NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC TRONG VIỆC XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ NĂM 2023

Thứ sáu - 15/12/2023 05:17 257 0
Trong năm 2023, việc thực hiện QCDC và Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh tiếp tục có sự chuyển biến tích cực. Các cấp ủy Đảng quan tâm chỉ đạo xây dựng kế hoạch triển khai, tuyên truyền quán triệt các văn bản của Trung ương, của Tỉnh về thực hiện QCDC ở cơ sở; Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở; quan tâm giải quyết những nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của nhân dân, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo”. Các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp chú trọng gắn thực hiện QCDC với thực hiện nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị. Hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể tiếp tục được đổi mới theo hướng sát cơ sở; phát huy vai trò nòng cốt trong phối hợp tuyên truyền vận động đoàn viên, hội viên và nhân dân tham gia thực hiện các phong trào ở cơ sở, cụ thể:
UVBTVTU – Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy – Chủ tịch UBMTTQVN tỉnh Lê Thị Xuân Trang, triển khai, quán triệt Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh. Nguồn Báo Bình Phước
UVBTVTU – Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy – Chủ tịch UBMTTQVN tỉnh Lê Thị Xuân Trang, triển khai, quán triệt Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh. Nguồn Báo Bình Phước
Thực hiện quy chế dân chủ ở xã, phường, thị trấn
Việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở ở các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh luôn gắn với thực hiện phương châm “dân biết, dân bàn, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”, được kiểm tra ngày càng sâu rộng, từng bước vững chắc và thực sự đi vào cuộc sốnggắn với nhiệm vụ chính trị phát triển kinh tế – xã hội ở địa phương; phát động thi đua trong phong trào thi đua “Dân vận khéo”; cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; đồng thời, thường xuyên thông tin tuyên truyền cho các tầng lớp nhân dân về kết quả đấu tranh phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội, phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc, phong trào thi đua yêu nước. Qua đó, tạo điều kiện cho nhân dân hiểu về quyền lợi và nghĩa vụ công dân, tăng cường niềm tin đối với Đảng, chính quyền, góp phần tích cực vào sự phát triển của địa phương.  Thực hiện tốt việc công khai các nội dung cho nhân dân biết, dân bàn, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng được cấp ủy, chính quyền các cấp theo quy định tại Pháp lệnh 34/2007/UBTVQH11 bằng nhiều hình thức phù hợp. Chính quyền xã, phường, thị trấn quan tâm đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, nhất là cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông”, dịch vụ công trực tuyến trên cổng dịch vụ công của tỉnh mức độ 3, mức độ 4 đạt tỷ lệ 90%; tỷ lệ tiếp nhận hồ sơ thủ tục hành chính trên môi trường điện tử đã được nâng cao đạt 97%. Hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến đã được đầu tư trang bị đến tận cấp xã; tỷ lệ cán bộ công chức sử dụng hộp thư điện tử công vụ trong xử lý công việc đạt 90%. Hệ thống thông tin một cửa điện tử được triển khai đồng bộ tại 100% UBND cấp xã.
 
Thực hiện quy chế dân chủ trong cơ quan hành chính Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập
Các cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các nội dung quy định của Nghị định số 04/2015/NĐ-CP. Tăng cường công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân theo quy định pháp luật. Về công tác tiếp công dân: năm 2023, các cơ quan hành chính đã tiếp 4.460 lượt với 3.304 người, 2.901 vụ; số đoàn đông người được tiếp là 32 đoàn, thủ trưởng cơ quan cơ quan, đơn vị tiếp 955 lượt. Tiếp nhận, xử lý 568 đơn với 1.011 vụ việc. Số đơn thuộc thẩm quyền 426 đơn với 534 vụ việc, số đơn không thuộc thẩm quyền 142 đơn với 477 vụ việc. Về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thuộc thẩm quyền: Tổng số đơn khiếu nại: 90 đơn/85 vụ việc, trong đó đã giải quyết 76/85 vụ việc, đang giải quyết 9/85 vụ việc; số vụ việc rút đơn 07/76.

Trong công tác cải cách hành chính, việc nâng cao chất lượng giải quyết TTHC; rà soát, điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung các TTHC không còn phù hợp được tập trung quyết liệt, hướng đến mục tiêu từng bước đơn giản hóa, rút ngắn thời gian giải quyết TTHC. Từ đầu năm đến nay: toàn tỉnh có 24 TTHC công bố mới; 771 TTHC sửa đổi, bổ sung; 24 TTHC bãi bỏ; 13 TTHC thay thế. Ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong công tác cải cách hành chính qua các hoạt động xây dựng chính quyền điện tử, ứng dụng dịch vụ công trực tuyến tại tỉnh. Cổng dịch vụ công của tỉnh hiện tích hợp 1.441 dịch vụ công kết nối Cổng dịch vụ công quốc gia (xếp thứ 07/63 tỉnh, thành phố), trong đó có 1.064 dịch vụ công trực tuyến toàn trình đạt tỉ lệ (73,8%), 377 dịch vụ công trực tuyến một phần đạt tỉ lệ (26,2%); Tỷ lệ tiếp nhận hồ sơ TTHC trên môi trường điện tử đã được nâng cao, thực hiện dịch vụ chứng thực điện tử đã triển khai tại 11/11 cấp huyện,111/111 cấp xã; Hệ thống thông tin một cửa điện tử được triển khai đồng bộ tại 100% UBND cấp huyện, cấp xã, góp phần hiện đại hóa, công khai, minh bạch hoạt động giải quyết TTHC, cải thiện môi  trường đầu tư kinh doanh, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh và tạo niềm tin đối với người dân, doanh nghiệp. Trung tâm IOC tỉnh và 03 Trung tâm IOC cấp huyện đã phát triển hệ thống hợp dữ liệu, cập nhật tình hình kinh tế, xã hội tại địa phương phục vụ chỉ đạo điều hành của lãnh đạo. Triển khai Sổ tay đảng viên điện tử tại tỉnh cho 79 tổ chức đảng với tổng số 10.132 đảng viên đăng ký thành công đạt tỉ lệ 100%.

Thực hiện quy chế dân chủ trong doanh nghiệp.
Việc thực hiện quy chế dân chủ theo Nghị định số 145/2020/NĐ-CP của Chính phủ và Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở trong  năm 2023 tiếp tục có nhiều chuyển biến tích cực, ngay từ đầu năm công đoàn các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã chủ động phối hợp với chủ doanh nghiệp, người sử dụng lao động  tổ chức hội nghị công nhân viên chức người lao động, tổ chức đối thoại trực tiếp, thông qua đó người sử dụng lao động tiếp thu đầy đủ các ý kiến tham gia đóng góp vào văn bản thống nhất trước khi ra quyết định ban hành. Nhiều chủ doanh nghiệp đã duy trì chế độ sinh hoạt định kỳ, phổ biến các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước liên quan đến việc thực hiện quy chế dân chủ cho công nhân viên, người lao động; công khai các nội quy, quy định của đơn vị, các chế độ chính sách liên quan đến người lao động; công nhân viên, người lao động được bàn bạc các nội dung về phương hướng, nhiệm vụ, kế hoạch, giải pháp sản xuất kinh doanh, nội quy, quy chế của doanh nghiệp, công khai việc trích lập các loại quỹ trong công ty có liên quan đến người lao động. Nhiều doanh nghiệp tổ chức khá hiệu quả việc đối thoại định kỳ và đột xuất tại nơi làm việc đã góp phần giải quyết kịp thời kiến nghị của người lao động. Nhờ đó, người lao động có điều kiện chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp, hợp lực cùng nhau tháo gỡ khó khăn trong sản xuất kinh doanh. Thông qua các hoạt động đối thoại, quyền dân chủ của công nhân lao động được phát huy, từ đó nhiều ý kiến hay, sáng kiến có giá trị góp phần cùng doanh nghiệp đẩy lùi khó khăn, ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh, đảm bảo việc làm và thu nhập cho người lao động.

Để tiếp tục phát huy những kết quả đạt được trong việc thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở và Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2023, Ban chỉ đạo quy chế dân chủ ở cơ sở tỉnh đã đề ra một số nhiệm vụ cụ thể trong năm 2024 như sau:
1
Toàn cảnh hội nghị quán triệt, tuyên truyền, phổ biến Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở. Nguồn Báo Bình Phước

Một là, Tiếp tục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các tổ chức trong hệ thống chính trị, nhất là người đứng đầu, cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về dân chủ và thực hành dân chủ. Trọng tâm là Kết luận số 120-KL/TW, ngày 07/01/2016 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả Quy chế dân chủ ở cơ sở; Kết luận số 114-KL/TW, ngày 14/7/2015 của Ban Bí thư về nâng cao hiệu quả công tác dân vận của cơ quan Nhà nước các cấp; Kết luận số 54-KL/TW, ngày 09/5/2023 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Quyết định số 99-QĐ/TW, ngày 03/10/2017 về tiếp tục phát huy vai trò của Nhân dân trong đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; Chỉ thị số 33/CT-TTg ngày 26/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục tăng cường và đổi mới công tác dân vận của cơ quan hành chính nhà nước, chính quyền các cấp trong tình hình mới; phong trào thi đua “Dân vn khéo”, cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”.

Hai là, Đẩy mạnh tổ chức tuyên truyền, phổ biến Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở; Nghị định số 59/2023/ NĐ-CP ngày 14/8/2023 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật Thực hiện dân chủ cơ sở; Nghị định số 61/2023/NĐ-CP, ngàu 16/8/2023 của Chính phủ về xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của cộng đồng dân cư, gắn với việc thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; Nghị quyết Đại hội XI của Đảng bộ tỉnh tỉnh và Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 16/4/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về chuyển đổi số đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Bình Phước.

Ba là, Trong  năm 2024, các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức rà soát các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành liên quan đến thực hiện dân chủ ở cơ sở; đề xuất sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ những quy định không còn phù hợp, hết hiệu lực thi hành hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật để bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ với Luật. Tiếp tục tổ chức tập huấn chuyên sâu về Luật Thực hiện dân chủ cơ sở và các văn bản quy định chi tiết một số điều của Luật cho cán bộ, công chức, viên chức của các Sở, ban, ngành từ tỉnh đến cơ sở.

Bốn là, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị-xã hội các cấp tiếp tục chỉ đạo thực hiện tốt Quyết định số 217-QĐ/TW và Quyết định số 218-QĐ/TW, ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị về “quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể xã hội” và “quy định về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị-xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền”. Đẩy mạnh các hoạt động tập hợp quần chúng, phát triển và quản lý đoàn viên, hội viên; rà soát, nâng cao chất lượng đoàn viên, hội viên của các đoàn thể. Trên cơ sở triển khai thực hiện Luật thực hiện dân chủ cơ sở và Nghị định hướng dẫn thi hành, MTTQVN các cấp đẩy mạnh hướng dẫn củng cố, kiện toàn  hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân và Ban giám sát đầu tư của cộng đồng ở địa phương.

Năm là, Các Sở ban, ngành tiếp tục quán triệt và thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số Chỉ thị số 33/CT-TTg ngày 26/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục tăng cường và đổi mới công tác dân vận của cơ quan hành chính nhà nước, chính quyền các cấp trong tình hình mới. Đẩy mạnh cải cách hành chính, đặc biệt là cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông”, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin, dịch vụ công trực tuyến. Triển khai thực hiện có hiệu quả các quy định về văn hóa công vụ phù hợp với đặc thù của các cơ quan; duy trì cơ chế tiếp xúc, đối thoại giữa người đúng đầu cơ quan, đơn vị với cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân. Triển khai thực hiện các giải pháp nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh; xây dựng và triển khai kịp thời các văn bản chỉ đạo cải cách hành chính nhà nước của Trung ương và địa phương; thực hiện công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân.

Sáu là, Tiếp tục nâng cao vai trò, trách nhiệm của Bí thư cấp ủy trong việc tiếp dân, đối thoại, xử lý, giải quyết phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của dân theo định kỳ (cấp tỉnh, cấp huyện tiếp dân ít nhất 01 ngày/01 tháng; cấp xã ít nhất 02 ngày/01 tháng) và đột xuất khi có những vụ việc nổi cộm, phức tạp, kéo dài... Tiếp tục phát huy vai trò, trách nhiệm của các cơ quan dân cử như: Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị-xã hội, các hội quần chúng, các mô hình tự quản trong cộng đồng dân cư, ban thanh tra nhân dân, ban giám sát đầu tư của cộng đồng, tổ hòa giải ở cơ sở; thực hiện tốt hoạt động giám sát các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các vấn đề cử tri quan tâm. Nâng lên hiệu lực, hiệu quả điều hành của ủy ban nhân dân các cấp, đề cao ý thức trách nhiệm và tính chủ động trong công tác nắm và dự báo tình hình, thực hiện tốt kỷ luật, kỷ cương hành chính; tăng cường công tác phối hợp trong việc giải quyết công việc và giải quyết những kiến nghị chính đáng, hợp pháp của cử tri.

Bảy là, Tiếp tục triển khai thực hiện tốt việc kiểm tra, giám sát của cấp ủy, Ủy ban kiểm tra, Thanh tra các cấp theo kế hoạch. Kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các vụ việc tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về thông tin truyền thông, chủ động cung cấp thông tin về tình hình kinh tế - xã hội, công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành và các vấn đề dư luận quan tâm, tạo sự đồng thuận trong xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; Nghị quyết Đại hội XI của Đảng bộ tỉnh.

Tám là, Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc triển khai, thực hiện Luật Thực hiện dân chủ cơ sở. Tổng hợp những khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách trong quá trình thực hiện, kiến nghị Tỉnh ủy, UBND tỉnh có giải pháp phù hợp, đồng bộ và toàn diện hơn để thực hiện Luật Thực hiện dân chủ cơ sở đi vào cuộc sống, đáp ứng niềm tin của nhân dân.

Nguồn tin: Khánh Liên - BDVTU

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập15
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm9
  • Hôm nay1,754
  • Tháng hiện tại16,806
  • Tổng lượt truy cập1,739,338
hcm bdv001 hcm bdv002
Liên kết


bien dao01bien dao02
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây