Một số kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh

Thứ ba - 09/05/2023 23:42 430 0
Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (MTQG 1719), tại tỉnh Bình Phước được triển khai thực hiện trên địa bàn 10/11 huyện, thị xã, thành phố (trừ thị xã Phước Long), gồm có 58 xã thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Trong đó 05 xã khu vực III đặc biệt khó khăn (ĐBKK) và 25 thôn ĐBKK tại Quyết định 861/QĐ - TTg ngày 04/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách các xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 và Quyết định số 612/QĐ - UBDT ngày 16/9/2021 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc phê duyệt danh sách các thôn ĐBKK vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025.
Nhìn chung, tình hình sản xuất, đời sống vùng DTTS trên địa bàn tỉnh cơ bản được duy  trì, phát triển; đồng bào các DTTS tăng gia sản xuất, gieo trồng các loại cây hàng  năm vụ đông xuân, chăm sóc, thu hoạch vụ điều, khai thác mủ cao su; do ảnh hưởng  của thời tiết mưa trái mùa nhiều trong lúc điều ra bông nên ảnh hưởng đến năng  suất, chất lượng vụ điều (cây nông sản chủ yếu của đồng bào DTTS), sản lượng năm  2022 giảm mạnh so với năm 2021 (giảm 84.610 tấn); giá cả các mặt hàng nông sản  đạt thấp, trong khi giá vật tư nông nghiệp, xăng dầu tăng cao ảnh hưởng đến đời  sống người nghèo, người thu nhập thấp và phát triển kinh tế của người DTTS.

Trong bối cảnh hiện nay có nhiều thuận lợi nhưng cũng không ít những khó  khăn, thách thức, đặc biệt là đại dịch Covid - 19 đã tác động đến nhiều mặt đời sống xã hội, sản xuất, kinh doanh bị đình trệ, một số doanh nghiệp bị giải thể,… ảnh  hưởng không nhỏ đến đời sống của người dân và tình hình an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh. Trước tình hình đó, Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo, tập trung thực hiện các Nghị quyết của Chính phủ, của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh trên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Trong đó, tập trung nguồn lực để hỗ trợ các chính sách  giảm nghèo cho hộ nghèo dân tộc thiểu số như nhà ở (xây nhà, sửa nhà), nhà vệ sinh,  nước sinh hoạt, điện, tiếp cận thông tin, hỗ trợ nông cụ phát triển sản xuất, hỗ trợ con giống, cây trồng,… nhằm tăng thu nhập cho hộ nghèo dân tộc thiểu số có điều  kiện thoát nghèo bền vững. Cuối năm 2022, toàn tỉnh có 2.820 hộ nghèo DTTS,  chiếm 57% trên tổng số hộ nghèo của tỉnh.

Công tác thông tin, phổ biến tuyên truyền việc triển khai thực hiện Chương  trình MTQG 1719 được triển khai thường xuyên đến tất cả các sở, ban, ngành, địa  phương trên địa bàn tỉnh thông qua các Chương trình hành động, Kết luận của Tỉnh  ủy và các văn bản, kế hoạch chỉ đạo của UBND tỉnh về tổ chức triển khai, thực hiện. Chương trình MTQG 1719 trên địa bàn tỉnh giai đoạn và hàng năm để các đơn vị,  địa phương triển khai, tổ chức thực hiện.   

Thực hiện các nhiệm vụ của Chương trình 1719, tại tiểu Dự án 4 - Dự án 5 đào  tạo nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ triển khai Chương trình ở các cấp  (gồm các chức danh cấp phó ở các thôn ấp) và đại diện cho cộng đồng dân cư (là những  hộ gia đình tiêu biểu trong thực hiện phát triển kinh tế -  xã hội của khu dân cư) vùng  đồng bào DTTS và MN. Trong kế hoạch năm 2022 và năm 2023, Ban Dân tộc được giao  nguồn vốn thực hiện 13 lớp đào tạo nâng cao năng lực cho 1.640 người tại 13 xã vùng  DTTS và miền núi của các huyện: Lộc Ninh, Bù Gia Mập, Phú Riềng, Đồng Phú. 

Căn cứ vào các văn bản, Thông tư hướng dẫn của các Bộ, ngành Trung ương  và căn cứ vào nhu cầu đầu tư, hỗ trợ của UBND cấp huyện, chỉ tiêu, nhiệm vụ và kế hoạch của các sở, ngành liên quan của tỉnh, Ban Dân tộc tỉnh đã tổng hợp trình UBND  tỉnh ban hành văn bản chỉ đạo và giao nhiệm vụ cho các sở, ban, ngành của tỉnh hướng dẫn tại Công văn số 619/UBND - KGVX ngày 28/02/2023 để các địa phương  thực hiện cho thống nhất và đảm bảo theo quy định (gồm 13 đơn vị cụ thể: (1) Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì tham mưu hướng dẫn, đôn đốc giải ngân, thanh toán  nguồn vốn đầu tư theo quy định tại Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19/4/2022  của Chính phủ; (2) Sở Tài chính chủ trì tham mưu bố trí vốn đối ứng và phân bổ nguồn vốn sự nghiệp, đồng thời thực hiện thẩm định, quyết toán theo quy định tại  Thông tư số 15/2022/TT-BTC ngày 04/3/2022 của Bộ Tài chính; (3) Sở Giáo dục và  Đào tạo: hướng dẫn thực hiện Tiểu dự án 1, Dự án 5; (4) Sở Văn hóa, Thể thao và  Du lịch: hướng dẫn thực hiện Dự án 6; (5) Sở Y tế: hướng dẫn Dự án 7; (6) Hội  Liên hiệp Phụ nữ tỉnh: hướng dẫn, thực hiện Dự án 8; (7) Sở Lao động- Thương  binh và Xã hội: hướng dẫn thực hiện Tiểu dự án 3, Dự án 5; (8) Sở Nông nghiệp và  Phát triển Nông thôn: hướng dẫn thực hiện Tiểu dự án 1 Dự án 3; (9) Sở Công  Thương: hướng dẫn thực hiện nội dung 3 Tiểu dự án 2 Dự án 3 và Nội dung số 02,  Dự án 4; (10) Liên Minh Hợp tác xã tỉnh: hướng dẫn thực hiện nội dung “Hỗ trợ xây dựng và duy trì chợ sản phẩm trực tuyến vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thuộc Tiểu dự án 2, Dự án 10; (11) Sở Thông tin và Truyền thông: hướng  dẫn thực hiện nội dung thứ 2, Tiểu dự án 2, Dự án 10; (12) Chi nhánh Ngân hàng  Chính sách xã hội tỉnh: hướng dẫn thực hiện vay vốn theo Nghị định 28/2022/NĐ CP; (13) Ban Dân tộc hướng dẫn các nội dung, tiểu dự án, Dự án theo Thông tư số 02/2022/TT-UBDT ngày 30/6/2022 của UBDT).

Công tác triển khai thực hiện Chương trên địa bàn tỉnh luôn được Tỉnh ủy,  UBND tỉnh rất quan tâm chỉ đạo, sự vào cuộc tích cực của các sở, ngành tỉnh và  UBND cấp huyện. Tổ chức triển khai thực hiện Chương trình 1719 là một trong 03  Chương trình mục tiêu quốc gia cùng triển khai đồng bộ để lồng ghép, tích hợp và  huy động các nguồn lực của tổ chức doanh nghiệp và của các cá nhân trên địa bàn  tỉnh để đạt được các chỉ tiêu đề ra; triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ, nội dung,  chính sách, dự án thuộc Chương trình 1719 giúp phát triển kinh tế - xã hội vùng  DTTS và miền núi góp phần giúp đồng bào các DTTS phát triển sản xuất, giải quyết  việc làm, tăng thu nhập, thoát nghèo bền vững, giữ vững ổn định tình hình an ninh  chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh. 

Kế hoạch nguồn vốn thực hiện giai đoạn 2022 - 2025 là: 1.758.312 triệu  đồng, trong đó: Ngân sách Trung ương: 1.177.253 triệu đồng (vốn đầu tư là 793.410 triệu  đồng, vốn sự nghiệp là 383.843 triệu đồng); Ngân sách địa phương đối ứng thực hiện Chương trình là 177.247 triệu đồng  (vốn đầu tư là 119.671 triệu đồng, vốn sự nghiệp là 57.576 triệu đồng); Nguồn vốn Vay Ngân hàng CSXH tỉnh: 101.600 triệu đồng; Nguồn lồng ghép và huy động hợp pháp khác: 153.384 triệu đồng; Nguồn ngân sách tỉnh (nguồn đầu tư) tích hợp Chương trình đặc thù giảm  1000 hộ nghèo DTTS 03 năm (2023-2025) là 148.827 triệu đồng.

Được thực hiện đồng bộ theo 10 Dự án thành phần, trong đó có 12 tiểu dự án và 30 nội dung đầu tư, hỗ trợ như sau: Dự án 1: Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất, nhà ở, nước sinh  hoạt. Nguồn vốn thực hiện là: 563.116 triệu đồng. Dự án 2: Quy hoạch, sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư vùng ĐBKK, biên giới và  những nơi cần thiết. Nguồn vốn thực hiện là: 499.045 triệu đồng. Dự án 3: Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng,  thế mạnh của các địa phương để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị. Nguồn vốn  thực hiện là 144.352 triệu đồng - Gồm có 02 tiểu dự án: Tiểu Dự án 1: Phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng và nâng cao thu nhập cho người dân - Nguồn vốn thực hiện là: 65.096 triệu  đồng. Tiểu dự án 2: Hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, thúc đẩy khởi  sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số và  miền núi - Nguồn vốn thực hiện là: 79.256 triệu đồng. Dự án 4: Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong  vùng đồng bào DTTS và miền núi. Nguồn vốn thực hiện: Là 208.138 triệu đồng. Dự án 5: Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực - Nguồn  vốn thực hiện là 204.561 triệu đồng, gồm có 04 tiểu dự án: Tiểu dự án 1: Đổi mới hoạt động, củng cố phát triển các trường phổ thông  dân tộc nội trú (DTNT), và xóa mù chữ cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu  số. Nguồn vốn thực hiện là: 50.278 triệu đồng. Tiểu dự án 2: Bồi dưỡng kiến thức dân tộc đáp ứng nhu cầu nhân lực cho  vùng đồng bào DTTS; Đào tạo nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ triển  khai Chương trình ở các cấp. Nguồn vốn thực hiện là: 29.785 triệu đồng. Tiểu dự án 3: Dự án phát triển giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc  làm cho người lao động vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Nguồn vốn thực hiện  là: 118.677 triệu đồng. Tiểu dự án 4: Đào tạo nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ triển  khai Chương trình ở các cấp. Nguồn vốn thực hiện là: 5.821 triệu đồng. Dự án 6: Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các  DTTS gắn với phát triển du lịch. Nguồn vốn thực hiện là: 60.273 triệu đồng. Dự án 7: Chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người  DTTS; phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em - Nguồn vốn thực hiện Dự án 7: Là  11.825 triệu đồng. Dự án 8: Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vần đề cấp thiết đối  với Phụ nữ và trẻ em - Nguồn vốn thực hiện là 12.403 triệu đồng. Dự án 9: Đầu tư phát triển nhóm DTTS rất ít người và nhóm dân tộc còn  nhiều khó khăn; giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong  vùng đồng bào DTTS và MN - Nguồn vốn thực hiện là: 30.524 triệu đồng. Dự án 10. Truyền thông, tuyên truyền, vận động trong vùng đồng bào DTTS  và MN; Kiểm tra, giám sát, đánh giá việc tổ chức thực hiện Chương trình - Nguồn  vốn thực hiện là 23.415 triệu đồng - Gồm có 03 tiểu dự án: Tiểu dự án 1: Biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến, phát huy vai trò của  người có uy tín; phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý và tuyên truyền, vận  động đồng bào; truyền thông phục vụ tổ chức triển khai thực hiện Chương trình - Nguồn vốn thực hiện là: 17.252 triệu đồng. Tiểu dự án 2: Ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ phát triển kinh tế - xã  hội và đảm bảo an ninh trật tự vùng đồng bào DTTS và MN - Nguồn vốn thực hiện  là: 3.621 triệu đồng. Tiểu dự án 3: Kiểm tra, giám sát, đánh giá, đào tạo, tập huấn việc tổ chức  thực hiện Chương trình - Nguồn vốn thực hiện là: 2.542 triệu đồng.

Kết quả, năm 2022, UBND tỉnh đã phân bổ nguồn vốn thực hiện Chương  trình năm 2022 là 217.664 triệu đồng, gồm: Ngân sách Trung ương là 195.713 triệu  đồng (vốn đầu tư phát triển (ĐTPT): 156.060 triệu đồng; vốn sự nghiệp (SN): 39.653  triệu đồng); ngân sách tỉnh đối ứng 10% là 21.951 triệu đồng (vốn ĐTPT: 16.000  triệu đồng; vốn SN: 5.951 triệu đồng), cụ thể: Dự án 1: Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh  hoạt: Nguồn vốn đã phân bổ là: 35.004 triệu đồng. Dự án 2: Quy hoạch, sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư ở những nơi cần thiết:  nguồn vốn đã phân bổ thực hiện là 85.731 triệu đồng. Dự án 3: Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, phát huy tiềm năng thế mạnh  của địa phương để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị: Nguồn vốn đã phân bổ là:  12.552 triệu đồng. Dự án 4: Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong  vùng đồng bào DTTS và MN: Nguồn vốn đã phân bổ là 45.959 triệu đồng. Dự án 5: Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vùng  dân tộc thiểu số và miền núi: Nguồn vốn đã phân bổ là: 23.314 triệu đồng. Dự án 6: Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân  tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch: Nguồn vốn đã phân bổ là: 7.297 triệu đồng. Dự án 7: Chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người  dân tộc thiểu số; phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em: Nguồn vốn đã phân bổ là:  1.068 triệu đồng. Dự án 8: Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối  với phụ nữ và trẻ em: Nguồn vốn đã phân bổ là: 1.235 triệu đồng. Dự án 9: Đầu tư tạo sinh kế, phát triển kinh tế nhóm dân tộc rất ít người,  nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn: Nguồn vốn đã phân bổ là: 2.946 triệu đồng. Dự án 10: Truyền thông, tuyên truyền, vận động trong vùng đồng bào dân  tộc thiểu số và miền núi. Kiểm tra, giám sát đánh giá việc tổ chức thực hiện Chương  trình: Nguồn vốn đã phân bổ là: 2.558 triệu đồng.

Kết quả giải ngân: Lũy kế giải ngân đến ngày 07/4/2023 là 98.934,96 triệu  đồng, đạt 45,68% trên tổng kế hoạch vốn giao năm 2022. Trong đó, nguồn vốn  ĐTPT là 95.277,60 triệu đồng, đạt 55,37%; nguồn SN là 3.657,36 triệu đồng, đạt  8,21% kế hoạch vốn. UBND tỉnh đã phân bổ cho các đơn vị, địa phương thực hiện các chỉ tiêu,  nhiệm vụ được phê duyệt tại Kế hoạch 271/KH - UBND. Đối với nguồn vốn phân bổ thực hiện chỉ tiêu kế hoạch năm 2022 đã được  Quốc hội, Chính phủ cho phép kéo dài thời gian giải ngân đến ngày 31/12/2023.

Kết quả, năm 2023 và 3 tháng đầu năm 2023, nguồn vốn thực hiện là 330.881 triệu đồng, gồm: Ngân sách Trung ương là  300.881 triệu đồng (vốn đầu tư phát triển (ĐTPT): 201.962 triệu đồng; vốn sự nghiệp  (SN): 98.919 triệu đồng); ngân sách tỉnh đối ứng là 29.892 triệu đồng (vốn ĐTPT:  20.000 triệu đồng; vốn SN: 9.892 triệu đồng). UBND tỉnh đã phân bổ vốn cho các đơn vị, địa phương thực hiện 09 Dự án  thành phần đợt 1/2023 là: 231.449 triệu đồng, trong đó: Ngân sách Trung ương:  209.884 triệu đồng (Nguồn ĐTPT: 161 tỷ 336 triệu đồng; Nguồn SN: 48.548 triệu  đồng); Ngân sách tỉnh: 21.565 triệu đồng (Nguồn ĐTPT: 16.218 triệu đồng; Nguồn  SN: 5.347 triệu đồng), cụ thể: Dự án 1: Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh  hoạt: Nguồn vốn đã phân bổ là: 43.896 triệu đồng. Dự án 2: Quy hoạch, sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư ở những nơi cần thiết: nguồn vốn đã phân bổ thực hiện là 63.250 triệu đồng. Dự án 3: Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, phát huy tiềm năng thế mạnh  của địa phương để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị: Nguồn vốn đã phân bổ là:  6.627 triệu đồng. Dự án 4: Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong  vùng đồng bào DTTS và MN: Nguồn vốn đã phân bổ là 69.480 triệu đồng. Dự án 5: Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vùng  dân tộc thiểu số và miền núi: Nguồn vốn đã phân bổ là: 27.616 triệu đồng. Dự án 6: Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân  tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch: Nguồn vốn đã phân bổ là: 13.304 triệu đồng. Dự án 7: Chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người  dân tộc thiểu số; phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em: Nguồn vốn đã phân bổ là:  2.559 triệu đồng. Dự án 8: Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối  với phụ nữ và trẻ em: Nguồn vốn đã phân bổ là: 2.762 triệu đồng. Dự án 10: Truyền thông, tuyên truyền, vận động trong vùng đồng bào dân  tộc thiểu số và miền núi. Kiểm tra, giám sát đánh giá việc tổ chức thực hiện Chương  trình: Nguồn vốn đã phân bổ là: 3.907 triệu đồng.

Đến nay, UBND tỉnh đã phân bổ cho các đơn vị, địa  phương thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ được phê duyệt tại Kế hoạch 42/KH – UBND ngày 06/02/2023. Hiện nay các đơn vị, địa phương đang triển khai các bước  thẩm định kinh phí và phân bổ chi tiết đến các chủ đầu tư theo quy định. Nguồn vốn thực hiện: Tổng nguồn vốn dự kiến thực hiện giai đoạn 2021-2025: Kế hoạch vốn  thực hiện giai đoạn I, từ năm 2022 đến năm 2025: 1.758.312 triệu đồng, trong đó: Ngân sách Trung ương: 1.177.253 triệu đồng (vốn đầu tư là 793.410 triệu đồng; vốn sự nghiệp là 383.843 triệu đồng). Ngân sách địa phương đối ứng thực hiện Chương trình là 177.247 triệu đồng (vốn đầu tư là 119.671 triệu đồng; vốn sự nghiệp là 57.576 triệu đồng). Vay Ngân hàng CSXH tỉnh: 101.600 triệu đồng; Nguồn lồng ghép và huy động hợp pháp khác: 153.384 triệu đồng; Nguồn ngân sách tỉnh (nguồn đầu tư) tích hợp Chương trình đặc thù giảm  1000 hộ nghèo DTTS 03 năm (2023-2025) là 148.827 triệu đồng. Đối với nguồn vốn sự nghiệp theo Luật Ngân sách, đến nay Trung ương  chưa phân bổ cả giai đoạn 2022-2025. Năm 2022 đã được Trung ương phân bổ là  39.653 triệu đồng; Năm 2023 là 98.919 triệu đồng.  

Tổng nguồn vốn thực hiện năm 2022 là 238.004 triệu đồng, trong đó:  Ngân sách Trung ương: 195.713 triệu đồng (vốn đầu tư (ĐT): 156.060 triệu  đồng; vốn sự nghiệp (SN): 39.653 triệu đồng). Ngân sách địa phương đối ứng 15%: 29.391 triệu đồng (vốn ĐT: 23.803  triệu đồng; vốn SN: 5.587 triệu đồng). Vốn vay Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH): 12.900 triệu đồng. UBND tỉnh đã phân bổ nguồn vốn Trung ương và nguồn ngân sách tỉnh (10%)  để thực hiện đồng bộ 10 dự án thành phần là 217.664 triệu đồng, trong đó: Ngân  sách Trung ương: 195.713 triệu đồng (nguồn vốn đầu tư phát triển: 156.060 triệu  đồng; nguồn vốn sự nghiệp: 39.653 triệu đồng); Ngân sách tỉnh: 21.951 triệu đồng  (nguồn ĐTPT: 16.000 triệu đồng; nguồn SN: 5.951 triệu đồng). Chưa bao gồm  nguồn vốn vay tín dụng là 12.900 triệu đồng do Ngân hàng Chính sách xã hội quản  lý và thực hiện cho vay.

Lũy kế giải ngân đến ngày 07/4/2023 là 98.934,96 triệu đồng, đạt 45,68%  trên tổng kế hoạch vốn giao năm 2022. Trong đó, nguồn vốn ĐTPT là 95.277,60  triệu đồng, đạt 55,37%; nguồn SN là 3.657,36 triệu đồng, đạt 8,21% kế hoạch. Nguồn vốn vay từ Ngân hàng CSXH tỉnh là 2.500 triệu đồng.

Tổng nguồn vốn thực hiện năm 2023 là: 420.723,5 triệu đồng, trong đó: Ngân sách Trung ương: 300.881 triệu đồng (vốn ĐTPT: 201.962 triệu đồng;  vốn SN: 98.919 triệu đồng). Ngân sách tỉnh: 81.758,5 triệu đồng (vốn ĐTPT: 50.000 triệu đồng; vốn sự nghiệp là 31.758,5 triệu đồng), cụ thể: Nguồn vốn ĐTPT là 50.000 triệu đồng (đối ứng Chương trình 1719 là  20.000 triệu đồng; Chương trình giảm 1.000 hộ nghèo DTTS: 30.000 triệu đồng). Nguồn vốn SN là 31.758,5 triệu đồng (đối ứng Chương trình 1719 là 9.892  triệu đồng; CT giảm 1.000 hộ nghèo DTTS: 21.866,5 triệu đồng). Ngân sách huyện: 15.044 triệu đồng (vốn ĐTPT: 10.098 triệu đồng; vốn SN:  4.946 triệu đồng). Nguồn vốn lồng ghép từ quỹ vận động của UBMTTQVN tỉnh: 17.240 triệu  đồng. Vốn vay Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh: 5.800 triệu đồng. UBND tỉnh đã phân bổ vốn cho các đơn vị, địa phương đợt 1/2023 là:  231.449 triệu đồng, trong đó: Ngân sách Trung ương: 209.884 triệu đồng (Nguồn  ĐTPT: 161.336 triệu đồng; Nguồn SN: 48.548 triệu đồng); Ngân sách tỉnh: 21.565  triệu đồng (Nguồn ĐTPT: 16.218 triệu đồng; Nguồn SN: 5.347 triệu đồng).

Đến nay, các huyện, thị xã đã ban hành các Quyết định  phân bổ chi tiết nguồn vốn đợt 1 năm 2023; Các sở, ngành đã xây dựng kế hoạch  thực hiện và gửi dự toán một số nội dung đến Sở Tài chính thẩm định kinh phí năm  2023 để triển khai thực hiện. Được sự quan tâm, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh cùng sự phối hợp  chặt chẽ giữa các sở, ban, ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, đến nay đã  tham mưu phân bổ nguồn vốn đảm bảo, các đơn vị, địa phương đã tiến hành phân  khai vốn cho các chủ đầu tư thực hiện theo quy định. 

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi góp phần quan trọng trong công tác giảm nghèo, rút ngắn khoảng cách chênh lệch giàu nghèo giữa các vùng, địa phương; đồng thời, giúp vùng DTTS và miền núi thay đổi kết cấu cơ sở hạ tầng, ngày càng phát triển toàn diện; đời sống của đồng bào DTTS ngày càng được cải thiện rõ rệt, phương thức sản xuất từng bước được chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa; mặt bằng dân trí, đời sống văn hóa, tinh thần được nâng lên; ý thức của đồng bào DTTS về chấp hành chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước được nâng cao; tinh thần đoàn  kết, tương thân tương ái trong cộng đồng các dân tộc được phát huy; niềm tin của  nhân dân vào Đảng và Nhà nước được củng cố; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã  hội vùng DTTS được giữ vững, ổn định.

Nguồn tin: Trần Đức Mậu – Ban DVTU

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây