Bình Phước: Phát huy vai trò tiên phong, chủ động “vào cuộc” của báo chí để đưa nghị quyết chuyển đổi số vào cuộc sống

Thứ năm - 11/11/2021 01:40 297 0
Chuyển đổi số là yêu cầu tất yếu, tạo sự thay đổi và phát triển mới trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạng mẽ và sâu rộng. Việc chuyển đổi tác động đến tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội; đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động chỉ đạo, điều hành, quản lý của cấp ủy, chính quyền các cấp, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, phương thức sống, làm việc của người dân... Vì vậy, để có kết quả tích cực trong chuyển đổi số, ngoài các yếu tố về con người, cơ chế chính sách, điều kiện về tài chính… thì công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về chuyển đổi số là yêu cầu cần thiết và cấp bách, trong đó báo chí đóng vai trò quan trọng để Nghị quyết số 04 về chuyển đổi số của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đi vào cuộc sống.
Các phóng viên trong nước và quốc tế đưa tin phiên bế mạc Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng_Ảnh: TTXVN
Các phóng viên trong nước và quốc tế đưa tin phiên bế mạc Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng_Ảnh: TTXVN
Để biến chủ trương lớn ấy thành hiện thực, các cơ quan báo chí đã tiên phong trong công tác tuyên truyền, xây dựng và duy trì thường xuyên chuyên mục về chuyển đổi số trên các kênh phát thanh, truyền hình, các ấn phẩm báo in và báo điện tử, đồng thời tăng cường số lượng, thời lượng và chất lượng tuyên truyền các nội dung chương trình chuyển đổi số quốc gia và chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Bình Phước. Nội dung tuyên truyền đã bám sát các mục tiêu, lộ trình, thực hiện Chương trình Chuyển đổi số của tỉnh, các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của địa phương một cách kịp thời, sâu rộng, hình thức phong phú, phù hợp với từng đối tượng ở ba trụ cột chính là kinh tế số, xã hội số và chính quyền số. Công tác tuyên truyền đã đảm bảo thường xuyên, liên tục, đúng trọng tâm, trọng điểm đến các tầng lớp cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, cộng đồng doanh nghiệp, làm cho các cấp, ngành và nhân dân hiểu được ý nghĩa của việc đẩy mạnh chuyển đổi số đang là thời cơ, thuận lợi để phát triển. Những lĩnh vực được quan tâm triển khai tuyên truyền chuyển đổi số thời gian qua gồm: Y tế, nông nghiệp, công nghiệp, giáo dục, thanh toán điện tử, chính quyền điện tử...

Chuyển đổi số là một bước cụ thể Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng trên địa bàn tỉnh Bình Phước. Vì vậy, để biến chủ trương lớn ấy thành hiện thực, các cơ quan báo chí đã tiên phong trong công tác tuyên truyền, xây dựng và duy trì thường xuyên chuyên mục về chuyển đổi số trên các kênh phát thanh, truyền hình, các ấn phẩm báo in và báo điện tử, đồng thời tăng cường số lượng, thời lượng và chất lượng tuyên truyền các nội dung chương trình chuyển đổi số quốc gia và chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Bình Phước. Nội dung tuyên truyền đã bám sát các mục tiêu, lộ trình, thực hiện Chương trình Chuyển đổi số của tỉnh, các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của địa phương một cách kịp thời, sâu rộng, hình thức phong phú, phù hợp với từng đối tượng ở ba trụ cột chính là kinh tế số, xã hội số và chính quyền số. Công tác tuyên truyền đã đảm bảo thường xuyên, liên tục, đúng trọng tâm, trọng điểm đến các tầng lớp cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, cộng đồng doanh nghiệp, làm cho các cấp, ngành và nhân dân hiểu được ý nghĩa của việc đẩy mạnh chuyển đổi số đang là thời cơ, thuận lợi để phát triển. Những lĩnh vực được quan tâm triển khai tuyên truyền chuyển đổi số thời gian qua gồm: Y tế, nông nghiệp, công nghiệp, giáo dục, thanh toán điện tử, chính quyền điện tử...

Sau gần 6 tháng thực hiện Nghị quyết số 04 về chuyển đổi số đã làm cho Bình Phước có nhiều chuyển biến rõ nét, trước tiên là nhận thức về chuyển đổi số từ lãnh đạo các cấp, ngành, địa phương đến người dân, doanh nghiệp đã có sự thay đổi lớn. Hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến , đã hoàn thiện kết nối thông suốt từ Trung ương với cấp tỉnh, giữa cấp tỉnh với cấp huyện, cấp xã (15 điểm cầu cấp tỉnh, 11 điểm cầu câp huyện và 111 điểm cấp xã. Ngoài ra, các cơ quan, doanh nghiệp đã trang bị như: VNPT Bình Phước, Viettel Bình Phước, Viện Kiểm sát tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh, Bình đoàn 16, Điện lực tỉnh); đã cấp 7.792 hộp thư công vụ cho cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh đạt tỷ lệ 100%. Hệ thống quản lý văn bản và điều hành tác nghiệp của tỉnh đã liên thông ngang dọc 4 cấp hành chính (TW - tỉnh - huyện - xã). Đã kết nối với Trục LGSP, đã có App trên thiết bị di động. Ước tính tỷ lệ văn bản điện tử được trao đổi trên môi trường mạng đạt 96%, ngoài ra có 1.064 đơn vị đơn vị ngoài công lập đã kết nối vào trục LGSP, đã cấp 2.797 chứng thư số của cá nhân, tổ chức từ cấp tỉnh đến cấp xã để triển khai tích hợp chữ ký số lên phần mềm quản lý văn bản, hướng tới sử dụng hoàn toàn văn bản điện tử thay cho văn bản giấy. Cổng dịch vụ công của tỉnh hiện có tích hợp 1.864 thủ tục hành chính của các cơ quan, đơn vị, trong đó cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 là 406 dịch vụ; mức độ 4 là 1.237 dịch vụ, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp thực hiện các thủ tục hành chính. Dịch vụ công trực tuyến trên Cổng dịch vụ công của tỉnh mức độ 3, mức 4 là 1.643/1.864 đạt tỷ lệ 88,14%. Tính đến ngày 28/7/2021, tỉnh Bình Phước có 1.161 dịch vụ công kết nối Cổng dịch vụ công quốc gia (xếp thứ 2/63 tỉnh, thành phố)...

Để vượt qua những thách thức, khó khăn trong tình hình dịch bệnh diễn biến phức tập và thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu Nghị quyết chuyên đề về chuyển đổi số của tỉnh, thì thời gian tới đây có nhiều việc cần được thực hiện quyết liệt, đồng bộ và đó cũng sẽ là những đề tài, mảng miếng gợi mở để các cơ quan báo chí bám sát khai thác bằng các tác phẩm tuyên truyền…

Với sự vào cuộc đồng bộ, quyết liệt của cả hệ thống chính trị, đặc biệt công tác tuyên truyền đi trước một bước sẽ là tiền đề quan trọng để Nghị quyết thành hiện thực với mục tiêu đến năm 2025, cơ bản hình thành chính quyền số, nền kinh tế số và xã hội số trên địa bàn tỉnh Bình Phước. Trong đó các hoạt động của chính quyền cơ bản diễn  ra trên không gian mạng; hoàn thiện nền tảng dữ liệu số. Các giao tiếp giữa chính  quyền và người dân, doanh nghiệp đều diễn ra trên không gian mạng. Quản lý và đảm bảo an ninh, an toàn các giao dịch trên không gian mạng

Nguồn tin: Minh Hùng (T.H)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây