Đóng góp ý kiến Dự thảo Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng Khóa XII tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng

Thứ sáu - 04/12/2020 23:03 766 0
TĂNG CƯỜNG QUỐC PHÒNG, AN NINH, BẢO VỆ VỮNG CHẮC
TỔ QUỐC VIỆT NAM XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

             Trong những năm qua nhiệm vụ bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia, biên giới đất liền, vùng trời, vùng biển, đảo của Tổ quốc nhất là lãnh thổ trên biển Đông chúng ta đã đạt được nhiều kết quả, nhưng vẫn còn những tồn tại trong công tác tuyên truyền cho các đối tượng nhất là đối với đồng bào dân tộc, đồng bào xa Tổ quốc... còn hạn chế, chưa sâu rộng, chưa nhiều và chưa sâu, đây là trách nhiệm của tất cả các cấp, các ngành, của cả hệ thống chính trị trong công tác tuyên truyền giáo dục cho các đối tượng về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình hiện nay.

         Qua đây, xin đóng góp bổ sung thêm một số nội dung phần X: Tăng cường Quốc phòng, An ninh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN như sau:
Củng cố quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của Đảng, Nhà nước, của cả hệ thống chính trị và toàn dân, trong đó Quân đội nhân dân và Công an nhân dân làm nòng cốt.
* Để thực hiện mục tiêu này, ngoài những nội dung mà văn kiện đã đề cập, theo tôi đề xuất cần thực hiện tốt một số giải pháp sau:

          Trước hết: Thực hiện tốt cơ chế Đảng lãnh đạo, chính quyền quản lý, điều hành, cơ quan, ban, ngành làm tham mưu, trong đó lực lượng quân sự, công an làm nòng cốt trong tăng cường Quốc phòng, An ninh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN. Giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, sự quản lý tập trung thống nhất của Nhà nước đối với Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và sự nghiệp quốc phòng an ninh.

          Thứ hai: Phát huy cao nhất sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại để bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân, chế độ XHCN, nền văn hóa và lợi ích quốc gia- dân tộc.

          Thứ ba: Tiếp tục quán triệt và thực hiện có hiệu quả các Nghị quyết của Trung ương về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; Nghị quyết 28-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa X), Nghị định 02/2016/NĐ-CP, Nghị định 21/2019/NĐ-CP của Chính phủ về xây dựng Khu vực phòng thủ; tiếp tục rà soát, bổ sung, đẩy mạnh thực hiện các đề án, kế hoạch, chương trình hành động thực hiện với lộ trình, biện pháp đồng bộ, khoa học, khả thi, phù hợp điều kiện của từng địa phương. Phối hợp chặt chẽ với các lực lượng theo Nghị định 03/2019/NĐ-CP của Chính phủ, chủ động nắm, dự báo chính xác tình hình, tham mưu cho cấp ủy, chính quyền các cấp có đối sách xử lý phù hợp, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống.

           Thứ tư: Tăng cường vai trò lãnh đạo của cấp ủy Đảng đối với nhiệm vụ kết hợp chặt chẽ quốc phòng, an ninh với kinh tế-xã hội và kinh tế- xã hội với quốc phòng, an ninh trong Khu vực phòng thủ tỉnh, huyện; quy hoạch xây dựng các dự án, công trình phát triển kinh tế- xã hội phải bảo đảm tính lưỡng dụng, sẵn sàng phục vụ QP-AN khi cần thiết. Trên cơ sở phát triển kinh tế- xã hội cần đầu tư tương ứng cơ sở vật chất cho nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc và nhất là trong xây dựng Khu vực phòng thủ. Đảm bảo kết hợp chặt chẽ giữa việc phát triển kinh tế với vấn đề an sinh xã hội, tăng cường tiềm lực quốc phòng an ninh trong Khu vực phòng thủ, bảo đảm cho các địa phương trong cả nước thật sự trở thành Khu vực phòng thủ vững mạnh về chính trị, kinh tế, vững chắc về quốc phòng và an ninh. Thực hiện tốt chiến lược làng giữ làng, xã giữ xã, huyện giữ huyện, tỉnh giữ tỉnh. Tập trung xây dựng tiềm lực Quốc phòng, an ninh đủ sức đối phó và phòng chống có hiệu quả thiên tai, bão lũ, cháy nổ, cứu hộ, cứu nạn… và đối phó thắng lợi khi chiến tranh xảy ra.

            Thứ năm: Bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia, biên giới đất liền, vùng trời, vùng biển, đảo của Tổ quốc nhất là lãnh thổ trên biển Đông, đây là vùng nhạy cảm, căng thẳng, tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp. Để giữ vững chủ quyền nhất là lãnh thổ trên biển Đông chúng ta cần bình tĩnh, kiên quyết; kiên trì; khôn khéo; không khiêu khích; không mắc mưu khiêu khích; kiềm chế; không để nước ngoài lấn chiếm; không để xảy ra xung đột, đụng độ; không nổ súng trước.
          Trong những năm qua nhiệm vụ kết hợp quốc phòng, an ninh với kinh tế-xã hội và kinh tế- xã hội với quốc phòng, an ninh trong Khu vực phòng thủ tỉnh, huyện trên cả nước đã đạt được nhiều kết quả, nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số tồn tại đó là: một số vùng trọng điểm về Quốc phòng, an ninh của đất nước như (vùng căn cứ cách mạng, vùng biên giới đất liền, một số vùng biển, đảo...) rất cần sự đầu tư nhưng Trung ương đầu tư chưa tương xứng...

         Tăng cường Quốc phòng, An ninh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN phải bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia, biên giới đất liền, vùng trời, vùng biển, đảo của Tổ quốc nhất là lãnh thổ trên biển Đông, đây là vùng nhạy cảm, căng thẳng, tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp./.

Nguồn tin: Thượng tá Lê Huy Chung - BCH Quân sự tỉnh Bình Phước:

Tổng số điểm của bài viết là: 320 trong 64 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 64 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây