Đưa sản phẩm nông nghiệp của tỉnh lên sàn thương mại điện tử

Chủ nhật - 19/09/2021 04:43 419 0
Thực hiện Quyết định số 1034/QĐ-BTTTT ngày 21/7/2021 của Bộ Thông tin và truyền thông về việc phê duyệt Kế hoạch hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử, thúc đẩy kinh tế số nông nghiệp, nông thôn. Ngày 17/9/2021 Ủy ban nhân dân tỉnh vừa ban hành Kế hoạch Đưa sản phẩm nông nghiệp của tỉnh lên sàn thương mại điện tử (TMĐT), thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2021 – 2025.
Mô hình nông nghiệp công nghệ cao tại Bình Phước
Mô hình nông nghiệp công nghệ cao tại Bình Phước
Kế hoạch ban hành nhằm mục đích hỗ trợ đưa sản phẩm nông sản của các hộ sản xuất, kinh doanh; các trang trại, tổ hợp tác đăng ký tham gia các sàn TMĐT để kết nối, quảng bá, giới thiệu sản phẩm; thêm các kênh phân phối mới, mở rộng thị trường trong nước và quốc tế; Hỗ trợ các tổ chức sản xuất nông nghiệp (SXNN) đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên các sàn TMĐT; thúc đẩy tiêu thụ nhanh, góp phần tránh ùn ứ nông sản khi cao điểm thu hoạch; giúp người dân giữ giá nông sản, tránh phụ thuộc vào thương lái, trung gian; Thông qua các sàn TMĐT và nền tảng số cung cấp các thông tin hữu ích cho các tổ chức SXNN như: Thông tin thị trường nông sản; dự báo nhu cầu, năng lực sản xuất nông sản; thông tin thời tiết, mùa vụ, giống, phân bón, vật tư nông nghiệp, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y …Lựa chọn đưa lên sàn TMĐT các sản phẩm, nguyên liệu, vật tư đầu vào, các công cụ phục vụ SXNN có thương hiệu uy tín, chất lượng tốt, giá cả phù hợp để giới thiệu, cung cấp cho các tổ chức SXNN.

Để thực hiện hiệu quả kế hoạch, UBND tỉnh đã giao nhiệm vụ cho các sở, ngành liên quan, cụ thể:
- Sở Thông tin và Truyền thông: Hỗ trợ Sở Nông nghiệp và PTNT áp dụng công nghệ thông tin đưa sản phẩm lên sàn giao dịch của ngành, trang thông tin điện tử của Sở; phối hợp với Sở Công thương, Sở Nông nghiệp và PTNT lựa chọn hàng hóa nông sản có đủ điều kiện lên sàn giao dịch TMĐT; đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền các ứng dụng truy xuất nguồn gốc, khung giá bán, tiêu chuẩn áp dụng (Global Gap, VietGap…), chất lượng, vệ sinh phòng dịch của sản phẩm, thời gian bán…; tuyên truyền sử dụng các công cụ trong thanh toán điện tử không sử dụng tiền mặt.

- Sở Công thương: Duy trì và nâng cấp Sàn giao dịch nông sản tỉnh; tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã giới thiệu, quảng bá sản phẩm và mua bán hàng hóa trên môi trường điện tử; hỗ trợ sàn TMĐT trong việc thực hiện các thủ tục xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu ra quốc tế, đặc biệt xuất khẩu thông qua mô hình “TMĐT xuyên biên giới”; xây dựng tài liệu hướng dẫn các hộ SXNN, hợp tác xã, doanh nghiệp đăng ký tài khoản; đưa sản phẩm nông nghiệp lên sàn TMĐT, sàn giao dịch nông sản tỉnh bằng nhiều hình thức khác nhau; phối hợp tổ chức tập huấn các hộ SXNN, hợp tác xã, doanh nghiệp về kỹ năng số và cách thức sử dụng các thiết bị di động thông minh giao dịch trên sàn TMĐT, sàn giao dịch nông sản tỉnh; triển khai giải pháp về truy xuất nguồn gốc hàng hóa uy tín trên sàn TMĐT để đảm bảo chất lượng sản phẩm cũng như độ tin cậy của khách hàng khi mua sản phẩm nông sản.
- Sở Nông nghiệp và PTNT: Phối hợp cung cấp thông tin dữ liệu, danh mục nông sản để Sở Thông tin và Truyền thông tuyên truyền trước, trong và sau mùa vụ; hỗ trợ sàn TMĐT xây dựng quy trình chuẩn để đưa sản phẩm nông nghiệp lên sàn TMĐT nhằm bảo đảm cho sản phẩm lưu thông đến tay người tiêu dùng có chất lượng tốt; hỗ trợ đề xuất, lựa chọn các doanh nghiệp cung ứng nguyên liệu, sản phẩm đầu vào có uy tín, thương hiệu tham gia bán sản phẩm trên sàn TMĐT phục vụ nhu cầu sản xuất của các hộ SXNN.

- Sở Giao thông vận tải: Tổ chức giao thông phù hợp, bảo đảm vận chuyển, lưu thông, phân phối hàng hóa thông suốt trên địa bàn tỉnh. Đồng thời đảm bảo tuân thủ đầy đủ các yêu cầu phòng, chống dịch Covid-19, không gây ùn tắc giao thông.

- Tỉnh đoàn: Cử đoàn viên hỗ trợ đào tạo, hướng dẫn các hộ nông dạn tham gia sàn TMĐT.

- Trung tâm Xúc tiến đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh: Tổ chức quảng bá các hoạt động xúc tiến thương mại truyền thông và trực tuyến giúp người tiêu dùng nhận biết, lựa chọn những địa chỉ thực phẩm an toàn; hỗ trợ các doanh nghiệp quảng bá, giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm; phối hợp Sở Công thương , Sở Nông nghiệp và PTNT hỗ trợ, tư vấn cho các doanh nghiệp tiếp cận các hoạt động TMĐT; lựa chọn doanh nghiệp đủ năng lực kết nối đưa sản phẩm lên sàn TMĐT; tổ chức đào tạo, tập huấn kỹ năng TMĐT, xuất nhập khẩu trực tuyến cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

- Hội nông dân: Chủ động phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, các đơn vị liên quan trong việc giới thiệu, quảng bá sản phẩm; là cầu nối tiêu thụ sản phẩm hoàng hóa giữa các hội viên.

- Liên minh Hợp tác xã tỉnh: Chủ động tham mưu UBND tỉnh hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng và chế biến sản phẩm thông qua Đề án nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp sản xuất, chế biến sâu và xuất khẩu sản phẩm chủ lực có quy mô lớn theo chuỗi giá trị, gắn với xây dựng nông thôn mới.

- Các doanh nghiệp bưu chính: Phối hợp với các hộ sản xuất nông sản cập nhật các mặt hàng lên sàn, đảm bảo hàng hóa phong phú, đa dạng, công khai giá, nguồn gốc xuất xứ để các tổ chức, cá nhân lưa chọn; Đào tạo. hướng dẫn các tổ chức SXNN về kỹ năng số và cách thức để có thể sự dụng các thiết bị di động thông minh trong quá trình giao dịch trên sàn TMĐT; xây dựng quy trình đóng gói – kết nối – giao nhận để hỗ trợ kỹ thuật tác nghiệp cho các tổ chức SXNN trong quá trình kết nối mua bán trên sàn TMĐT; thống nhất cách thức đóng gói, bảo quản, giao – nhận, bán hàng; phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT triển khai giải pháp về truy xuất nguồn gốc hàng hóa uy tín trên sàn TMĐT để đảm bảo chất lượng sản phẩm cũng như độ tin cậy của khách hàng khi mua sản phẩm nông sản.

Nguồn tin: Đoàn Tứ (Tổng Hợp)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây