Sự Khác Biệt Giữa A La Hán và Bồ Tát

Khi chúng ta đi chùa, hoặc độc một phẩm môn Phật Giáo thường nghe thấy vị này chứng đắc A La Hán, vì kia chứng đắc quả Bồ Tát. Có lúc thấy vị Bồ tát nọ đứng chung với A La Hán kia. Vậy Bồ Tát là gì? A La Hán là gì ? Sự khác nhau giữa A La Hán và Bồ Tát như thế nào mời quý vị cùng xem bài viết dưới đây:

  1. Khác nhau về tên gọi và ý nghĩa

A La Hán : 

chính là tên gọi phiên âm của Arahat. Hay A La Hán chính là một từ mượn được phiên âm từ tiếng Phạn là Arahat.

Ý nghĩa về tên gọi của A La Hán gồm có 3 ý chính : sát tặc, vô sanh và ứng cúng

Sát tặc: sát tức là giết, tặc tức là phiền muộn, phiền lo, phiền não. Sắt tặc tức là diệt sạch, loại bỏ sạch những phiền não.

Vô sanh: tức là thoát khỏi vòng sinh tử luân hồi. Sau khi đạt được cảnh giới niết bàn sẽ không chuyển kiếp

Ứng cúng: vì công đức tu hạnh và giữ giới luật nên các ngài xứng đáng được chúng sanh cúng dường.

Xem thêm: Tứ thành quả là gì ?

Bồ Tát:

Bồ Tát hay còn gọi là bồ đề tát đỏa. Trong tiếng Phạn Bồ Tát được gọi là Bodhisatva. Bồ Tát tức là sự giác ngộ và giải thoát. Bồ Tát không chỉ có ý nghĩa tự tu hạnh Bồ Tát mà còn phổ độ hết thảy chúng sanh thành Phật, thành Bồ Tát.

Bồ Tát có thể là bất cứ ai, miễn người đó có thể làm lợi cho tất cả mọi người, luôn luôn có tấm lòng vị tha, bao dung và từ bi. Có thể cứu vớt được khổ đau của bất kỳ một người nào khác thì cũng đều là Bồ Tát. Như vậy thì những người có sự giác ngộ đều có thể trở thành Bồ Tát.

Xem thêm: An cư kiết hạ vào tháng mấy

Khác biệt về hình thức

A la Hán: điều mà bắt buộc khi được chứng A La Hán là người đó phải là người đã xuất gia. Những người tu hành từ tỳ kheo hay sa môn. Tức là những người bình thường không xuất gia thì chắc chắn sẽ không bao giờ được chứng đắc A La Hán dù cho người đó có công đức và cúng dường bao nhiêu.

Bồ Tát: Bồ tát như nói ở trên thì chỉ cần là người có tấm lòng từ bi, luôn làm điều tốt có lợi cho mình và cho người. Bồ Tát không nhất thiết phải là người xuất gia.

Xem nhiều tượng Bồ Tát hơn tại : https://www.ruoctailoc.com/ 

Khác biệt về giới luật

Bồ Tát: Bồ tát có 2 loại :

Một là Bồ Tát xuất gia: Bồ tát xuất gia thường thọ 10 giới trọng và 48 giới khinh. Như vậy có tổng cộng là 58 giới. Bồ Tát xuất gia phải tuân theo tam tụ tịnh giới tức là trong tâm niệm phải dứt được các điều ác, hành thiện việc lành và cứu độ tất cả chúng sanh.

Bồ Tát tại gia: thọ 6 giới trọng và 28 giới khinh. Tổng cộng Bồ Tát tại gia sẽ tu trong 34 giới.

A la Hán: Lúc còn ở thân thể là một nhân loại thì A La Hán tu ở tỳ kheo sa môn. Tỳ kheo thọ 250 giới. Sau quá trình tự tu luyện thì sẽ đắc thành A La Hán luôn.

Khác biệt về tâm niệm

Bồ Tát: có tấm lòng phổ độ hết thảy các chúng sanh. Miễn là các chúng sanh cần người, niệm danh hiệu người hoặc các chúng sanh đau khổ lầm than.

A La Hán: nói chính xác hơn thì các vị này tự trải qua quá trình tu luyện khổ ải và cũng tự độ cho mình, cầu độ cho mình. Nên hiểu theo nghĩa sâu rộng hơn thì Bồ Tát chính là vị có tấm lòng độ lượng hơn so với A La Hán.

Khác biệt về pháp tu

Bồ Tát vốn xuất phát từ lòng từ bi, muốn phổ độ chúng sanh. Nên bồ tát ứng dụng hành pháp lục độ gồm 6 cảnh : bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn và cuối cùng là trí tuệ. Chính vì thế nên nhắc tới Bồ Tát là nhắc tới một người có tấm lòng bao la rộng lớn,

A La Hán: A La Hán vì xuất phát điểm là tỳ kheo nên thường các ngài được chứng sau khi nghe Phật thuyết pháp và tu theo quá trình khổ, tập, diệt, đạo. Sau khi tu và giác ngộ mới được chứng A La Hán.

Website: https://www.dotholocphat.com 

Fanpage: https://www.facebook.com/banthothantaiongdialocphat 

Youtube: https://www.youtube.com/@otholocphat2141 

ĐT: 093.173.8189

 

Khác biệt về độ sanh

A La Hán sau khi chứng quả thì nhập niết bàn và không độ sanh. Còn Bồ Tát sau khi chứng quả thì luôn luôn độ chúng sanh.

Khác biệt về bản nguyện

A La Hán nguyện tu nhân, chăm lo việc tu tập và luôn hướng đến việc diệt trừ hết mọi phiền não. Còn Bồ Tát sau khi tu tập thì phát hạnh nguyện cứu độ chúng sanh. Chính vì thế Đức Phật thường khen ngợi Bồ Tát có tấm lòng độ lượng bao la.

Đọc thêm: Tổng hợp bài khấn khi đi Chùa ngắn gọn, đúng lễ cầu bình an, may mắn


 
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập6
  • Hôm nay0
  • Tháng hiện tại79,019
  • Tổng lượt truy cập1,483,305
hcm bdv001 hcm bdv002
Liên kết


bien dao01bien dao02
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây