Nghị quyết Đại hội đại biểu phụ nữ tỉnh Bình Phước nhiệm kỳ 2021 - 2026 đề ra 9 chỉ tiêu cơ bản, Hiện nay, 9/9 chỉ tiêu của Nghị quyết đều đạt và vượt tiến độ đề ra hàng năm tập trung vào các nhóm: tuyên truyền, biểu dương, nhân rộng điển hình tiên tiến; hoạt động truyền thông, giáo dục, nâng cao kiến thức, kỹ năng cho phụ nữ; thực hiện CVĐ “Xây dựng gia đình 5 không 3 sạch”, mô hình gia đình 5 có - nông thôn mới kiểu mẫu; hỗ trợ thành lập THT, xây dựng sản phẩm OCOP, tham gia xây dựng nông thôn mới; giúp hộ nghèo, cận nghèo… phong trào “Phụ nữ với phong trào xây dựng khu dân cư sạch mọi nơi, đẹp mọi chỗ” … trong đó có 2 chỉ tiêu đã hoàn thành cho nhiệm kỳ, đó là: chỉ tiêu thành lập Hợp tác xã và chỉ tiêu tham mưu, đề xuất chính sách, chương trình, đề án theo đó các cấp Hội đã phối hợp giúp 2.927 hộ phụ nữ thoát nghèo và cận nghèo (đạt 279% so với chỉ tiêu hàng năm (2927/1050) và đạt 167% so với chỉ tiêu cả nhiệm kỳ (2927/1750). Hỗ trợ nâng cao năng lực cho 576 phụ nữ là chủ doanh nghiệp, quản lý hợp tác xã, chủ hộ kinh doanh (đạt 147,69% so với chỉ tiêu hàng năm (576/390) và đạt 88,61% chỉ tiêu cả nhiệm kỳ Nghị quyết đề ra (576/650)); Hỗ trợ thành lập mới được 8 hợp tác xã (đạt 267% so với chỉ tiêu cả nhiệm kỳ Nghị quyết đề ra). Các cấp Hội đã tổ chức tập huấn cho 457 lượt cán bộ hội cơ sở và 897/897 Chi hội trưởng (đạt 100% chỉ tiêu nhiệm kỳ); 111/111 chủ tịch Hội LHPN cấp cơ sở; 37/37 cán bộ Hội chuyên trách cấp huyện và 17/17 cán bộ Hội chuyên trách cấp tỉnh sử dụng thành thạo các phần cơ bản của Hội (đạt 100% chỉ tiêu nhiệm kỳ theo Nghị quyết đề ra).
Tập trung vào 03 khâu đột phá
Trong giai đoạn nửa đầu nhiệm kỳ, Hội Phụ nữ các cấp đã tập trung quyết liệt nhằm thực hiện hiệu quả 3 khâu đột phá đó là: Khâu đột phá “Tập trung xây dựng cơ sở Hội vững mạnh” và Khâu đột phá “Đổi mới phương thức hoạt động Hội, trọng tâm là ứng dụng công nghệ thông tin”, Khâu đột phá “Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế và khởi nghiệp sáng tạo”. Theo đó Ban Chấp hành Hội LHPN tỉnh đã lãnh đạo, chỉ đạo phát động thực hiện chương trình “Đồng hành cùng chi hội, tổ phụ nữ” và duy trì hàng năm, qua đó tăng cường công tác bám sát cơ sở, tập trung nguồn lực hỗ trợ các chi hội, tổ phụ nữ đổi mới nội dung, phương thức hoạt động. Qua 3 năm phát động, các cấp Hội đã tổ chức được 973 hoạt động với tổng kinh phí gần 8 tỷ đồng. Các hình thức tập hợp hội viên ngày càng đa dạng, phong phú.
Các cấp Hội đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong triển khai thực hiện các hoạt động Hội và đạt được kết quả đáng kể. Hội đã khai thác mặt tích cực của công nghệ, đặc biệt là các ứng dụng mạng xã hội như Facebook, Zalo trong công tác tuyên truyền, vận động hội viên, người dân những chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, vận động tham gia các phong trào thi đua do các cấp Hội phát động. Các cấp Hội đã đăng tải, chia sẻ hơn 41.000 tin, bài viết, tài liệu, hình ảnh, video clip phục vụ công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật; tổ chức 230 hội nghị tuyên truyền, vận động, hướng dẫn 12.813 cán bộ, hội viên, phụ nữ về chuyển đổi số, về vai trò, giá trị và lợi ích của ứng dụng VNeID; cán bộ, hội viên nòng cốt của Hội LHPN cơ sở phối hợp triển khai và hỗ trợ, hướng dẫn Nhân dân cập nhật, sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin trong chiến dịch 92 ngày đêm “Bình Phước today” cho 21.113 người. Hiện nay, 100% Hội LHPN từ cấp cơ sở đến cấp tỉnh đều sử dụng trang/nhóm facebook; các huyện, thị, thành phố đã thành lập và duy trì nhóm Zalo đến hội viên nòng cốt nhằm phục vụ công tác tuyên truyền, vận động, trao đổi công việc, họp, thông tin, báo cáo một cách kịp thời, nhanh chóng và chính xác.
Các hoạt động hỗ trợ phụ nữ sáng tạo, khởi nghiệp và khởi sự kinh doanh gắn với thực hiện Đề án 939 về “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp” giai đoạn 2017 - 2025 của Thủ tướng Chính phủ được triển khai thực hiện một cách sáng tạo, linh hoạt, hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Kết quả: nửa đầu nhiệm kỳ đã hỗ trợ thành lập mới 8 Hợp tác xã (vượt chỉ tiêu của nhiệm kỳ), 41 Tổ hợp tác, các mô hình thực hiện theo chuỗi giá trị và chú trọng sản xuất, tiêu thụ sản phẩm an toàn. Việc tập trung hỗ trợ phụ nữ tiếp cận hiệu quả các dịch vụ tài chính, đặc biệt là các nguồn vốn tín dụng thông qua hoạt động ủy thác với Ngân hàng Chính sách xã hội, chương trình tài chính vi mô của Hội được thực hiện hiệu quả, Đến nay, tổng dư nợ các nguồn vốn do Hội LHPN quản lý là 1.435 tỷ đồng với trên 28.000 hộ vay. Các hoạt động hỗ trợ nâng cao năng lực được các cấp Hội quan tâm, đã có 576 phụ nữ là chủ doanh nghiệp, quản lý hợp tác xã, phụ nữ khởi nghiệp, chủ hộ kinh doanh được hỗ trợ nâng cao năng lực; hỗ trợ 538 phụ nữ khởi nghiệp/khởi sự kinh doanh, trong đó giúp phụ nữ tiếp cận, vay vốn khởi nghiệp 15,9 tỷ đồng.
Đẩy mạnh việc thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm
Hội Phụ nữ các cấp tập trung vào hoạt động hỗ trợ phụ nữ phát triển toàn diện, xây dựng gia đình Việt Nam ấm no, hạnh phúc, tiến bộ, văn minh; Tham gia xây dựng Đảng, hệ thống chính trị; chú trọng giám sát, phản biện xã hội; vận động xã hội thực thiện bình đẳng giới; Xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, hoạt động hiệu quả, hội nhập quốc tế; Vận động hướng dẫn cán bộ, hội viên ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin trong hoạt Hội, tích cực tham gia chuyển đổi số; Tích cực tham gia các hoạt động phòng, chống thiên tai, dịch bệnh.
Trong nửa nhiệm kỳ qua, Hội LHPN tỉnh đã cụ thể hóa, ban hành 117 văn bản liên quan đến công tác gia đình và xã hội. Trên cơ sở đó, các cấp Hội đã tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền kỹ năng xây dựng gia đình hạnh phúc, phòng, chống bạo lực gia đình, phòng, chống xâm hại trẻ em, phòng, chống tai nạn thương tích, chăm sóc sức khỏe sinh sản thông qua các hội nghị tập huấn, hội thi, các buổi toạ đàm, nói chuyện chuyên đề, các buổi sinh hoạt chi, tổ phụ nữ… Kết quả: các cấp Hội đã tổ chức hơn 1.000 hoạt động với hơn gần 80 ngàn lượt hội viên, phụ nữ tham gia.
Toàn tỉnh có 115 mô hình, câu lạc bộ với hơn 3.000 thành viên; các địa chỉ tin cậy tại cộng đồng được thường xuyên củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động. Các hoạt động thiết thực hướng về biên giới, thông qua ký kết Chương trình phối hợp, tổ chức hoạt động giao lưu, thăm hỏi, tặng quà cho các đơn vị bộ đội kết nghĩa, gia đình chính sách, người có công; hoạt động hỗ trợ phụ nữ mua bảo hiểm y tế; hỗ trợ mái ấm tình thương, tặng sổ tiết kiệm, thăm, tặng quà cho hội viên, phụ nữ, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn được các cấp Hội thường xuyên tổ chức thực hiện; Chương trình: “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương”, “Triệu phần quà san sẻ yêu thương”, “Mẹ đỡ đầu” trở thành điểm nhấn và có sức lan toả mạnh mẽ. Trong nửa nhiệm kỳ qua đã huy động được hơn 8 tỷ đồng để xây dựng mái tình thương và trên 30 tỷ đồng để tổ chức các hoạt động từ thiện, xã hội khác. Chương trình “Mẹ đỡ đầu” được Hội LHPN các cấp vận động, kết nối nhận đỡ đầu được 531/651 trẻ mồ côi có hoàn cảnh khó khăn, hỗ trợ thường xuyên với số tiền hơn 3,5 tỷ đồng.
Hoạt động dạy nghề và giới thiệu việc làm tiếp tục được đẩy mạnh, các cấp Hội đã chủ động phối hợp các cơ sở đào tạo nghề, các doanh nghiệp tổ chức dạy nghề, tạo việc làm cho lao động nữ, qua đó đã đào tạo nghề cho 1.753 học viên. Thông qua các hình thức hỗ trợ, trao phương tiện sinh kế tạo việc làm tại chỗ, giúp nhau phát triển kinh tế gia đình, phối hợp dạy nghề và giới thiệu việc làm, hỗ trợ tiếp cận nguồn vốn tín dụng và các chương trình dịch vụ an sinh xã hội khác đã góp phần giúp hơn 3.282 hộ phụ nữ thoát nghèo.
Công tác xây dựng tổ chức Hội vững mạnh được các cấp Hội tập trung chỉ đạo thực hiện hướng về cơ sở với phương châm “Nơi nào có phụ nữ, nơi đó có hoạt động Hội”, “cán bộ Hội thực hiện 3 cùng” (cùng nghe phụ nữ nói, cùng nói phụ nữ hiểu và cùng làm cho phụ nữ theo). Các cấp Hội có nhiều đổi mới, sáng tạo, linh hoạt trong triển khai các phong trào thi đua, cuộc vận động, đa dạng hoá mô hình tập hợp, tuyên truyền, vận động hội viên, phụ nữ, phát triển hội viên mới, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của chi, tổ hội, xây dựng và phát triển quỹ Hội. Kết quả đã kết nạp mới được 8.093 hội viên, nâng tổng số hội viên toàn tỉnh hiện nay lên 181.620/326.797 (chiếm 55,57%); Kết nạp được 327 hội viên danh dự.
Triển khai thực hiện hiệu quả Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” (thuộc chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ) góp phần thực hiện tốt công tác dân tộc và thúc đẩy bình đẳng giới. Bình Phước là một trong 8 tỉnh được Trung ương Hội LHPN Việt Nam quan tâm lựa chọn làm điểm triển khai thực hiện Dự án. Việc triển khai thực hiện Dự án 8 đã có tác động tích cực đến đời sống, nâng cao nhận thức cho phụ nữ và trẻ em tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số; Đến nay đã có 4/9 chỉ tiêu giai đoạn 1 đã hoàn thành, các chỉ tiêu còn lại sẽ hoàn thành trong năm 2024, cụ thể: đã thành lập 11 “Địa chỉ tin cậy cộng đồng”; 11 Câu lạc bộ “Thủ lĩnh sự thay đổi”; thành lập và duy trì hoạt động 46 “Tổ truyền thông cộng đồng”; tổ chức 20 cuộc đối thoại chính sách cấp xã và cụm thôn bản, tại các xã có thôn đặc biệt khó khăn, với gần 2.000 cán bộ, hội viên, phụ nữ tham gia; 146 cuộc truyền thông cộng đồng, trong đó có 36 cuộc truyền thông cộng đồng do nam giới tiên phong; tổ chức 05 cuộc tập huấn lồng ghép giới cho cán bộ huyện, xã, cán bộ thôn, ấp.
Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ nhiệm kỳ 2021 - 2026 các cấp hội phụ nữ đề ra một số nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới đó là:
Một là: Hỗ trợ phụ nữ phát triển toàn diện, xây dựng gia đình no ấm, hạnh phúc: Tiếp tục tuyên truyền vận động hội viên, phụ nữ tích cực tham gia các phong trào thi đua, các cuộc vận động của đất nước, của tỉnh, của tổ chức Hội; đặc biệt và phong trào “Xây dựng người Phụ nữ Việt Nam thời đại mới”, “Phụ nữ Bình Phước nói lời hay, làm việc tốt” gắn với học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tiếp tục triển khai các hoạt động hỗ trợ rèn luyện thể chất, nâng cao đời sống tinh thần của hội viên, phụ nữ; các hoạt động dân vũ, thể dục thể thao quần chúng; vận động hội viên, phụ nữ tham gia bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội; triển khai các mô hình hỗ trợ bảo hiểm cho hội viên, phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn. Thực hiện hiệu quả Chương trình hỗ trợ phụ nữ giảm nghèo; phối hợp thực hiện tăng dư nợ hoạt động ủy thác với Ngân hàng chính sách xã hội và một số ngân hàng khác nhằm hỗ trợ phụ nữ tiếp cận tài chính, phát triển kinh tế. Nhân rộng, tôn vinh khen thưởng các tập thể, cá nhân điển hình làm kinh tế giỏi, có nhiều đóng góp cho sự phát triển của phụ nữ, cũng như phát triển của tổ chức Hội và cộng đồng.
Hai là, tham gia xây dựng Đảng, hệ thống chính trị, chú trọng giám sát, phản biện xã hội; vận động xã hội, thực hiện bình đẳng giới: Thường xuyên tổ chức tuyên truyền, giáo dục, vận động phụ nữ chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tích cực tham gia công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, thông tin xấu, độc trên không gian mạng. Nâng cao chất lượng giám sát, phản biện xã hội, nghiên cứu tham mưu, đề xuất chính sách liên quan phụ nữ và trẻ em. Phối hợp Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp và các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện tốt công tác tổng hợp, phản ánh ý kiến, kiến nghị của Nhân dân và công tác giám sát, phản biện xã hội. Tổ chức thực hiện tốt Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021-2030 gắn với chức năng, nhiệm vụ của Hội. Tiếp tục triển khai thực hiện Dự án 8: “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Ba là , xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, hoạt động chuyên nghiệp, hiệu quả: Đa dạng hóa các loại hình tập hợp, đoàn kết rộng rãi các tầng lớp phụ nữ tự nguyện tham gia tổ chức Hội; Hướng dẫn, hỗ trợ cơ sở Hội trong công tác tập hợp phụ nữ, phát triển hội viên; duy trì tỷ lệ các cơ sở Hội có tỷ lệ tập hợp phụ nữ đủ 18 tuổi trở lên có mặt trên địa bàn tỉnh tham gia tổ chức Hội trên 60%. Chủ động xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch cán bộ Hội gắn với Đề án 1893 về “Bồi dưỡng cán bộ, công chức Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp và Chi hội trưởng phụ nữ giai đoạn 2019 - 2025” nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn. phối hợp Bộ đội Biên phòng thực hiện chương trình “Vận động phụ nữ tham gia xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới” và “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương”. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện Điều lệ Hội, Nghị quyết Đại hội phụ nữ các cấp, phong trào phụ nữ và nhiệm vụ công tác Hội.
Bốn là, Vận động, hướng dẫn cán bộ, hội viên ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin trong hoạt động Hội, tích cực tham gia chuyển đổi số: phối hợp các tổ chức, doanh nghiệp triển khai các ứng dụng hỗ trợ hội viên, phụ nữ; tăng cường sử dụng các phần mềm trong hoạt động Hội; đẩy mạnh giải quyết, xử lý các hồ sơ công việc trên môi trường mạng. Tiếp tục đổi mới Trang thông tin điện tử, Fanpage của Hội LHPN tỉnh; triển khai phần mềm “sinh hoạt Hội” đến các cấp Hội trên địa bàn tỉnh.
Năm là, tích cực tham gia các hoạt động phòng, chống thiên tai, dịch bệnh: Tuyên truyền, vận động hội viên, phụ nữ thực hiện nghiêm túc các quy định về phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu; nâng cao nhận thức và kỹ năng thích ứng với biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh. Tích cực tham gia các hoạt động tình nguyện, quyên góp, hỗ trợ kinh phí, vật tư, nhu yếu phẩm hỗ trợ các đối tượng khó khăn do ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh.