Nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ góp phần cải thiện vị thế của phụ nữ trong gia đình và xã hội

Thứ ba - 28/06/2022 11:01 256 0
Vận động, hỗ trợ phụ nữ sáng tạo khởi nghiệp, phát triển kinh tế có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với việc phát huy tiềm năng, cải thiện vị thế của phụ nữ trong gia đình và xã hội. Điều này không chỉ vì quyền lợi của phụ nữ mà còn góp phần bảo đảm sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Thời gian qua, các mô hình, hoạt động hỗ trợ phụ nữ giảm nghèo bền vững, khởi sự kinh doanh của các cấp hội phụ nữ có nhiều chuyển biến tích cực, ngày càng được lan tỏa sâu rộng.
Chủ tịch UBND tỉnh Trần Tuệ Hiền, tân Phó chủ tịch Trung ương Hội LHPN Việt Nam khóa XIII Tôn Ngọc Hạnh và các thành viên đoàn Bình Phước Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2022 – 2027 Nguồ
Chủ tịch UBND tỉnh Trần Tuệ Hiền, tân Phó chủ tịch Trung ương Hội LHPN Việt Nam khóa XIII Tôn Ngọc Hạnh và các thành viên đoàn Bình Phước Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2022 – 2027 Nguồ
Thời gian quan, các cấp Hội trong tỉnh đã tích cực tuyên truyền, vận động phụ nữ, phát huy tinh thần tương thân tương ái, thực hành tiết kiệm nhằm tạo nguồn vốn tại chỗ giúp chị em phụ nữ nghèo, phụ nữ khó khăn phát triển kinh tế thông qua các hình thức giúp nhau không lãi, góp vốn xoay vòng, tổ tương trợ vốn, tiết kiệm tại chi tổ hội, kết quả đã huy động được hơn 20,1 tỷ đồng giúp cho hơn 4.143 chị hội viên, phụ nữ nghèo, khó khăn vay. Ngoài ra, thông qua tổ tiết kiệm và vay vốn Ngân hàng CSXH có 583 tổ với 24.115 hộ tham gia, tổng số dư tiết kiệm hiện nay là 84.114 triệu đồng, trung bình một hộ vay có số dư tiền gửi tiết kiệm là 3.442 nghìn đồng.
Từ nguồn vốn ủy thác với ngân hàng CSXH, 05 tháng đầu năm, các cấp Hội đã phối hợp với NHCSXH giải ngân mới số tiền trên 162 tỷ đồng, tổng dư nợ ủy thác do Hội LHPN quản lý là trên 942 tỷ đồng; nợ quá hạn 1.121 triệu đồng (chiếm tỷ lệ 0,12%). Ngoài ra, từ các nguồn vốn do Hội Trực tiếp quản lý và phát vay: Chương trình Hỗ trợ Phụ nữ giảm nghèo, Quỹ hỗ trợ trẻ em gái nghèo vượt khó trong học tập; vốn Vì quê hương, Vốn giải quyết việc làm (vốn 120) đã giải ngân cho 470 chị vay với tổng số vốn: 6.252 triệu đồng. Tổng dư nợ các nguồn vốn do Hội quản lý hiện nay trên 951 tỷ đồng với trên 26.500 hộ đang vay đầu tư sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế gia đình.
Ngày hội khui heo đất của Hội LHPN huyện Hớn Quản
Đồng hành cùng hoàn cảnh khó khăn, hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp năm 2022
Hoạt động hỗ trợ kinh tế tập thể được các cấp Hội quan tâm: Các mô hình liên kết, tổ hợp tác, hợp tác xã được xây dựng và phát triển, thu hút đông đảo hội viên viên phụ nữ tham gia. Trong 6 tháng đầu năm, thành lập 01 hợp tác xã lúa gạo chất lượng Lộc Khánh tại huyện Lộc Ninh với 15 thành viên ; 03 tổ hợp tác với 30 thành viên. Tính đến nay, các cấp Hội tiếp tục duy trì 06 Hợp tác xã hoạt động hiệu quả, 51 Tổ hợp tác và 154 Tổ liên kết phụ nữ phát triển kinh tế với gần 3.350 thành viên.
Thực hiện Đề án 939 “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, giai đoạn 2017-2025”, gắn với thực hiện khâu đột phá “Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế và khởi nghiệp sáng tạo” và Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Phụ nữ tỉnh”, Hội LHPN tỉnh đã ban hành các văn bản (Kế hoạch số 389/KH-BTV ngày 21/12/2021 về thực hiện Đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp” năm 2022 trên địa bàn tỉnh Bình Phước; Công văn số 158/BTV-KTGĐXH ngày 02/6/2022 về việc phối hợp tổ chức Cuộc thi “Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Bình Phước lần thứ II, năm 2022; Kế hoạch số 30/KH-BCH ngày 06/6/2022 về thực hiện khâu đột phá “Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế và khởi nghiệp sáng tạo”) để chỉ đạo các cơ sở Hội triển khai thực hiện. Các cấp Hội đã hỗ trợ 129 phụ nữ khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh, trong đó giúp phụ nữ tiếp cận, vay vốn khởi nghiệp trên 2 tỉ 842 triệu đồng, trong đó Hội LHPN tỉnh hỗ trợ 06 chị vay vốn khởi nghiệp từ Chương trình Hỗ trợ phụ nữ giảm nghèo, với số tiền 300 triệu đồng. Bên cạnh đó, các cấp Hội đã hỗ trợ nâng cao năng lực cho 112 chị là chủ doanh nghiệp, ban quản lý hợp tác xã, chủ hộ kinh doanh về chuyển đồi số , giao dịch thương mại điện tử, giao dịch thuế điện tử  (Trong đó: Hớn quản 23 chị, Lộc Ninh 17 chị, Bù Gia Mập 9 chị, Bù Đốp 7 chị, Phước Long 3 chị; 10 chị là chủ doanh nghiệp, 21 chị là BQL HTX, 81 chi là chủ hộ kinh doanh).
Hội LHPN tỉnh đã phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức Lễ phát động Cuộc thi “Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Bình Phước lần thứ II, năm 2022”, tại Lễ phát động Hội LHPN tỉnh đã ký kết ghi nhớ hợp tác, đồng hành cùng Cuộc thi. Ngoài ra, các cấp Hội còn hỗ trợ bằng nhiều hình thức khác như: Thành lập mới 02 mô hình “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp” với 36 thành viên tham gia (Đồng Xoài, Bù Gia Mập), trong ngày ra mắt 02 mô hình đã hỗ trợ vay vốn và tặng phương tiện sinh kế cho 02 chị HVPN để khởi nghiệp, với số tiền 60.640.000đ; Hội LHPN huyện Hớn Quản hỗ trợ tổ dệt tại xã Thanh An số tiền 10.000.000 đồng để mua sợi, khung dệt phát triển kinh tế tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số; hỗ trợ tổ dệt thổ cẩm tại xã Thanh An phát triển kinh tế tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số; giới thiệu 06 gương phụ nữ khởi nghiệp, làm kinh tế giỏi cho Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước quay phóng sự mô hình “Phiên chợ nghĩa tình” (huyện Bù Gia Mập)…. Tiếp tục thành lập mới 01 “Cửa hàng tiêu thụ sản phẩm phụ nữ khởi nghiệp” (huyện Lộc Ninh), nâng tổng số lên 68 cửa hàng tại 10 huyện, thị, thành phố, đã liên kết tiêu thụ sản phẩm cho phụ nữ khởi nghiệp 10 tấn rau, củ, quả,... Qua đó, các sản phẩm khởi nghiệp của chị em ổn định được đầu ra, giúp chị em yên tâm sản xuất.
Công tác đào tạo nghề, giới thiệu việc làm: Ban Thường vụ Hội LHPN tỉnh đã ban hành các văn bản chỉ đạo cơ sở Hội tiếp tục triển khai thực hiện công tác phối hợp dạy nghề, tạo việc làm cho lao động nữ và người dân (Công văn số 116/BTV-KTGĐXH ngày 04/5/2022 về việc triển khai Chuỗi lớp học “khám phá bản thân - viết lại hạn định”; Công văn số 156/BTV-KTGĐXH ngày 31/5/2022 về việc phối hợp tuyên truyền nhu cầu tuyển dụng lao động) có 90 chị tham gia 08 lớp tập huấn do Trung tâm dịch vụ nông nghiệp tổ chức, 17 chị tham gia các lớp dạy nghề, tư vấn giới thiệu cho 201 chị vào làm việc tại các khu công nghiệp, các công ty, xí nghiệp, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh,… đóng chân trên địa bàn. Tiếp tục duy trì các mô hình tạo việc làm tại chỗ như: làm bao tay cao su tại nhà, bóc tách hạt điều, may gia công, xếp hộp giấy, lột mít trái, tổ dịch vụ nấu ăn…
Có thể nói, phụ nữ là một nửa của xã hội, đã và đang có vai trò hết sức quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của mỗi địa phương. Ở nước ta, tuy phụ nữ đã đạt được nhiều bước tiến trong cải thiện vị thế của họ trong xã hội nhưng chênh lệch giới vẫn tồn tại, phụ nữ vẫn bị kỳ thị, vẫn gặp nhiều khó khăn trong đời sống xã hội, chưa được bình đẳng về mọi lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực kinh tế. Để nâng cao quyền năng kinh tế, phụ nữ cần được đào tạo, có môi trường làm việc thân thiện và có tiếng nói trong đời sống chính trị. Cải thiện quyền năng kinh tế của phụ nữ không chỉ là quyền lợi của phụ nữ mà còn vì sự phát triển của mỗi địa phương nói riêng và của đất nước nói chung.

Nguồn tin: Đoàn Tứ - BDVTU

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập5
  • Hôm nay4,912
  • Tháng hiện tại78,135
  • Tổng lượt truy cập1,256,124
hcm bdv001 hcm bdv002
Liên kết


bien dao01bien dao02
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây