BÙ GIA MẬP GẦN 16 TỶ ĐỒNG HỖ TRỢ HỘ NGHÈO

Thứ ba - 08/10/2024 00:27 167 0
Bù Gia Mập là huyện biên giới có xuất phát điểm kinh tế - xã hội thấp, hạ tầng giao thông còn nhiều hạn chế, với gần 37% số dân là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Vì vậy, công tác giảm nghèo thời gian qua không chỉ là nhiệm vụ mà còn là thách thức đối với sự phát triển của huyện. Năm 2024, công tác giảm nghèo của huyện gặp khó khăn hơn do Chương trình giảm 1.000 hộ nghèo đồng bào DTTS của tỉnh tạm dừng. Với quyết tâm của cả hệ thống chính trị, sự chung tay góp sức của cộng đồng, Bù Gia Mập đang nỗ lực hoàn thành chỉ tiêu, kế hoạch tỉnh giao.
Năm 2023, huyện Bù Gia Mập đã giảm được 618 hộ nghèo, vượt 99 hộ so với chỉ tiêu tỉnh giao
Năm 2023, huyện Bù Gia Mập đã giảm được 618 hộ nghèo, vượt 99 hộ so với chỉ tiêu tỉnh giao
Những năm qua, dưới sự quan tâm của các cấp ngành và các chương trình, chính sách dân tộc được triển khai thiết thực, hiệu quả, đã giúp đồng bào các dân tộc thiểu số đánh thức khát vọng vươn lên để làm giàu chính đáng. Tính riêng trong giai đoạn 5 năm qua, trên địa bàn huyện có 02 chương trình mục tiêu quốc gia lớn được triển khai đặc thù cho bà con đó là: giảm nghèo bền vững vùng dân tộc thiểu số và miền núi và phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Trong đó, tổng nguồn lực thực hiện 02 chương trình với nhiều nội dung thiết thực như: hỗ trợ nhu cầu thoát nghèo về nhà ở, cây con giống, phương tiện sinh kế,… và đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng, đường giao thông,…dự ước hơn 404 tỷ đồng.

GẦN 16 TỶ ĐỒNG HỖ TRỢ HỘ NGHÈO
Với sự vào cuộc tích cực, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, những năm qua, công tác giảm nghèo ở huyện Bù Gia Mập luôn đạt và vượt chỉ tiêu, kế hoạch tỉnh giao. Năm 2023, tuy gặp nhiều khó khăn nhưng huyện Bù Gia Mập đã giảm được 618 hộ nghèo, vượt 99 hộ so với chỉ tiêu tỉnh giao. Cuối năm 2023, toàn huyện còn 443 hộ nghèo, chiếm 2,03% tổng số hộ dân trên địa bàn huyện, trong đó 262 hộ nghèo với 1.009 người DTTS, chiếm 59,5% số hộ nghèo toàn huyện.

Năm 2024, UBND tỉnh giao huyện Bù Gia Mập giảm 180 hộ nghèo trong tổng số 443 hộ nghèo của huyện, trong đó, giảm 107 hộ nghèo DTTS. Theo chính quyền địa phương, tổng nguồn lực hỗ trợ chương trình giảm nghèo ước khoảng gần 16 tỷ đồng. Tuy nhiên năm 2024, chương trình giảm 1.000 hộ nghèo đồng bào DTTS đã kết thúc. Việc hỗ trợ giảm nghèo theo nhu cầu của nhân dân không được phê duyệt kinh phí như các năm trước, do đó ban đầu các xã triển khai còn lúng túng, trong khi huyện không có nguồn ngân sách hỗ trợ.
 
https://media.baobinhphuoc.com.vn/upload/news/9_2024/t1010_09433220092024.jpg
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với địa phương hỗ trợ cây điều giống cho đồng bào DTTS xã Đắk Ơ, huyện Bù Gia Mập

Trước những khó khăn nêu trên, huyện đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, đặc biệt là Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với UBND các xã xây dựng kế hoạch, xác định đối tượng cụ thể cần thoát nghèo năm 2024 để có phương án thoát nghèo, hoàn thành các chỉ tiêu đề ra. Đồng thời, chỉ đạo các đơn vị lồng ghép, xem xét hỗ trợ nhân dân từ các dự án của chương trình DTTS và miền núi, chương trình giảm nghèo bền vững như cấp cây - con giống, nông cụ…tthiểu số, góp phần hình thành nên khối đại đoàn kết toàn dân ngày một vững mạnh, xây dựng huyện nhà phát triển.
 
2
Ông Lý Trọng Nhân - Bí thư Huyện ủy Bù Gia Mập , Trưởng đoàn đại biểu dự Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Bình Phước lần thứ IV đồng thời thông qua quyết tâm thư đại hội
 
3
Tiết mục văn nghệ chào mừng Đại hội

Ngoài triển khai thực hiện lồng ghép các chương trình giảm nghèo của Trung ương, Bù Gia Mập cũng đã tổ chức khảo sát, đề xuất hỗ trợ xây nhà ở cho hộ nghèo từ nguồn Quỹ “Vì người nghèo” tỉnh phân bổ. Hiện nay, huyện đã kiểm tra, rà soát và đề xuất phê duyệt xây dựng 144 căn nhà cho hộ nghèo, cận nghèo và các gia đình hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Địa phương cũng đã tranh thủ vận động các nguồn lực xã hội hóa, đổi mới phương thức hỗ trợ, chuyển dần sang hỗ trợ nông cụ, dụng cụ, phục vụ sinh kế đảm bảo nhu cầu đời sống lâu dài cho nhân dân.

Căn cứ tình hình thực tế tại địa phương và các quy định hiện hành, huyện tập trung thực hiện 05 dự án đó là: Dự án 2 (Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo)Dự án 3 (Hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện dinh dưỡng)Dự án 4 (Phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững)dự án 6 (Truyền thông và giảm nghèo về thông tin)Dự án 7 (Nâng cao năng lực và giám sát đánh giá Chương trình)

Bên cạnh đó các chính sách hỗ trợ cho hộ nghèo như Chính sách tín dụng ưu đãi, hỗ trợ tiền điện, hỗ trợ về Y tế, giáo dục, nhà ở… được quan tâm thực hiện đồng bộ.Năm 2019, hộ nghèo toàn huyện là 1.914 hộ chiếm tỷ lệ 9,86% dân số, trong đó hộ nghèo DTTS là 1172 hộ. Sau 5 năm thực hiện chương trình với sự quan tâm chỉ đạo, đầu tư của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, hướng dẫn của các sở ngành liên quan và sự nỗ lực của UBND huyện, sự chung tay góp sức của các cấp, các ngành và địa phương đến cuối năm 2023, hộ nghèo toàn huyện còn 440 hộ với với 1540 nhân khẩu chiếm 2,03%, trong đó hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số là 262 hộ với 1.009 nhân khẩu.

 
Thực hiện chương trình giảm 1.000 hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số, trong 05 năm từ 2019 đến hết năm 2023 tổng các nhu cầu người dân đã được thụ hưởng là 6.650 nhu cầu với kinh phí đầu tư 185 tỷ 523,5 triệu đồng. Qua đó, Huyện đã giảm 1.571 hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số.

Các chính sách hỗ trợ giảm nghèo ngày càng phù hợp với nguyện vọng của người nghèo, giúp hộ nghèo DTTS có động lực thoát nghèo theo hướng bền vững; cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, đời sống dân sinh, xã hội được quan tâm, đầu tư; các chương trình y tế, giáo dục, mạng lưới thông tin, tuyên truyền được các cấp, các ngành quan tâm, đáp ứng thiết yếu phục vụ nhu cầu của nhân dân, đặc biệt là người nghèo. Bộ mặt nông thôn được cải thiện giảm khoảng cách giàu nghèo giữa các xã trên địa bàn huyện; đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số được nâng lên; công tác đào tạo nghề và hỗ trợ việc làm cho lao động nông thôn được quan tâm; người dân đặc biệt là người nghèo dân tộc thiểu số đã có ý thức trong trong việc tăng gia sản xuất; nhiều hộ gia đình nghèo, hộ cận nghèo đã vươn lên phát triển sản xuất để vươn lên thoát nghèo bền vững; tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số được giữ vững. Tình hình đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số không ngừng được cải thiện. tạo điều kiện thuận lợi cho đồng bào dân tộc thiểu số trong sản xuất, phát triển kinh tế hộ gia đình, từng bước ổn định cuộc sống.

Có được những kết quả trên, cả hệ thống chính trị của huyện Bù Gia Mập đã nỗ lực thực hiện các giải pháp đồng bộ, phù hợp, đúng quy định. Từ khâu lựa chọn đối tượng, xem xét nhu cầu hỗ trợ đến quá trình phúc tra, rà soát, hỗ trợ và sử dụng nguồn lực sau khi hỗ trợ để chương trình đạt kết quả cao nhất.     

Nguồn tin: Anh Đào (Nguồn ảnh Bình Phước online)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây