Bình Phước: Gặp gỡ, ôn lại kỷ niệm 65 năm Ngày truyền thống Bộ đội biên phòng (3/3/1959 – 3/3/2024) và 35 năm Ngày biên phòng toàn dân (3/3/1989 – 3/3/2024)

Thứ sáu - 01/03/2024 01:50 80 0
Bộ đội Biên phòng, trước đây là Công an nhân dân vũ trang, được thành lập ngày 03 tháng 3 năm 1959. Trải qua 65 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, Bộ đội Biên phòng đã hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao, thực sự xứng đáng là lực lượng nòng cốt, chuyên trách quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, khu vực biên giới; thực hiện quản lý nhà nước về quốc phòng, an ninh, đối ngoại và chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức duy trì an ninh trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới, cửa khẩu theo qui định của pháp luật; luôn được Đảng, Nhà nước và Nhân dân tin yêu. Sáng ngày 29/02/2024, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Bình Phước long trọng tổ chức chức buổi gặp mặt truyền thống hướng tới kỷ niệm 65 năm Ngày truyền thống Bộ đội biên phòng (3/3/1959 – 3/3/2024) và 35 năm Ngày biên phòng toàn dân (3/3/1989 – 3/3/2024).
Lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQVN tỉnh tặng lẵng hoa chúc mừng Bộ đội Biên phòng tỉnh (Nguồn ảnh: Bình Phước Online)
Lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQVN tỉnh tặng lẵng hoa chúc mừng Bộ đội Biên phòng tỉnh (Nguồn ảnh: Bình Phước Online)
Dự buổi gặp mặt có Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Huỳnh Thị Hằng; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Tuyết Minh; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận, Chủ tịch UBMTTQVN tỉnh Lê Thị Xuân Trang cùng các Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy; lãnh đạo các sở, ban, ngành, hội, đoàn thể và các địa phương.
 
Việt Nam có đường biên giới đất liền dài khoảng 5.044,806 km, tiếp giáp với 3 nước: Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào và Vương quốc Campuchia; có bờ biển dài hơn 3.260 km, với vùng biển rộng hơn một triệu km2 , tiếp giáp với hải phận quốc tế và vùng biển các nước: Trung Quốc, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Philippin, Indonesia và Brunei; có hơn 3.000 đảo lớn, nhỏ (trong đó có gần 2.800 đảo ven bờ) và 02 quần đảo lớn Hoàng Sa, Trường Sa với nhiều đảo nổi, đảo chìm và hàng nghìn bãi đá ngầm.

Sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, ngày 20/7/1954 Hiệp định Giơnevơ được ký kết chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương; các nước tham gia Hội nghị tuyên bố tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia. Mỹ là nước trực tiếp giúp Pháp trong cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương, đồng thời là thành viên của Hội nghị Giơnevơ nhưng lại trắng trợn tuyên bố: “Mỹ không bị nội dung Hiệp định này ràng buộc”; từ đó, Mỹ ráo riết hất cẳng Pháp ra khỏi Đông Dương để thống trị miền Nam nước ta bằng chủ nghĩa thực dân mới; sử dụng bọn tay sai phản động trong nước nổi phỉ, xưng vua, gây bạo loạn ở khu vực biên giới Việt Nam - Trung Quốc, Việt Nam - Lào, cưỡng ép đồng bào công giáo ở phía Bắc di cư vào Nam; cài cắm gián điệp, biệt kích ra miền Bắc; thực hiện âm mưu chia cắt lâu dài đất nước ta, ngăn chặn sự phát triển của chủ nghĩa xã hội, đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á và trên thế giới, uy hiếp các nước xã hội chủ nghĩa và phong trào giải phóng dân tộc của Nhân dân yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới.

Trước tình hình đó, Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đánh giá đúng bản chất xâm lược của đế quốc Mỹ: “Mỹ không những là kẻ thù của Nhân dân thế giới, mà Mỹ đang biến thành kẻ thù chính, kẻ thù trực tiếp của Nhân dân Việt - Miên - Lào”; đồng thời chủ trương tập trung chống Mỹ cứu nước. Do đó, ngay sau thắng lợi của chiến dịch Biên giới 1950, Trung ương Đảng và Bác Hồ đã quyết định thành lập 3 lực lượng trực thuộc Bộ Quốc phòng và Bộ Công an làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới đất liền, bờ biển, giới tuyến và các mục tiêu quan trọng ở nội địa:

Thứ Nhất là: Công an Biên phòng thuộc Bộ Công an, thành lập theo Sắc lệnh số 141/SL ngày 16/02/1953 do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký, bố trí thành các đồn biên phòng dọc biên giới, trực thuộc Ty Công an các tỉnh có biên giới.

Thứ Hai là: Cảnh sát vũ trang thuộc Bộ Công an được thành lập theo Nghị định số 982/TTg ngày 28/7/1956 của Chính phủ, làm nhiệm vụ bảo vệ các trại giam, tham gia tiễu phỉ, trừ gian.

Thứ Ba là: Cùng với hai lực lượng trên còn có các đơn vị Quân đội thuộc Bộ Quốc phòng làm nhiệm vụ bảo vệ (gọi là Bộ đội Bảo vệ), gồm: Trung đoàn Tây Bắc bảo vệ biên giới Việt Nam - Lào, Đại đoàn 350 (Sư đoàn 350) làm nhiệm vụ bảo vệ các cơ quan Trung ương, bảo vệ các mục tiêu chính trị, kinh tế, quân sự quan trọng ở miền Bắc và Tiểu đoàn 25 (sau này là Tiểu đoàn 41) làm nhiệm vụ bảo vệ giới tuyến quân sự tạm thời.

Để tăng cường công tác quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ mới, cần có một lực lượng vũ trang thống nhất, chuyên trách, vững mạnh về chính trị, chặt chẽ về tổ chức; nắm vững đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; hiểu biết sâu về pháp luật, có năng lực quản lý, bảo vệ biên giới, giới tuyến, nội địa bằng các biện pháp nghiệp vụ chuyên sâu và khả năng chiến đấu vũ trang giỏi. Ngày 19/11/1958, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa II) ra Nghị quyết số 58/NQ-TW “Về việc thành lập lực lượng Cảnh vệ nội địa và Biên phòng”. Đây là nghị quyết đặc biệt, đầu tiên của Đảng về công tác Biên phòng, nội địa và giới tuyến, khẳng định vai trò, vị trí, tầm quan trọng của biên giới quốc gia; thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và nhân dân đối với lực lượng vũ trang chuyên trách, nòng cốt bảo vệ biên giới, giới tuyến và các mục tiêu nội địa. Nghị quyết của Bộ Chính trị xác định lực lượng Cảnh vệ nội địa và Biên phòng có nhiệm vụ: “Trấn áp mọi hành động phá hoại của bọn phản cách mạng trong nước và bọn phản cách mạng ngoài nước xâm nhập phá hoại nước ta, luôn luôn sẵn sàng, chiến đấu để bảo vệ an ninh biên giới, bờ biển, giới tuyến và nội địa, bảo vệ an toàn cho các cơ sở kinh tế, văn hóa quan trọng”. Thực hiện nghị quyết của Bộ Chính trị ngày 03/3/1959 Thủ tướng Chính phủ ra Nghị định số 100/TTg thành lập lực lượng Công an nhân dân vũ trang (CANDVT) nêu rõ “Thống nhất các đơn vị bộ đội thuộc Bộ Quốc phòng đang làm công tác bảo vệ nội địa, bảo vệ biên giới, giới tuyến và các đơn vị Công an Biên phòng, Cảnh sát vũ trang thành 01 lực lượng vũ trang chuyên trách công tác Biên phòng và bảo vệ nội địa, lấy tên là CANDVT, đặt dưới sự lãnh đạo của Bộ Công an”.

Lực lượng Công an nhân dân vũ trang tỉnh Bình Phước (nay là Bộ đội biên phòng) được thành lập ngày 4-6-1975 theo Quyết định số 108 của Ban An ninh tỉnh Sông Bé có nhiệm vụ quản lý bảo vệ biên giới dài 258,939km, trải dài trên địa bàn 3 huyện Lộc Ninh, Bù Đốp, Bù Gia Mập tiếp giáp với 3 tỉnh của nước bạn Campuchia. Đến nay, Bộ đội Biên phòng tỉnh Bình Phước có 5 phòng, 1 văn phòng, 16 đồn biên phòng, 1 tiểu đoàn huấn luyện - cơ động. Những năm qua, Bộ đội Biên phòng tỉnh đã thực hiện tốt chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, phối hợp chặt chẽ với các lực lượng phát hiện, xử lý các vụ việc, giữ vững chủ quyền lãnh thổ và bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Bộ đội Biên phòng tỉnh còn tích cực tham gia phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, củng cố cơ sở chính trị, quốc phòng - an ninh ở các huyện biên giới. Nhiều chương trình đã mang lại hiệu quả cao được cấp ủy đảng, chính quyền và nhân dân địa phương đánh giá cao. Bộ đội Biên phòng tỉnh thực hiện tốt công tác đối ngoại biên phòng, xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị và hợp tác với các tỉnh bạn Campuchia. Với thành tích đã đạt được, Bộ đội Biên phòng tỉnh đã vinh dự được Đảng, Nhà nước tặng thưởng nhiều danh hiệu cao quý.

Trải qua 35 năm Ngày biên phòng toàn dân (3-3-1989 - 3-3-2024), Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Bình Phước luôn quán triệt đường lối, quan điểm của Đảng; tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về vai trò, sức mạnh Nhân dân “Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”. Để hoàn thành được nhiệm vụ, Bộ đội Biên phòng phải dựa vào dân, xây dựng nền biên phòng toàn dân vững chắc, cùng với cấp ủy, chính quyền địa phương tuyên truyền, vận động và tổ chức cho Nhân dân tham gia vào sự nghiệp quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, luôn đoàn kết, gắn bó mật thiết với Nhân dân với phương châm “đồng bào các dân tộc là anh em ruột thịt”.

Dưới đây là một số hình ảnh tại buổi kỷ niệm gặp mặt:
 
1
Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Tuyết Minh phát biểu tại buổi gặp mặt (Nguồn ảnh: Bình Phước Online)
 
2
Đại tá Hoàng Văn Thành, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Bộ đội Biên phòng Bình Phước phát biểu ôn lại truyền thống 65 năm Ngày truyền thống Bộ đội biên phòng và 35 năm Ngày biên phòng toàn dân (Nguồn ảnh: Bình Phước Online)
 
3
 
4
 
5
Các đại biểu dự buổi gặp mặt (Nguồn ảnh: Bình Phước Online)
 
7
Các đại biểu chụp hình lưu niệm (Nguồn ảnh: Bình Phước Online)

Nguồn tin: Lê Oanh

Tổng số điểm của bài viết là: 25 trong 5 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 5 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập7
  • Hôm nay1,712
  • Tháng hiện tại59,599
  • Tổng lượt truy cập1,361,662
hcm bdv001 hcm bdv002
Liên kết


bien dao01bien dao02
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây