HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ BÙ GIA MẬP: HIỆU QUẢ TRONG THỰC HIỆN CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN, VẬN ĐỘNG CHỊ EM PHỤ NỮ DÂN TỘC THIỂU SỐ, PHỤ NỮ CÓ ĐẠO XÂY DỰNG TỔ CHỨC HỘI

Thứ ba - 19/11/2024 06:43 23 0
Với đặc thù của huyện miền núi, biên giới còn nhiều khó khăn, tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm khá đông, phần lớn là đồng bào dân tộc bản địa S’tiêng, M’Nông chiếm gần 40% dân số trên toàn huyện. Vì vậy Ban Thường vụ Hội LHPN huyện đã xác định công tác tuyên truyền, vận động phụ nữ dân tộc thiểu số, phụ nữ có đạo là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng, là điều kiện tiên quyết trong triển khai thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu Phụ nữ các cấp. Điều đó càng được khẳng định rõ hơn với Nghị quyết số 06/NQ-BCH về “Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động phụ nữ dân tộc thiểu số, phụ nữ có đạo trong tình hình hiện nay”.
Hội LHPN xã Phú Nghĩa, huyện Bù Gia Mập ra mắt Câu lạc bộ Hát Then                                       (Nguồn ảnh: Hội LHPN Bù Gia Mập)
Hội LHPN xã Phú Nghĩa, huyện Bù Gia Mập ra mắt Câu lạc bộ Hát Then (Nguồn ảnh: Hội LHPN Bù Gia Mập)
Để nắm bắt thông tin kịp thời cũng như tăng cường vận động phụ nữ DTTS xây dựng tổ chức Hội, các cấp Hội đã thực hiện đồng bộ qua nhiều hình thức, như: thông qua công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; thông qua hội viên nòng cốt; công tác giám sát, phản biện; tổ chức đối thoại trực tiếp với cấp ủy, chính quyền; triển khai các phong trào thi đua, Cuộc vận động, các Đề án, Dự án, công tác an sinh xã hội cho phụ nữ ĐBDTTS như chương trình đồng hành cùng Phụ nữ biên cương, không có ai bị bỏ lại phía sau, triệu phần quà yêu thương, thực hiện dự án 8 qua đó đã đạt nhiều kết quả đáng khích lệ như:

Trong năm qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ  các cấp trong toàn huyện đã phối hợp tổ chức: 19 cuộc tuyên truyền, truyền thông, cho phụ nữ và trẻ em đặc biệt là phụ nữ ĐBTTTS; 11 cuộc tư vấn pháp luật cho phụ nữ vùng biên giới, phụ nữ người dân tộc thiểu số, tôn giáo; tập trung nguồn lực để củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động tổ chức Hội, tập trung vào vùng đồng bào dân tộc thiểu số, tôn giáo, củng cố và phát triển hội viên nòng cốt; xây dựng các mô hình Dệt thổ cẩm của các chị em ĐBDTTS (Phú Văn), CLB hát then (Phước Minh), CLB “Phụ nữ dân tộc tham gia bảo vệ biên giới”, “Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế” trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại xã Đăk Ơ, huyện Bù Gia Mập.

Xác định công tác bình đẳng giới, nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ DTTS phải được thực hiện trên tất cả các lĩnh vực từ chính trị, kinh tế, giáo dục và đào tạo, y tế đến văn hóa thông tin trong đời sống của đồng bào DTTS. Hội LHPN  huyện phối hợp các cấp, các ngành trên tất cả các lĩnh vực đã tạo nên “luồng gió mới” góp phần thay đổi cuộc sống của phụ nữ đồng bào DTTS bằng nhiều phương thức như: hỗ trợ vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội, Vốn Tình thương của Hội LHPN tỉnh Bình Phước, tổ chức các buổi tập huấn kiến thức, giống cây trồng, vật nuôi; tổ chức các buổi tọa đàm, giao lưu chia sẻ kinh nghiệm; tạo điều kiện cho chị em tham gia trưng bày sản phẩm tại các ngày hội phụ nữ khởi nghiệp hàng năm; giới thiệu việc làm hội viên, phụ nữ; vận động hỗ trợ nhiều nguồn lực giúp chị em phát triển kinh tế, tổ chức giám sát chuyên đề về việc: thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm tại trường mầm non; việc thực hiện chính sách hỗ trợ cho phụ nữ thuộc hộ nghèo là người dân tộc thiểu số khi sinh con đúng chính sách dân số theo Nghị định số 39/2015/NĐ-CP ngày 27/4/2015 của Chính phủ.

Thông qua các hoạt động trên đã góp phần nâng cao nhận thức cho hội viên, phụ nữ, từng bước thay đổi nếp nghĩ, cách làm; đồng thời, tuyên truyền, vận động gia đình, người thân và Nhân dân nơi cư trú chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, xây dựng gia đình “No ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc”; tham gia tích cực vào các phong trào thi đua yêu nước ở địa phương, của các cấp Hội; thu hút phụ nữ tham gia tổ chức Hội, xây dựng tổ chức Hội vững mạnh toàn diện.. nhằm kịp thời và phản ánh cho cấp ủy Đảng, chính quyền giải quyết những vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hội viên, phụ nữ; tích cực hưởng ứng các phong trào thi đua yêu nước của Hội, của địa phương. Nhiều chị đã thực sự là tấm gương sáng cho hội viên, phụ nữ noi theo tiêu biểu như: chị  Thị Buôl (Đức Hạnh), Chị Thị Huynh (Đa Kia), trong công tác xây dựng tổ chức Hội cơ sở; Chị Thạch Thị Chanh Đa (Đắk Ơ)... trong tuyên truyền vận động hội viên phụ nữ thực hiện phong trào phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình.

Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, công tác tuyên truyền, vận động chị em phụ nữ dân tộc thiểu số, phụ nữ có đạo xây dựng tổ chức Hội vẫn còn có những hạn chế nhất định, như: Một số nơi, cán bộ hội còn hạn chế trong công tác tuyên truyền vận động phụ nữ tham gia tổ chức Hội, nhiều vấn đề phát sinh, chưa nắm bắt, phản ánh tư tưởng của phụ nữ kịp thời, thiếu thông tin định hướng tư tưởng; Một số nguyện vọng chính đáng của hội viên, phụ nữ chậm được giải quyết…

Để khắc phục những tồn tại nêu trên và thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động phụ nữ đặc biệt phụ nữ dân tộc thiểu số, tôn giáo trên địa bàn huyện trong thời gian tới, các cấp Hội đề ra một số nhiệm vụ để thực hiện, cụ thể:

Một là, với phương châm ở đâu có phụ nữ, ở đó có tổ chức hội nên việc thay đổi cách tiếp cận và đa dạng hóa phương thức vận động, tập hợp phụ nữ dân tộc thiểu số theo tôn giáo. Việc tuyên truyền không chỉ hướng tới phụ nữ, mà còn phải tiếp cận theo nhóm đối tượng có ảnh hưởng quan trọng đến phụ nữ trong gia đình và cộng đồng.

Hai là, nội dung, hình thức tuyên truyền, vận động cũng thường xuyên được thay đổi. Thiết kế các chương trình, và phát triển các mô hình, các câu lạc bộ hoạt động hiệu quả thu hút hội viên phụ nữ; Tăng cường sử dụng người dân tộc tại chỗ trong việc hướng dẫn, vận động, tập hợp và tổ chức phụ nữ vào các nhóm phù hợp.

Ba là, cải tiến sinh hoạt chi/tổ hội phụ nữ, phấn đấu tăng tỉ lệ hội viên phụ nữ dân tộc thiểu số theo tôn giáo, phát huy vai trò hội viên nòng cốt dân tộc thiểu số, tôn giáo. Vận động các chi hội phụ nữ hoạt động hiệu quả có điều kiện kết nghĩa, hỗ trợ giúp đỡ các chi hội còn nhiều khó khăn và các gia đình hội viên nghèo…

Bốn là, thường xuyên tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Hội LHPN các cấp, nhất là cấp cơ sở. Xây dựng và thực hiện cơ chế tuyển chọn, bồi dưỡng cán bộ Hội các cấp làm công tác dân tộc, công tác tôn giáo. Phát hiện, tạo nguồn và giới thiệu nguồn cán bộ Hội, cán bộ nữ là người dân tộc thiểu số, người có đạo cho cấp ủy Đảng cùng cấp để phát triển đảng viên nữ và bố trí vào các chức danh lãnh đạo, quản lý các cấp.

Năm là, làm tốt công tác vận động, tranh thủ sự ủng hộ của các chức sắc, hội nhóm tôn giáo trong công tác tuyên truyền vận động phụ nữ dân tộc thiểu số sống tốt đời đẹp đạo.

Nguồn tin: KL-BDVTU

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây