đẩy mạnh công tác vận động, tuyên truyền nâng cao nhận thức và tăng cường vai trò chủ động, tích cực của phụ nữ biên giới trong công tác giảm nghèo, giúp nhau phát triển kinh tế. Hình thức tuyên truyền thông qua các cuộc sinh hoạt chi/tổ, các cuộc hướng dẫn, tư vấn tại địa bàn, trên các phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống loa phát thanh của địa phương, trên các trang mạng xã hội, …từng bước giúp chị em thay đổi nhận thức, tự nguyện tham gia mô hình sinh kế, tự nguyện phấn đấu vươn lên thoát nghèo.

Đẩy mạnh việc nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm, phát huy sự chủ động sáng tạo của các cấp Hội trong hoạt động xây dựng mô hình sinh kế; gắn kết vai trò, trách nhiệm của cán bộ Hội, Ban quản lý tổ hợp tác/tổ liên kết/hợp tác xã trong công tác vận động, hỗ trợ thay đổi nhận thức của hội viên, phụ nữ, thành viên tham gia mô hình. Chỉ đạo gắn kết đồng bộ nhiều giải pháp trong hỗ trợ xây dựng mô hình nhằm nâng cao hiệu quả của mô hình.

Thứ hai là đa dạng các hình thức hỗ trợ phụ nữ biên giới:
Thông qua công tác báo cáo, nắm bắt tình hình từ Hội phụ nữ cơ sở 15 xã biên giới, thuộc chương trình về thực trạng điều kiện kinh tế xã hội, nhu cầu của hội viên phụ nữ, định hướng phát triển kinh tế xã hội tại địa phương để làm cơ sở vận động và phân bổ nguồn lực cho phù hợp. Cùng với đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho hội viên phụ nữ, các đơn vị tham gia chương trình còn tổ chức nhiều hoạt động, trong đó tập trung hỗ trợ theo hướng phát huy nội lực của phụ nữ và thế mạnh từng địa phương, như: Hỗ trợ sinh kế mang tính lâu dài thông qua việc xây dựng mô hình giúp phụ nữ phát triển kinh tế, hỗ trợ cây, con giống, vốn vay cho phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn, tổ chức khám, chữa bệnh, cấp thuốc miễn phí cho phụ nữ và trẻ em, tặng nhà “Mái ấm tình thương”, trao học bổng tiếp bước cho em đến trường...
 

Thứ ba là chủ động, mở rộng kênh, hình thức huy động nguồn lực hỗ trợ phụ nữ:
Ngoài sự hỗ trợ từ phía các đơn vị ký kết, đỡ đầu, Hội phụ nữ tại các xã biên giới cần chủ động, mở rộng các mối quan hệ để huy động nguồn lực hỗ trợ cho phụ nữ tại địa phương.

Đối với Hội LHPN tỉnh, tận dụng tối đa các chương trình, nguồn lực của các tổ chức, doanh nghiệp đã và đang có hỗ trợ cho địa phương để tập trung cho các xã biên giới. Các chương trình, hoạt động hỗ trợ được tổ chức có trọng tâm, trọng điểm, tránh dàn trải và phải phù hợp với điều kiện, nhu cầu thực tế của phụ nữ biên giới.

Một trong những hình thức cần phải tập trung đẩy mạnh đó là việc phát huy nội lực từ chính hội viên phụ nữ tại địa phương thông qua các hình thức, mô hình phụ nữ góp vốn xoay vòng, mô hình tiết kiệm, mô hình hợp tác, liên kết phát triển sản xuất.

Nguồn tin: Đoàn Tứ

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây