Chức năng nhiệm vụ

TỈNH ỦY BÌNH PHƯỚC
*
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Bình Phước, ngày 04 tháng 9 năm 2018
                  Số 12- QĐi/TU
Quy Định
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức
bộ máy và mối quan hệ công tác
của Ban Dân vận Tỉnh ủy
- Căn cứ Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam;
- Căn cứ Quy định số 04 - QĐi/TW, ngày 25/7/2018 của Ban Bí thư Trung ương Đảng quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc tỉnh uỷ, thành uỷ trực thuộc Trung ương;
- Căn cứ Quyết định số 999-QĐ/TU ngày 10/4/2018 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về việc ban hành Đề án triển khai thực hiện Nghị quyết số 18 - NQ/TW và Nghị quyết số 19 - NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành trung ương khóa XII;
- Xét đề nghị vủa Ban Dân vận Tỉnh ủy,
Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy và mối quan hệ công tác của Ban Dân vận Tỉnh ủy như sau:
Điều 1. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
1. Chức năng
1.1. Là cơ quan tham mưu, giúp việc của Tỉnh uỷ mà trực tiếp, thường xuyên là Ban Thường vụ Tỉnh uỷ và Thường trực Tỉnh uỷ về công tác dân vận.
1.2. Là cơ quan chuyên môn, nghiệp vụ về công tác dân vận của Tỉnh uỷ (bao gồm cả công tác dân tộc, tôn giáo); là cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, Ban chỉ đạo công tác tôn giáo của tỉnh.
2. Nhiệm vụ
2.1. Nghiên cứu, đề xuất và thực hiện
a) Chủ trì, phối hợp tham mưu, đề xuất xây dựng các nghị quyết, quyết định, chỉ thị, quy định, quy chế, chương trình công tác dân vận và chủ trương, giải pháp về công tác dân vận của Tỉnh uỷ và Ban Thường vụ Tỉnh uỷ.
b) Chủ trì, phối hợp nghiên cứu, đề xuất Tỉnh uỷ, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ cụ thể hoá các chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, quy định, quyết định, quy chế, kết luận của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác dân vận, dân tộc, tôn giáo, phát huy quyền làm chủ của nhân dân và triển khai tổ chức thực hiện.
c) Tham mưu giúp cấp uỷ nắm tình hình và chỉ đạo hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội, hội quần chúng ở địa phương; hoạt động công tác dân vận của các cơ quan nhà nước ở địa phương.
d) Phối hợp với các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể theo dõi, tổng hợp tình hình nhân dân (bao gồm cả tình hình dân tộc, tôn giáo, các giai tầng xã hội, các vấn đề bức xúc trong nhân dân), báo cáo và tham mưu kịp thời với Tỉnh uỷ, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ để lãnh đạo, chỉ đạo công tác dân vận và xử lý những vấn đề phát sinh.
e) Tham gia ý kiến với các cơ quan chính quyền trong việc thể chế hoá nghị quyết, quyết định, chỉ thị, quy định, quy chế, kết luận của Đảng về công tác dân vận, tôn giáo, dân tộc và phát huy quyền làm chủ của nhân dân.
g) Thực hiện việc báo cáo định kỳ và đột xuất với Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Ban Dân vận Trung ương theo quy định.
h) ơ kết, tổng kết về công tác dân vận.
2.2. Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát
a) Việc thực hiện các chủ trương, nghị quyết, quyết định, chỉ thị, quy định, quy chế, kết luận của Đảng về công tác dân vận.
b) Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về công tác dân vận cho cấp uỷ và cán bộ làm công tác dân vận của đảng trong tỉnh.
2.3. Thẩm định, thẩm tra
a) Các đề án, văn bản về công tác dân vận trước khi trình Tỉnh uỷ, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Thường trực Tỉnh uỷ.

b) Tham gia ý kiến đối với các đề án, dự án thuộc lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, quốc phòng - an ninh... có liên quan đến công tác dân vận, dân tộc, tôn giáo; các đề án, dự án có liên quan đến quyền làm chủ của nhân dân và công tác dân vận của các cơ quan nhà nước.
2.4. Phối hợp
a) Với Ủy ban Kiểm tra Tỉnh uỷ tham mưu, giúp Tỉnh uỷ xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát hằng năm về công tác dân vận.
b) Với các ban, ngành liên quan trong các hoạt động chung về công tác dân vận; công tác nghiên cứu, kiểm tra, đào tạo, bồi dưỡng, thông tin... về công tác dân vận ở địa phương.
c) Với Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, các cơ quan liên quan và các hội quần chúng trong công tác vận động nhân sĩ, trí thức, người có uy tín trong đồng bào các dân tộc thiểu số và chức sắc trong tôn giáo; trong việc tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền.

d ) Với Ban Tổ chức Tỉnh uỷ trong công tác cán bộ theo quy định của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về phân cấp quản lý cán bộ và giới thiệu cán bộ ứng cử; trong việc quản lý tổ chức bộ máy, biên chế và việc thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, người lao động của Ban Dân vận Tỉnh uỷ.
 e) Với Văn phòng Tỉnh uỷ giúp Tỉnh uỷ, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy chế làm việc của Tỉnh uỷ, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ.
2.5. Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Thường trực Tỉnh uỷ giao
a) Là cơ quan Thường trực Ban chỉ đạo thực hiện QCDC ở cơ sở; nắm tình hình và tham mưu cho cấp ủy chỉ đạo hoạt động công tác dân vận của các cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang ở địa phương.
b) Là cơ quan Thường trực Ban chỉ đạo công tác tôn giáo tỉnh; nắm bắt tình hình và tham mưu cho cấp ủy chỉ đạo hoạt động công tác tôn giáo của hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh, để thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước về hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo.

c) Giúp Tỉnh ủy trực tiếp chỉ đạo các hoạt động của các ban chỉ đạo liên quan đến công tác dân vận đã được Tỉnh ủy phân công.
3. Trách nhiệm, quyền hạn của Ban Dân vận Tỉnh ủy
- Chịu trách nhiệm trước Tỉnh uỷ, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Thường trực Tỉnh uỷ trong tham mưu, đề xuất cho cấp uỷ và thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Ban.
- Được yêu cầu các cấp uỷ, tổ chức đảng trực thuộc Tỉnh uỷ báo cáo, cung cấp hồ sơ, tài liệu phục vụ cho việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Ban.
- Được cử cán bộ dự các cuộc họp, hội nghị của cấp uỷ trực thuộc, các sở, ban, ngành, đảng đoàn, ban cán sự đảng, các cơ quan liên quan bàn về nội dung thuộc lĩnh vực chuyên môn do Ban phụ trách.
- Thực hiện nhiệm vụ, trách nhiệm, thẩm quyền của chủ thể kiểm tra, giám sát theo quy định tại Điểm 1.2.1, Khoản 1.2, Mục 1, Phần I Quy định số 30-QĐ/TW, ngày 26/7/2016 của Ban Chấp hành Trung ương quy định thi hành Chương VII và Chương VIII Điều lệ Đảng về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng.
Điều 2. Tổ chức bộ máy
1. Lãnh đạo Ban
Gồm có Trưởng ban và 03 Phó Trưởng ban. Trong đó: UVBTV-Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy kiêm Chủ tịch UBMTTQVN tỉnh; 01 Phó Trưởng ban Thường trực phụ trách công tác dân vận; 01 Phó Trưởng ban là Phó Chủ tịch UBMTTQVN tỉnh; 01 Phó Trưởng ban là Trưởng một đoàn thể tỉnh.
2. Các phòng trực thuộc
- Phòng Đoàn thể và các hội
- Phòng Dân vận các cơ quan Nhà nước
Tối thiểu 5 người (biên chế) mới thành lập phòng. Đủ 10 biên chế trở lên sẽ bố trí 01 cấp trưởng và không quá 02 cấp phó; từ 05 đến 09 biên chế sẽ bố trí 01 cấp trưởng và 01 cấp phó; phòng dưới 5 biên chế chỉ được bố trí trưởng phòng, không bố trí phó phòng.
Trưởng ban quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy các phòng trực thuộc Ban.
Điều 3. Biên chế
- Biên chế của Ban Dân vận Tỉnh ủy do Ban Thường vụ Tỉnh ủy quyết định trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, vị trí việc làm, cơ cấu cán bộ, công chức phù hợp với tổng số biên chế được giao và cân đối với các cơ quan tham mưu, giúp việc khác của Tỉnh ủy.
- Biên chế năm 2018 của Ban Dân vận Tỉnh ủy (sau khi đã giảm 2,5% biên chế của Ban): 19 người (bao gồm công chức và hợp đồng 68); biên chế của từng phòng thuộc Ban do Trưởng ban quyết định trên cơ sở tổng biên chế được giao. Đảm bảo đến năm 2021 giảm 10% biên chế được giao (tương ứng với mỗi năm giảm 2,5%, kể từ năm 2018).
Chế độ, chính sách đối với số cán bộ công chức, người lao động dôi dư, không còn vị trí việc làm sau sắp xếp tổ chức bộ máy: thực hiện theo quy định của Chính phủ và của Tỉnh ủy, Hội đồng Nhân dân tỉnh, Ủy ban Nhân dân tỉnh.
Điều 4. Mối quan hệ công tác
1. Đối với Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy và Ban Dân vận Trung ương
- Ban Dân vận Tỉnh ủy chịu sự lãnh đạo và chỉ đạo về mọi mặt của Tỉnh ủy mà trực tiếp và thường xuyên là Thường trực Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy; thực hiện đầy đủ, kịp thời chế độ báo cáo định kỳ và báo cáo đột xuất (nếu có) với Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy.
- Giúp Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra các huyện ủy, thị ủy, đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy, các ban cán sự đảng, đảng đoàn thực hiện các nghị quyết, chỉ thị về công tác dân vận của Đảng; đề xuất ý kiến của Ban với Ban Thường vụ, Thường trực Tỉnh ủy về những kiến nghị của địa phương, các ban ngành trong công tác dân vận.
Ban Dân vận Tỉnh ủy chịu sự hướng dẫn, kiểm tra, giám sát của Ban Dân vận Trung ương về chuyên môn, nghiệp vụ và thực hiện chế độ thống kê, báo cáo đối với Ban Dân vận Trung ương.
2. Đối với Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể chính trị-xã hội, hội quần chúng cấp tỉnh
- Chủ trì, phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội, hội quần chúng triển khai các nghị quyết, quyết định, chỉ thị, quy định, quy chế, kết luận của Trung ương, của Tỉnh ủy về công tác dân vận.
- Phối hợp nghiên cứu hướng dẫn triển khai nghị quyết, quyết định, chỉ thị, quy định, quy chế, kết luận và kiểm tra theo chức năng, nhiệm vụ được Tỉnh ủy giao.
3. Đối với Thường trực Hội đồng Nhân dân tỉnh và Ủy ban Nhân dân tỉnh.
- Khi triển khai thực hiện nhiệm vụ công tác dân vận (bao gồm công tác dân tộc, tôn giáo) có gắn với công tác quản lý nhà nước, Ban Dân vận Tỉnh ủy phối hợp với Thường trực HĐND tỉnh, UBND tỉnh, các sở, ban ngành, tạo điều kiện, hỗ trợ lẫn nhau để cùng hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- Tại kỳ họp HĐND và UBND tỉnh bàn chủ trương, chính sách, chế độ,… có liên quan đến lĩnh vực công tác dân vận, thì phải mời lãnh đạo Ban Dân vận Tỉnh ủy dự, tham gia ý kiến. Những nội dung cần thiết, lãnh đạo các đơn vị phải trực tiếp trao đổi để phối hợp thực hiện nhiệm vụ của mỗi bên.
4. Đối với huyện ủy, thị ủy, đảng ủy trực thuộc, ban cán sự đảng, đảng đoàn (gọi tắt chung là cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc) và Ban Dân vận cấp ủy trực thuộc Tỉnh ủy
- Quan hệ giữa Ban Dân vận Tỉnh ủy với cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc Tỉnh ủy là quan hệ phối hợp, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát về triển khai thực hiện công tác dân vận; tham gia ý kiến với cấp ủy về công tác tổ chức cán bộ lãnh đạo ngành dân vận theo phân cấp.
- Quan hệ giữa Ban Dân vận Tỉnh ủy với Ban Dân vận huyện, thị là quan hệ hướng dẫn, kiểm tra, giám sát trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được phân công về chuyên môn, nghiệp vụ, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.
Điều 5. Điều khoản thi hành
- Ban Dân vận Tỉnh ủy, Văn phòng Tỉnh ủy, các ban xây dựng đảng Tỉnh ủy, ban cán sự đảng, đảng đoàn, các huyện ủy, thị ủy, đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy và các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thực hiện Quy định này.
- Trên cơ sở Quy định này, Ban Dân vận Tỉnh ủy xây dựng quy chế làm việc của Ban. Trong đó yêu cầu các đồng chí phó ban kiêm nhiệm phải được phân công nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng, thực chất, tránh hình thức.
- Quy định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký, thay thế Quyết định số 441-QĐ/TU ngày 25/11/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy “về việc ban hành quy định về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Ban Dân vận Tỉnh ủy”.
 
Nơi nhận:
- Ban Dân vận TW(T78+HN),  
- Các đồng chí UV.BTV, Tỉnh uỷ,
- Các Ban đảng, Ban cán sự đảng, Đảng đoàn,
đảng uỷ trực thuộc,
- Các sở, ban ,ngành, MTTQ và các đoàn thể,
- Các đơn vị liên quan,
- Đăng Website Tỉnh ủy,
- Lưu Văn phòng Tỉnh ủy.
     T/M BAN THƯỜNG VỤ
PHÓ BÍ THƯ THƯỜNG TRỰC
 
(Đã ký)

Trần Tuệ Hiền




 
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập3
  • Hôm nay1,437
  • Tháng hiện tại46,521
  • Tổng lượt truy cập1,144,655
hcm bdv001 hcm bdv002
Liên kết


bien dao01bien dao02
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây