Bình Phước: Chủ động phòng, chống dịch bệnh Viêm da nổi cục trên trâu, bò

Chủ nhật - 22/11/2020 04:09 434 0
Bệnh viêm Da nổi cục là bệnh truyền nhiễm do vi rút thuộc họ Poxviridae gây ra trên trâu, bò. Vi rút này không gây bệnh trên người. Đường lây truyền chủ yếu qua côn trùng đốt như muỗi, ruồi, ve; bệnh cũng có thể lây truyền do vận chuyển trâu, bò mang mầm bệnh, sử dụng chung máng uống, khu vực cho ăn, sữa, tinh dịch và qua tiếp xúc trực tiếp. Triệu chứng chính là sốt cao, bỏ ăn, giảm tiết sữa, da và niêm mạc nổi những nốt sần có đường kính khoảng 2-5 cm. Tỷ lệ trâu , bò mắc bệnh khoảng 10 – 20%; tỷ lệ chết khoảng 1 – 5%; thời gian ủ bệnh trung bình khoảng 4 – 14 ngày
Bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò (ảnh minh họa)
Bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò (ảnh minh họa)
Theo báo cáo của cục thú y, từ tháng 10/2020 đến nay bệnh viêm da nổi cục trên đàn trâu, bò đã xuất hiện tại 2 tỉnh Lạng Sơn và Cao Bằng. Do đó, với tính chất nguy hiểm của dịch bệnh, nguy có dịch lan rộng, bùng phát ra nhiều địa phương khác trong đó có tỉnh Bình Phước là rất cao do người dân bán chạy trâu, bò mắc bệnh chưa được kiểm soát chặc chẽ. Để kịp thời thực hiện công tác phòng, chống bệnh Viêm da nổi cục trên trâu, bò không xuất hiện, lây lan trên địa bàn tỉnh. UBND tỉnh có công văn yêu cầu thủ trưởng các Sở, ban, ngành liên quan và Chủ tịch UBND các huyện, thị, thành phố tập trung các nguồn lực và khẩn trương triển khai các biện pháp kiểm soát, phòng, chống dịch bệnh.

Trong đó, UBND tỉnh đã yêu cầu UBND các huyện, thị, thành phố khi chưa có dịch bệnh thì tổ chức thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn người dẫn chủ động giám sát gia súc có biểu hiện bệnh, nghị bị bệnh, kịp thời phát hiện, báo cáo chính quyền, cơ quan thú y và triển khai biện pháp phòng chống dịch bệnh; hàng ngày tổng vệ sinh, phun thuốc sát trùng hoặc sử dụng vôi bột để sát trùng khu vực nuôi. Chỉ đạo đội liên ngành (lực lượng Thú y, Y tế, Quản lý thị trường, công an, UBND cấp xã…) tăng cường kiểm tra, giám sát chặc chẽ việc vận chuyển, buôn bán trâu, bò theo quy định; lập kế hoạch chủ động bố trí nhân lực, vật tư kinh phí nhằm ứng phó kịp thời khi có dịch bệnh xảy ra, không để dịch lây lan trên diện rộng…

Khi xảy ra dịch, tổ chức cách ly toàn bộ gia súc chưa có biểu hiện của bệnh viêm da nổi cục; nuôi nhốt trâu bò, dê, cừu tại các khu vực có gia súc mắc bệnh, nghị mắc bệnh. Tổ chức hủy toàn bộ gia súc có kết quả xét nghiệm dương tính với bệnh viêm da nổi cục, hoặc gia súc trên cùng địa bàn cấp xã có biểu hiện lâm sàn của bệnh viêm da nổi cục. Hỗ trợ cho chủ vật nuôi có gia súc buộc phải tiêu hủy do dịch bệnh với định mức, quy trình và điều kiện theo quy định tại Nghị định số 02/2017/NĐ-CP, ngày 09/01/2017 của Chính phủ. Tổ chức tổng vệ sinh, phun thuốc sát trùng, thuốc diệt côn trùng, ruồi, muỗi, ve, mòng… liên tục trong 03 tuần tại các nơi xảy ra dịch. Khoanh vùng dịch, địa phương có dịch và lập chốt tạm thời để kiểm soát việc vận chuyển trâu, bò ra vào các địa phương, kê khai số lượng gia súc, đề nghị người chăn nuôi trên địa bàn có dịch cam kết không bán chạy, không giết mổ, không vứt xác gia súc chết, bị bệnh ra môi trường…

Theo đó, UBND tỉnh giao sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn làm trưởng đoàn công tác; đồng thời cử cán bộ kỹ thuật trực tiếp đến các địa phương khi có dịch bệnh xảy ra để phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức các biện pháp xử lý triệt để ổ dịch, kiểm soát, ngăn chặn dịch bệnh tái phát, lây lan diện rộng; phối hợp với lực lượng cảnh sát giao thông, Thú y tăng cường hoạt động vận chuyển động vật, sản phẩm động vật ra, vào tại các chốt kiểm soát dịch bệnh tạm thời…

Nguồn tin: M.H

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây