HỘI LHPN: GIẢI PHÁP THỰC HIỆN VIỆC PHÁT HIỆN, BỒI DƯỠNG, TỔNG KẾT, NHÂN RỘNG ĐIỂN HÌNH TIÊN TIẾN TRONG PHONG TRÀO THI ĐUA YÊU NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

Thứ sáu - 08/03/2024 09:10 752 0
Với 180.833 hội viên/326.797 (chiếm tỷ lệ 55,33%), 138 cơ sở Hội và tương đương, trong đó, hội viên địa bàn khu dân cư là 111.062 người (chiếm tỷ lệ 61,41%). Trong những năm qua Các cấp Hội Phụ nữ trên địa bàn tỉnh luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của Trung ương Hội LHPN Việt Nam, của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh; sự hỗ trợ, phối hợp có hiệu quả của cấp ủy, chính quyền địa phương và các sở, ban, ngành, đoàn thể; đội ngũ cán bộ, hội viên, phụ nữ trong toàn tỉnh luôn đoàn kết, thống nhất, năng động, sáng tạo, nhiệt huyết với công tác Hội và nhất là các phong trào thi đua nhằm phát hiện những điển hình tiên tiến xuất sắc nhất.
Nhà giáo ưu tú Mạc Thị Thanh Bình - Chủ tịch Hội LHPN thị xã Chơn Thành  nhận “Giải thưởng Phụ nữ Việt Nam” năm 2023(nguồn ảnh: Báo Bình Phước Online)
Nhà giáo ưu tú Mạc Thị Thanh Bình - Chủ tịch Hội LHPN thị xã Chơn Thành nhận “Giải thưởng Phụ nữ Việt Nam” năm 2023(nguồn ảnh: Báo Bình Phước Online)
Quán triệt sâu sắc Chỉ thị số 139-CT/TW ngày 21/5/2004 của Bộ Chính trị về việc “Tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân điển hình tiên tiến”, Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 07/4/2014 của Bộ Chính trị về “Tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng”, Luật Thi đua - Khen thưởng và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương, Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Ban Thường vụ Hội LHPN tỉnh đã ban hành các văn bản quán triệt, triển khai đến các cấp Hội, hội viên, phụ nữ trên toàn tỉnh; đồng thời, ban hành các văn bản giai đoạn, hàng năm về việc nhân rộng điển hình tiên tiến.

Trên cơ sở các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương, của tỉnh và kế hoạch giai đoạn, hàng năm về việc nhân rộng điển hình tiên tiến, Ban Thường vụ Hội LHPN tỉnh đã chỉ đạo các cấp Hội đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền đến cán bộ, hội viên và các tầng lớp phụ nữ các văn bản của Đảng, Nhà nước và của tỉnh về công tác thi đua, khen thưởng, trọng tâm là Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 07/4/2014 của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới công tác thi đua khen thưởng; Chỉ thị số 07/CT-TTg ngày 19/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh phòng, chống tiêu cực trong công tác quản lý công chức, viên chức và thi đua, khen thưởng; Luật Thi đua, Khen thưởng và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thi đua, Khen thưởng; Quyết định số 2514/QĐ-UBND ngày 27/9/2021 của UBND tỉnh về ban hành đề án phát hiện, bồi dưỡng nhân rộng điển hình tiên tiến trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025…; thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động do Trung ương, UBND tỉnh và Trung ương Hội LHPN Việt Nam phát động như: Phong trào thi đua, cuộc vận động: Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”; “Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững” gắn với phong trào thi đua “Cả nước chung tay vì người nghèo - Không ai bị bỏ lại phía sau”; “Cả Nước chung tay xây dựng nông thôn mới”; phong trào thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025 theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI và Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; phát động đợt thi đua đặc biệt lập thành tích chào mừng Đại hội đại biểu Phụ nữ các cấp; phong trào thi đua đặc biệt “Toàn dân đoàn kết, chung sức, đồng lòng thi đua phòng, chống và chiến thắng đại dịch Covid - 19”; “Xây dựng người phụ nữ Việt Nam thời đại mới” giai đoạn 2022 - 2027, gắn với phong trào thi đua “Phụ nữ Bình Phước nói lời hay, làm việc tốt”; “Phụ nữ với phong trào xây dựng khu dân cư sạch mọi nơi, đẹp mọi chỗ”; Cuộc vận động xây dựng gia đình “5 không, 3 sạch”, “5 có. 3 sạch”…

Hằng năm, Hội LHPN các cấp đã định kỳ sơ kết, đánh giá hiệu quả của các điển hình trong mỗi giai đoạn để kịp thời rút kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo xây dựng, đồng thời lựa chọn những mô hình thật sự xuất sắc tiêu biểu, có sức lan tỏa trong hệ thống hội, tổ chức tôn vinh khen thưởng, học tập và nhân rộng các mô hình trên phạm vi toàn đơn vị, địa phương; tuyên truyền sâu rộng, kịp thời, có hiệu quả những nhân tố mới, điển hình tiên tiến. Tiếp tục đổi mới nội dung hình thức và biện pháp tuyên truyền, nhân rộng điển hình tiên tiến theo hướng thiết thực phù hợp với thực tiễn của cơ quan, đơn vị, địa phương và yêu cầu nhiệm vụ chính trị được giao.

Việc phát hiện bồi dưỡng, tổng kết, nhân rộng điển hình tiên tiến trong các phong trào thi đua yêu nước được thực hiện thông qua nhiều hình thức như lồng ghép với hội nghị tổng kết năm, hội nghị chuyên đề, Ban Thường vụ Hội LHPN tỉnh đã tổ chức ký kết giao ước và phát động thi đua đến Hội LHPN các huyện, thị, thành phố, đơn vị trực thuộc, tổ chức thành viên. Đồng thời, ban hành tiêu chí thi đua, trong đó đưa nội dung về triển khai các phong trào thi đua, cuộc vận động, tuyên truyền, giới thiệu các tập thể, cá nhân điển hình, mô hình tiêu biểu... để đánh giá, xếp loại thi đua và xét khen thưởng hàng năm.Trên cơ sở đó, Hội LHPN các huyện, thị, thành phố, đơn vị trực thuộc, tổ chức thành viên đều ban hành kế hoạch và phát động thi đua đến các cấp Hội, hội viên, phụ nữ. Công tác biểu dương, nhân rộng điển hình tiên tiến được quan tâm chỉ đạo thực hiện bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú, như: tổ chức hội nghị biểu dương, tôn vinh phụ nữ, các mô hình tiêu biểu trên các lĩnh vực, phối hợp với Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước đẩy mạnh tuyên truyền, giới thiệu các tập thể, cá nhân điển hình, mô hình tiêu biểu trên các chuyên mục, chuyên trang của Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước; tuyên truyền các gương điển hình trên các trang thông tin điện tử, panapage của các cấp Hội, của tỉnh; đồng thời, chú trọng phát hiện và nhân rộng điển hình tiên tiến từ cơ sở và trong các phong trào thi đua, nhằm tạo sức lan tỏa trong các phong trào thi đua. Bên cạnh đó, định kỳ hàng quý, Hội LHPN tỉnh đều báo cáo bằng văn bản về Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh các tập thể, cá nhân điển hình, mô hình tiêu biểu, cách làm hay, sáng tạo.

Các phong trào được các cấp Hội kịp thời chỉ đạo, triển khai sâu rộng và được cán bộ, hội viên, phụ nữ tích cực hưởng ứng, tham gia. Qua đó, đã ghi nhận, biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân có nhiều thành tích xuất sắc trong các phong trào thi đua; tạo động lực, nhân tố nòng cốt, thúc đẩy các phong trào thi đua trong các cấp Hội, hội viên, phụ nữ từ năm 2014 đến nay phát triển mạnh. Trong 10 năm qua, các cấp Hội đã phát hiện, bồi dưỡng, biểu dương, bằng nhiều hình thức trên 2.928 tập thể, cá nhân. Trong đó, có 165 tập thể, 410 cá nhân được tuyên dương, khen thưởng tại các Hội nghị thi đua yêu nước do các cấp Hội tổ chức.

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác phát hiện, bồi dưỡng, nhân rộng mô hình, điển hình tiên tiến trong thời gian qua còn một số hạn chế cần khắc phục như: Một số nơi do chưa thật sự quan tâm đến công tác chỉ đạo, triển khai nên việc tổ chức phong trào thi đua còn hình thức, chưa có nhiều đổi mới, sáng tạo trong phương thức tổ chức phong trào thi đua. Công tác tuyên truyền phong trào thi đua yêu nước chưa có nhiều đổi mới, hình thức, nội dung tuyên truyền chưa phong phú, thiếu tính liên tục. Trong công tác phát hiện, bồi dưỡng, xây dựng các điển hình tiên tiến chưa phát hiện được nhiều nhân tố mới, mô hình mới, cách làm hay để phổ biến, nhân rộng, tạo sức lan tỏa rộng trong toàn tỉnh. Việc khen đột xuất chưa thực hiện thường xuyên, tỷ lệ khen thưởng thấp nên có lúc chưa kịp thời động viên, khích lệ phong trào thi đua, cũng như những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc. Việc sơ kết, tổng kết các phong trào thi đua chưa được thực hiện thường xuyên, do đó các mô hình, kinh nghiệm làm hay chưa được sơ kết, tổng kết nhân rộng để phát huy hiệu quả học tập kinh nghiệm lẫn nhau.

Để tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được và khắc phục hạn chế trong thời gian qua, các cấp hội phụ nữ đề ra một số giải pháp nhằm thực hiện tốt việc phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết, nhân rộng điển hình tiên tiến; xây dựng tiêu chí đánh giá điển hình tiên tiến trong các phong trào thi đua yêu nước đó là:

 1. Thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo việc xây dựng điển hình tiên tiến trong cơ quan; công tác phát hiện, bồi dưỡng, nhân rộng điển hình tiến tiến phải gắn với phong trào thi đua cụ thể, có tiêu chí rõ ràng, cụ thể và gắn với đặc thù, tính chất, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị.

2. Tiếp tục đổi mới nội dung, đa dạng hóa hình thức và biện pháp tuyên truyền, nhân rộng điển hình tiên tiến. Quan tâm, tạo điều kiện, giúp các điển hình tiên tiến xác định được động cơ phấn đấu để tự trau dồi, rèn luyện về đạo đức, lối sống, hoàn thiện bản thân hơn.

3. Tiếp tục tổ chức thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua, cuộc vận động: “Xây dựng người Phụ nữ Việt Nam thời đại mới”, giai đoạn 2022 - 2027, gắn với phòng trào thi đua: “Phụ nữ Bình Phước nói lời hay, làm việc tốt”, “Phụ nữ với phong trào xây dựng khu dân cư sạch mọi nơi, đẹp mọi chỗ”; Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” gắn với xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh; phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, rèn luyện phẩm chất đạo đức “Tự tin - Tự trọng - Trung hậu - Đảm đang”, phong trào “Xây dựng đô thị kỷ cương, văn minh, công dân gương mẫu, tự giác” gắn với học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

4. Định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết các phong trào thi đua, gắn với biểu dương, khen thưởng, tôn vinh các điển hình nhằm tạo sức lan tỏa sâu rộng trong cơ quan, đơn vị và toàn xã hội. Đồng thời, lựa chọn những mô hình thực sự tiêu biểu, để trao đổi học tập kinh nghiệm và nhân rộng.

Nguồn tin: KHÁNH LIÊN -BDVTU

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây