Ban Dân vận Bình Phước

https://danvanbinhphuoc.vn


MỘT SỐ KẾT QUẢ CÔNG TÁC DÂN VẬN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM TRONG THỰC HIỆN PHONG TRÀO TOÀN DÂN BẢO VỆ AN NINH TỔ QUỐC

Theo tinh thần chỉ đạo của Bộ Công an, Tỉnh ủy và UBND tỉnh, Công an tỉnh đã triển khai thực hiện tốt các văn bản chỉ đạo về công tác dân vận; triển khai quán triệt đến toàn thể đảng viên, CBCS về nội dung, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác Dân vận; vị trí, vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác dân vận, xem đây là một trong những biện pháp nghiệp vụ cơ bản đối với công tác Công an. Quán triệt CBCS thực hiện tốt kế hoạch công tác Dân vận năm 2022; nêu cao tinh thần trách nhiệm với công việc, giữ đúng tư thế, lễ tiết, tác phong trong khi tiếp xúc, làm việc với nhân dân; chủ động phòng ngừa, ngăn chặn sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, những biểu hiện “Tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện Kết luận số 01-KL/TW ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị (khóa XIII) về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; cuộc vận động “Xây dựng phong cách người CAND bản lĩnh, nhân văn, vì Nhân dân phục vụ”, phong trào “CAND học tập, thực hiện Sáu điều Bác Hồ dạy”.
Công an tỉnh thường xuyên quán triệt chỉ đạo các đơn vị thực hiện quy chế dân chủ trong lực lượng Công an theo các văn bản quy định của Bộ Công an. Công tác tiếp nhận và giải quyết các thủ tục hành chính được đảm bảo đúng quy định, có khu vực tiếp dân riêng, đảm bảo sạch sẽ, thoáng mát, được khử khuẩn thường xuyên, có nước sát khuẩn và thuận tiện cho cá nhân, tổ chức đến liên hệ, làm việc; các thủ tục và điều kiện có liên quan được niêm yết công khai để nhân dân biết và thực hiện; cán bộ, chiến sĩ làm công tác này luôn giữ đúng tư thế, lễ tiết, tác phong người Công an nhân dân, có thái độ lịch sự, niềm nở khi tiếp xúc với Nhân dân, nêu cao tinh thần trách nhiệm với công việc; tiếp nhận, giải quyết công việc theo quy định; không để xảy ra tình trạng gây phiền hà, sách nhiễu với Nhân dân, tạo niềm tin và điều kiện tốt nhất để Nhân dân phát huy quyền làm chủ. Trong năm 2022 Công an tỉnh đã đưa vào vận hành bộ phận 01 cửa tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính. Hiện tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của Công an tỉnh đang tiếp nhận giải quyết đối với các thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực quản lý xuất, nhập cảnh; quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo; đăng ký, quản lý phương tiện giao thông cơ giới đường bộ; phòng cháy chữa cháy. Bố trí nhân sự, hạ tầng thiết bị, kỹ thuật, quy trình nghiệp vụ điện tử để sẵn sàng thực hiện các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4.

Quá trình tiếp nhận và giải quyết các thủ tục hành chính, đơn thư của công dân được kết hợp với việc nắm tâm tư, nguyện vọng và ý kiến của quần chúng nhân dân, qua đó tuyên truyền, phổ biến về đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước để nhân dân biết và thực hiện.

Bên cạnh đó, Công an tỉnh kịp thời hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc tổ chức thực hiện công tác dân vận; đồng thời chủ động phối hợp với Ban Dân vận, Bộ chỉ huy Quân sự, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên Phòng tỉnh, MTTQ VN và các thành viên tăng cường công tác tuyên truyền PCTP, xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Thường xuyên phân công CBCS trực tiếp xuống địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đồng bào có đạo, phối hợp với các ban, ngành liên quan tổ chức nắm tình hình có liên quan đến ANTT, tâm tư, nguyện vọng của quần chúng nhân dân và trao đổi thông tin, tăng cường công tác tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân chấp hành tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định của địa phương; tổ chức thông báo âm mưu, các phương thức, thủ đoạn hoạt động của các thế lực thù địch, các loại tội phạm để nhân dân biết, nêu cao tinh thần cảnh giác; tích cực tham gia đấu tranh, phòng chống tội phạm và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết, xây dựng Nông thôn mới, đô thị văn minh”; củng cố và xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc; phối hợp tham mưu giải quyết các vấn đề liên quan đến ANTT ở cơ sở, không để hình thành điểm nóng, phức tạp, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh. Qua các phong trào, các cuộc vận động đã xuất hiện hàng trăm mô hình, điển hình tiêu biểu, một số mô hình được nhân dân đồng tình hưởng ứng và đem lại hiệu quả cao trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc và phòng chống tội phạm. Từ phong trào đã xuất hiện nhiều tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.

Đặc biệt, lực lượng Công an tỉnh đã chủ động giao lưu, kết nghĩa, với các thôn, ấp, sóc vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào có đạo, địa bàn phức tạp về ANTT, gắn liền với hoạt động xã hội, từ thiện. Nhằm tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc thiểu số thực hiện tốt phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội ở các xã biên giới, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; tổ chức triển khai đồng bộ các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh; qua đó, xây dựng, củng cố phong trào ở các địa bàn trọng điểm, vùng tập trung đồng bào dân tộc, tôn giáo. Thông qua các hoạt động trên đã góp phần củng cố lòng tin của quần chúng nhân dân, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa lực lượng Công an với nhân dân, để nhân dân tích cực tham gia vào công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm, giữ gìn ANTT và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trên địa bàn tỉnh.

Bên cạnh kết quả đạt được, vẫn còn một số tồn tại, hạn chế, như: Việc xây dựng và triển khai kế hoạch thực hiện công tác dân vận ở một số đơn vị cơ sở còn chậm; công tác phối hợp giữa lực lượng Công an với các ban, ngành, đoàn thể trong việc thực hiện tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân chấp hành các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tham gia phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng Phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ chưa thật sự chặt chẽ, có lúc có địa phương chưa được thường xuyên, từ đó dẫn đến hiệu quả chưa cao. Công tác kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn việc thực hiện công tác dân vận có nơi chưa được quan tâm thường xuyên; việc xây dựng và nhân rộng mô hình điển hình “Dân vận khéo” còn hạn chế; lực lượng chuyên trách làm công tác dân vận còn thiếu, hay biến động. Công tác sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện công tác dân vận ở một số đơn vị còn hình thức; chế độ thông tin, báo cáo còn chậm, chưa thường xuyên, nội dung báo cáo tổng kết chưa phản ánh đầy đủ các mặt công tác của hoạt động dân vận…

Nguyên nhân: Cấp ủy, lãnh đạo Công an một số đơn vị địa phương tập trung nhiều cho công tác chuyên môn, nghiệp vụ nên công tác chỉ đạo, thực hiện về công tác dân vận có lúc, có nơi hiệu quả chưa cao. Đội ngũ cán bộ làm công tác dân vận thường xuyên có sự thay đổi nên việc thực hiện công tác dân vận từng lúc, từng nơi chưa đi vào chiều sâu. Một số cán bộ làm công tác dân vận chưa được qua các lớp bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng công tác dân vận, kỹ năng tuyên truyền, vận động nhân dân, nên truyền tải chủ trương, chính sách, pháp luật đến quần chúng nhân dân chưa được tốt.

Bài học kinh nghiệm:
Một là: Công tác dân vận trong phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ cần phải được quan tâm chú trọng, xem đây là nhiệm vụ công tác trọng tâm của công tác Công an trong việc giữ gìn ANTT, đặc biệt là ở cơ sở; mỗi cán bộ trực tiếp làm công tác xây dựng Phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ, công tác dân vận, công tác an ninh ở cơ sở phải thực sự có trình độ và sự hiểu biết và tôn trọng các phong tục tập quán, tín ngưỡng của từng vùng miền, dân tộc, tôn giáo...

Hai là: Trong việc xử lý các vấn đề phức tạp ở cơ sở cần phải linh hoạt, lấy giáo dục, thuyết phục là chủ yếu; phát huy vai trò của người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, chức sắc tôn giáo.

Ba là: Quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác dân vận và công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng, yêu ngành, yêu nghề đáp ứng được yêu cầu công tác trong tình hình mới.

Bốn là: Thường xuyên đổi mới nội dung, hình thức phát động mạnh mẽ phong trào thi đua “Dân vận khéo” gắn với các phong trào thi đua, các cuộc vận động của Đảng nhằm góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dân vận. Coi trọng, làm tốt xây dựng, nhân rộng các mô hình, điển hình “Dân vận khéo”, đồng thời thường xuyên tổ chức sơ kết, tổng kết; tuyên truyền, biểu dương khen thưởng kịp thời những gương người tốt, việc tốt các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện công tác dân vận.

Năm là: Phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa lực lượng Công an với các ban, ngành, đoàn thể trong thực hiện công tác dân vận; gắn công tác dân vận với phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh; định kỳ tổ chức tổng kết, đánh giá kết quả, đúc rút kinh nghiệm thực tiễn.

Nguồn tin: Phan Thị Thảo – Ban DVTU

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây