Ban Dân vận Bình Phước

https://danvanbinhphuoc.vn


THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ TỈNH BÌNH PHƯỚC

Bình Phước là tỉnh miền núi, thuộc miền Đông Nam Bộ, có diện tích tự nhiên là 6.876,76 km2;; dân số hiện có 962.482 khẩu, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số có 193.860 khẩu, chiếm 20,14% dân số toàn tỉnh; có 41 dân tộc thiểu số sinh sống phân tán đan xem trên địa bàn 111 xã, phường, thị trấn (trong đó có 107 xã, phường, thị trấn vùng dân tộc thiểu số và miền núi), chủ yếu sống bằng nghề nông nghiệp, tập trung ở những địa bàn miền núi, vùng sâu, biên giới. Địa bàn biên giới của tỉnh gồm 15 xã, thuộc 03 huyện: Lộc Ninh, Bù Đốp, Bù Gia Mập.
Quân và Dân tham gia xây dựng nông thôn mới vùng dồng bào dân tộc thiểu số: Nguồn báo Bình Phước Online
Trong những năm qua, tỉnh đã triển khai thực hiện có hiệu quả chính sách giảm nghèo vùng dân tộc thiểu số với kinh phí 522.878 triệu đồng; riêng  trong năm 2019 và năm 2020, tỉnh đã tập trung gần 137 tỷ đồng ngân sách để thực hiện giảm 2.000 hộ nghèo dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh, qua đó giúp đồng bào ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo bền vững. Trung bình mỗi năm giảm 1,9% số hộ nghèo dân tộc thiểu số (Năm 2016 tỉnh còn 6.490 hộ dân tộc thiểu số nghèo, đến đầu năm 2020 giảm còn 3.417 hộ dân tộc thiểu số nghèo); có 01 xã và 17 thôn hoàn thành Chương trình 135; giảm 10 xã khó khăn (từ 38 xã năm 2015 giảm còn 28 xã vào năm 2019); cơ sở hạ tầng thiết yếu cơ bản đáp ứng yêu cầu, từ đó đã tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội góp phần cải thiện rõ rệt đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số. Đến nay, 100% số xã có đường nhựa đến trung tâm xã; 100% thôn, ấp có đường xe máy; 100% số xã có điện với tỷ lệ hộ sử dụng điện hơn 96%, 100% xã có máy điện thoại cố định, hầu hết các thôn, ấp đều sử dụng được điện thoại di động, 97% số hộ được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh.

Cùng với việc thực hiện các chính sách dân tộc, công tác cán bộ và xây dựng, củng cố hệ thống chính trị ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong thời gian qua luôn được quan tâm, đến nay tỉnh có 2.168/32.450 đảng viên người dân tộc thiểu số, góp phần xóa thôn, ấp không có đảng viên và tổ chức Đảng. Công tác phát triển nguồn nhân lực, công tác quản lý, bố trí, sử dụng cán bộ là người đồng bào dân tộc thiểu số luôn được quan tâm chú trọng. Tính đến cuối năm 2019 toàn tỉnh có 1.483/27.352 cán bộ, công chức, viên chức là người dân tộc thiểu số; chiếm tỷ lệ 5,29% (cấp tỉnh 2,9%, cấp huyện 6,1%, cấp xã 8,57%). Nhiều cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số được bố trí, bổ nhiệm giữ các chức vụ lãnh đạo trong cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp.

An ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số cơ bản ổn định. Các dự án về phát triển kinh tế - xã hội gắn với quốc phòng – an ninh vùng dân tộc thiểu số, biên giới được thực hiện có hiệu quả với hàng nghìn hộ đồng bào dân tộc thiểu số tham gia, góp phần ổn định đời sống cho đồng bào và đảm bảo quốc phòng – an ninh vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng biên giới.

Tuy nhiên, do những nguyên nhân khách quan và chủ quan, đến nay vùng đồng bào dân tộc thiểu số vẫn là vùng nghèo, khó khăn, tình trạng bán điều non, bán đất sản xuất, đất ở, vay nóng với lãi suất cao còn diễn ra phổ biến nhưng chưa được ngăn chặn kịp thời. Một số cấp ủy, chính quyền còn lúng túng trong việc chuyển đổi mô hình sản xuất, cây trồng vật nuôi; nhiều vấn đề bức xúc của đồng bào chậm được quan tâm, giải quyết. Lợi dụng những yếu kém trên, các thế lực thù địch đẩy mạnh tăng cường các hoạt động tuyên truyền, lợi dụng sự thiếu hiểu biết của đồng bào dân tộc thiểu số để kích động khiếu kiện vượt cấp liên quan đến thu hồi đất lâm nghiệp xâm canh, lấn chiếm trái phép, xuyên tạc chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, đẩy mạnh truyền đạo trái pháp luật, xúi giục một số thanh niên dân tộc thiểu số vượt biên trái phép sang Campuchia.  Đây chính là những nhân tố gây mất ổn định chính trị - xã hội trên địa bàn tỉnh. Để nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác vận động đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh, thời gian tới cần tiếp tục tập trung chỉ đạo thực hiện các nhóm giải pháp sau đây:

Một là, chăm lo củng cố, xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở, vùng đồng bào dân tộc, tôn giáo trong sạch, vững mạnh có vai trò quyết định trong việc triển khai thực hiện thắng lợi các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc, tôn giáo.

Hai là, quan tâm việc phát triển đội ngũ cán bộ, đảng viên là người dân tộc thiểu số; xây dựng lực lượng cốt cán và phát huy vai trò của già làng, của hội đồng già làng, người có uy tín trong đồng bào dân tộc. Các cấp ủy xây dựng đề án quy hoạch cán bộ người dân tộc mang tính chiến lược lâu dài, gắn với đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và luân chuyển cán bộ. Đến nay, 100 % thôn, ấp, sóc trên địa bàn tỉnh đã có chi bộ. Đảng bộ tỉnh hiện có 2.168 đảng viên là người dân tộc thiểu số, chiếm 6,68 % đảng viên của tỉnh và chiếm 0,22 % dân số đồng bào dân tộc của tỉnh. Nhưng với số lượng như vậy thì tỉ lệ cán bộ, đảng viên là người dân tộc thiểu số trong hệ thống chính trị rất thấp, không tương xứng với cơ cấu và số lượng dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh. Trình độ của đội ngũ cán bộ là người dân tộc thiểu số còn thấp. Thời gian qua tỉnh đã thực hiện tốt công tác  cử tuyển học sinh dân tộc thiểu số, nhưng bố trí việc làm sau khi tốt nghiệp đạt thấp.

Ba là, đổi mới nội dung, phương thức tuyên truyền, thuyết phục  đồng bào dân tộc; tiếp thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 BCH TW Đảng (Khóa IX) về Công tác dân tộc, Chỉ thị số 1971/CT-TTg về tăng cường công tác dân tộc thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Quyết định 449/QĐ-TTg ngày 12/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020; Nghị quyết số 25-NQ/TW, ngày 03/6/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) vTăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới”.

Bốn là, phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của đồng bào các dân tộc thiểu số. Mỗi dân tộc có phong tục, tập quán, tín ngưỡng, trình độ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội khác nhau. Do đó, công tác vận động, tuyên truyền đối với từng dân tộc phải có những nội dung, phương pháp phù hợp. Việc triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách phải đồng bộ và đáp ứng nhu cầu thiết thực của từng dân tộc, tôn trọng phong tục, tập quán, giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào.

Năm là, tập trung chỉ đạo thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở. Phải làm cho đồng bào các dân tộc thiểu số hiểu được thế nào là dân chủ, dân chủ phải gắn liền với kỷ cương pháp luật, hiểu sâu sắc vấn đề: dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra. Trên cơ sở quy chế dân chủ, cần xây dựng quy định cụ thể phù hợp, sát với từng địa bàn thôn, ấp, sóc như: quy hoạch xây dựng nông thôn mới, xây dựng cơ sở hạ tầng, chính sách phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm nghèo, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, chấp hành pháp luật, công tác bảo đảm an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, vấn đề giám sát của cộng đồng. Những vấn đó phải được đồng bào bàn và quyết  định thì khi triển khai thực hiện mới đạt hiệu quả cao.

Nguồn tin: Tấn Nhu

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây