BÌNH PHƯỚC: TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA CẤP ỦY ĐẢNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG, TIÊU CỰC

Thứ sáu - 08/07/2022 22:50 314 0
Xác định công tác phòng, chống tham nhũng là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng trong công tác xây dựng, chỉnh đống Đảng. Ngày 25/6/2022 đồng chí Nguyễn Mạnh Cường - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bình Phước đã thay mặt Ban Thường vụ Tỉnh ủy ký ban hành Đề án số 04-ĐA/TU về tăng cường sự lãnh đạo của Cấp ủy đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2021 – 2025, định hướng đến năm 2030.
Với quan điểm: kiên quyết, kiên trì đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, tiêu cực với quyết tâm chính trị cao hơn, hành động mạnh mẽ hơn và hiệu quả hơn. Phòng ngừa là chính, cơ bản, lâu dài và phát hiện, xử lý là quan trọng, cấp bách. Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong đấu tranh phòng chống tham nhũng (PCTN), tiêu cực. Nâng cao hơn nữa vai trò, trách nhiệm, sức chiến đấu của cán bộ, đảng viên, cấp ủy, tổ chức đảng các cấp; đặc biệt trách nhiệm nêu gương, sự chủ động, tích cực của người đứng đầu trong công tác PCTN, tiêu cực. Xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện, xây dựng Nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Với mục tiêu: ngăn chặn đẩy lùi tham nhũng, tiêu dực, giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội; củng cố lòng tin của nhân dân; xây dựng Đảng, hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức kỷ cương, liêm chính; thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Phước lần thứ XI. Nâng cao nhận thức và tăng cường ý thức tuân thủ các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong toàn đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và Nhân dân nhằm hướng tới hành động cụ thể, thiết thực trong công tác PCTN, tiêu cực.

Nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo trong Đề án số 04-ĐA/TU gồm những điểm nhấn đáng quan tâm đó là:
1. Nhiệm vụ, giải pháp về sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, tổ chức đảng:
 Đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo, chỉ đạo nhằm tạo sự chuyển biến tích cực, mạnh mẽ, rõ nét trong công tác PCTN, tiêu cực. Gắn công tác này với việc thực hiện Kết luận số 21-KL/TW ngày 25/10/2021 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị, kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” và Kết luận số 01-KL/TW ngày 18/05/2021 của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Trên cơ sở chỉ đạo và hướng dẫn của Trung ương, Ban Thường vụ Tỉnh ủy lãnh đạo, chỉ đạo thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về PCTN, tiêu cực; phát huy vai trò trách nhiệm của Ban Chỉ đạo trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác PCTN, tiêu cực trên địa bàn tỉnh. Ngày 07/7/2022 đồng chí Nguyễn Mạnh Cường - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bình Phước đã thay mặt Ban Thường vụ Tỉnh ủy ký ban hành Quyết định số 639-QĐ/TU  thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh Bình Phước gồm các đồng chí:

1. Đồng chí Nguyễn Mạnh Cường, Uỷ  viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy -Trưởng Ban.
2. Đồng chí Huỳnh Thị Hằng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh - Phó Trưởng Ban.
3. Đồng chí Nguyễn Minh Hợi, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy - Phó Trưởng ban Thường trực.
4. Đồng chí Nguyễn Hồng Trà, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Phó Trưởng Ban.
5. Đồng chí Giang Thị Phương Hạnh, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, Phó Trưởng Ban.
6. Đồng  chí  Bùi  Xuân  Thắng,  Ủy viên Ban Thường  vụ Tỉnh  ủy, Giám đốc Công an tỉnh, Phó Trưởng Ban.
7. Đồng chí Lê Thị Xuân Trang, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Ủy viên.
8. Đồng  chí  Nguyễn  Quốc  Bình,  Ủy viên Ban Thường  vụ Tỉnh  ủy,  Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Ủy viên.
9. Đồng chí Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Ủy viên.
10. Đồng chí Nguyễn Văn Khánh, Tỉnh ủy viên, Chánh Văn phòng Tỉnh ủy, Ủy viên.
11. Đồng chí Phạm Thị Bích Thủy, Tỉnh ủy viên, Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, Ủy viên.
12. Đồng chí Đoàn Văn Bắc, Tỉnh ủy viên, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Ủy viên.
13. Đồng chí Lê Tiến Hiếu, Giám đốc Sở Tư pháp, Ủy viên.
14. Đồng chí Phạm Văn Thuấn, Chánh Thanh tra tỉnh, Ủy viên.
15. Đồng chí Phó trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy, Ủy viên.
Thường trực Ban Chỉ đạo gồm đồng chí Trưởng ban và các đồng chí Phó Trưởng Ban. Ban Nội chính Tỉnh ủy là Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo.

2. Nhiệm vụ, giải pháp về công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục:
Đa dạng hóa các phương pháp, cách thức tuyên truyền, đặc biệt tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục, tuyên truyền, nhất là trên nền tảng mạng xã hội (facebook, zalo, fanpage…).

3. Nhiệm vụ, giải pháp về thực hiện các giải pháp phòng ngừa:
Triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các văn bản liên quan nhằm hướng đến “không dám tham nhũng”, “không thể tham nhũng”, “không cần tham nhũng”, “không muốn tham nhũng”. Trong đó, cần tập trung vào các giải pháp đó là: (1) Chuyển đổi vị trí công tác của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; (2) Cải cách hành chính, ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý và thanh toán không dùng tiền mặt; (3) Kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; (4) Thực hiện tốt công tác tổ chức; cán bộ để phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực.

4. Nhiệm vụ, giải pháp trong công tác phát hiện và xử lý:
Nội dung này gồm có các giải pháp đó là: (1) Công tác kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước; Công tác tự kiểm tra của các cơ quan, tổ chức, đơn vị;(2)Công tác thanh tra nhà nước và giải quyết khiếu nại, tố cáo; (3) Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật Đảng; (4) Nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả công tác xử lý tin báo, tố giác tội phạm và kiến nghị khởi tố, công tác khởi tố,điều tra, truy tố, xét xử án tham nhũng;(5)Nâng cao hiệu quả công tác thu hồi tài sản tham nhũng, tiêu cực.

5. Kiện toàn, củng cố tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động các cơ quan, đơn vị, đặc biệt là hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội nghề nghiệp các cấp; tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc cấp ủy, các cơ quan, đơn vị có chức năng PCTN, tiêu cực.
Nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác phối hợp giữa các cơ quan Ban Nội chính, Ủy ban Kiểm tra, Thanh tra, Công an, Viện Kiểm sát, Tòa án, Thi hành án trong việc cung cấp, trao đổi thông tin về tham nhũng, tiêu cực, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện kết luận, kiến nghị của Ban Chỉ đạo PCTN, tiêu cực; tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phối hợp trao đổi nghiệp vụ. Tăng cường kiểm soát quyền lực, PCTN, tiêu cực ngay trong các cơ quan nội chính, thực hiện nghiêm chỉ đạo của đồng chí Tổng bí thư “Phài phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ngay trong các cơ quan chống tham nhũng, tiêu cực”.

Nguồn tin: Anh Đào - BDVTU

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập9
  • Hôm nay3,049
  • Tháng hiện tại70,131
  • Tổng lượt truy cập1,248,120
hcm bdv001 hcm bdv002
Liên kết


bien dao01bien dao02
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây