“DÂN VẬN KHÉO” TRONG CÔNG TÁC THAM MƯU LÀ CHÌA KHÓA MỞ CÁNH CỬA THÀNH CÔNG

Thứ ba - 01/06/2021 03:57 469 0
Trong bài báo “Dân vận” đăng trên báo Sự thật ngày 15/10/1949, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”.

Đổi mới nội dung, phương thức công tác dân vận đòi hỏi mỗi tổ chức, cá nhân trong ngành dân vận phải biết làm “Dân vận khéo”. Vì vậy, thiết nghĩ “Dân vận khéo” của Ban Dân vận cấp ủy phải luôn gắn kết chặt chẽ với thực hiện nhiệm vụ được quy định tại Điều 10 - Quy chế công tác Dân vận của hệ thống chính trị  ban hành theo Quyết định 290 - QĐ/TW ngày 25/2/2010 của Bộ Chính trị và  Quyết định số 1238-QĐ/TU ngày 5/5/2010 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy là: Nghiên cứu, tham mưu, đề xuất cấp ủy lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác dân vận đối với tất cả các tổ chức trong hệ thống chính trị . Trong những năm qua, có những phương thức “khéo” trong công tác tham mưu mà Ban Dân vận Tỉnh ủy đã vận dụng và đạt được kết quả cao, hiệu quả thiết thực.

Thứ nhất, lựa chọn nội dung tham mưu thông qua phát huy năng lực, trình độ, kiến thức chuyên môn của cán bộ, công chức để trao đổi, bàn bạc, phản biện các vấn đề dự thảo; phát huy dân chủ trong tập thể lãnh đạo Ban đóng góp nội dung, đề xuất giải pháp; nghiên cứu kỹ nội dung, giả định tình huống tích cực và tiêu cực, thuận lợi và khó khăn nêu vấn đề dự kiến tham mưu sẽ đưa vào thực hiện, trình Thường trực tỉnh ủy cho ý kiến. Chẳng hạn như trong nhiệm kỳ qua, khi tham mưu Tỉnh ủy ban hành Đề án số 01 – ĐA/TU “về nâng cao năng lực, đổi mới nội dung và phương thức hoạt động công tác dân vận trên địa bàn tỉnh Bình Phước giai đoạn 2016 – 2020”,  Đề án số 1217- ĐA/TU Nâng cao năng lc hot đng và kh năng tp hp qun chúng ca Mặt trn Tổ quc và các đoàn th xã, phưng, th trn trên đa bàn tnh trong tình hình mi”... Phải phân tích, chứng minh giữa lý luận và thực tiễn, làm rõ các vấn đề và sự  cần thiết để tham mưu xây dựng các Đề án và các nội dung khác liên quan đến công tác dân vận một cách thuyết phục hiệu quả.

Thứ hai, trong quá trình nghiên cứu, hướng dẫn, Ban Dân vận Tỉnh ủy đã tham mưu Tỉnh ủy kịp thời các văn bản chỉ đạo, sơ kết, tổng kết các chỉ thị, nghị quyết, kết luận… của Trung ương về công tác dân vận, công tác dân tộc, công tác tôn giáo và thực hiện QCDC cơ sở. Riêng trong năm 2020 đã tham mưu Tỉnh uỷ ban hành Kế hoạch số 217-KH/TU ngày 06/02/2020 về tổ chức Hội nghị trực tuyến công tác dân vận trong hoạt động hòa giải ở cơ; Kế hoạch số 220-KH/TU ngày 02/3/2020 về tiếp và làm việc với Đoàn kiểm tra của Hội Nam nhân chất độc da cam/Dioxin Việt Nam; Kế hoạch số 221-KH/TU ngày 03/3/2020 về tổ chức hội nghị trực tuyến quán triệt, triển khai các văn bản mới của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về công tác dân vận; Kế hoạch số 222-KH/TU ngày 03/3/2020 về thực hiện Kết luận số 65-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW về công tác dân tộc; Kế hoạch số 223-KH/TU ngày 03/3/2020 về tổng kết 10 năm thực hiện Quyết định 290-QĐ/TW của Bộ Chính trị (khóa X) về Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị; Kế hoạch 239-KH/TU ngày 23/6/2020 sơ kết 5 năm thực hiện Kết luận số 114-KL/TW ngày 14/7/2015 của Ban bí thư Trung ương Đảng về nâng cao hiệu quả công tác dân vận của cơ quan nhà nước các cấp; Kế hoạch 240-KH/TU ngày 26/6/2020 tổng kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 47-CT/TU về tăng cường công tác dân vận xây dựng vùng biên giới hòa bình, ổn định và phát triển trong tình hình mới; ; Kế hoạch 243-KH/TU ngày 29/6/2020 tổng kết Đề án 01-ĐA/TU về nâng cao năng lực đổi mới nội dung và phương thức hoạt động công tác dân vận giai đoạn 2016-2020; Kế hoạch 244-KH/TU ngày 29/6/2020 tổng kết 5 năm thực hiện Kế hoạch 26-KH/TU của Tỉnh ủy về tiếp tục đẩy mạnh triển khai thực hiện phong trào dân vận khéo giai đoạn 2016-2020;  Kế hoạch 245-KH/TU ngày 12/8/2020 tiếp và làm việc với Đoàn khảo sát của Ban Dân vận Trung ương…

Thứ ba, quan tâm và tổ chức tốt công tác đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cán bộ dân vận, Mặt trận, đoàn thể. Hàng năm, Ban xây dựng kế hoạch và Tham mưu Thường trực Tỉnh ủy chỉ đạo mở các lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng công tác dân vận cho cán bộ, công chức, viên chức các cấp trong hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở, bảo đảm thời gian ngắn nhất, quy mô lớn nhất và hiệu quả cao nhất. Kết quả, trong nhiệm kỳ qua đã mở trên 34 lớp tập huấn bồi dưỡng công tác dân vận. Trong đó, phối hợp với Ban Dân vận Trung ương mở được 5 hội nghị tại tỉnh và cử 40 cán bộ đi đào tạo do Học viện chính trị khu vực II tổ chức; cấp tỉnh mở được 9 lớp cho trên 950 học viên và các huyện, thị mở được 25 lớp tập huấn dân vận. Qua đó, từng bước tạo được sự chuyển biến, nâng cao nhận thức về công tác dân vận của từng đối tượng cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị, làm rõ nội dung công tác dân vận của cơ quan nhà nước gắn với hoạt động chuyên môn của từng ngành nghề, sự cần thiết phải xây dựng mô hình “Dân vận khéo” để xử lý thông minh, sáng tạo, khéo léo các tình huống dân vận, khắc phục các sự cố phát sinh trong cuộc sống, tuyên truyền, phát động các phong trào thi đua, các cuộc vận động, giảm nhẹ thủ tục hành chính không cần thiết trong tiếp xúc, giải quyết công việc của dân.

Thứ tư, hàng năm chủ động tham mưu ký kết và triển khai các chương trình, kế hoạch phối hợp thực hiện công tác dân vận với Ban cán sự Đảng UBND tỉnh, với Ban Dân tộc tỉnh, với các đơn vị lực lượng vũ trang tỉnh, với Binh Đoàn 16, nhằm cụ thể hóa sự chỉ đạo của Tỉnh ủy  theo Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị tỉnh, đảm bảo định kỳ có sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm.
Thứ năm, tham mưu nghiên cứu, khảo sát, kiểm tra, hướng dẫn về công tác dân vận để nắm bắt tình hình thực tiễn tại cơ sở, từ đó tham mưu Tỉnh ủy chỉ đạo sát với tình hình thực tế, không rập khuôn, máy móc, không hình thức, chủ quan.

Thứ sáu, đẩy mạnh hiệu quả sử dụng công nghệ thông tin trong công tác tham mưu. Đặc biệt đã tham mưu Tỉnh ủy thống nhất chuyển Bản tin công tác dân vận Bình Phước phát hành bằng bản giấy sang Trang Thông tin điện tử tổng hợp Ban Dân vận Tỉnh ủy (Giấy phép số 01/GP-TTĐT ngày 11/01/2020 của Sở Thông tin và Truyền thông về cấp phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên Internet) nhằm phát huy công tác tuyên truyền, tiếng nói của ngành Dân vận, nêu gương người tốt, việc tốt, những mô hình, điển hình dân vận khéo, trao đổi kinh nghiệm, hướng dẫn nghiệp vụ ngày càng chất lượng, hiệu quả. Bên cạnh đó, lập các nhóm Zalo đến tận cơ sở để nắm thông tin hai chiều, nắm bắt nhanh, hiệu quả tin tức, tình hình nhân dân và những vấn đề diễn biến phát sinh hàng ngày ở cơ sở để kịp thời tham mưu Tỉnh ủy chỉ đạo, giải quyết.

Trong điều kiện đội ngũ cán bộ, công chức cơ quan không nhiều, lãnh đạo Ban thường xuyên thay đổi theo yêu cầu điều động, luân chuyển của Tỉnh ủy, nhưng với tinh thần quyết tâm cao, tập thể lãnh đạo Ban cùng với cán bộ, công chức, nhân viên cơ quan đã đoàn kết một lòng phấn đấu nỗ lực hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Trong những năm qua, Ban Dân vận Tỉnh ủy được Thường trực Tỉnh ủy đánh giá cao, công tác dân vận ngày càng được quan tâm, coi trọng. Một kinh nghiệm đúc kết đối với Ban Dân vận cấp ủy trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ đối với cấp ủy là: phải vận đụng sáng tạo các phương thức “Dân vận khéo” vào quá trình nghiên cứu tham mưu, hướng dẫn, đề xuất, phối hợp với các ngành, địa phương tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch hàng năm đạt kết quả. Thật vậy, “Dân vận khéo” có thể áp dụng hiệu quả trên tất cả các lĩnh vực của đời sống, xã hội. Tuy nhiên, “Dân vận khéo” trong công tác tham mưu là chìa khóa mở cánh cửa thành công của đội ngũ cán bộ, công chức ngành dân vận.

Nguồn tin: Anh Đào

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập13
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm12
  • Hôm nay3,715
  • Tháng hiện tại103,999
  • Tổng lượt truy cập1,281,988
hcm bdv001 hcm bdv002
Liên kết


bien dao01bien dao02
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây