Đồng bào các dân tộc Tày, Nùng xã Tân Hòa, huyện Đồng Phú cùng toàn dân tích cực phòng, chống dịch bệnh Covid-19

Thứ hai - 06/12/2021 02:56 543 0
Tổ tuyên truyền số 03 trong thực hiện Kế hoạch số 280/KH-UBND của UBND tỉnh Bình Phước về việc tham gia công tác phòng chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh, gồm các thành viên là cán bộ của Bộ CHQS tỉnh, Ban Dân vận Tỉnh ủy và Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh đã về các ấp trên địa bàn xã Tân Hòa, huyện Đồng Phú nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, những khó khăn của nhân dân trong Đại dịch Covid-19 và tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành nghiêm các quy định, hướng dẫn về phòng chống dịch bệnh Covid-19.
Tổ tuyên truyền thăm hỏi, nắm tình hình và tuyên truyền công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 gia đình anh Nông Ích Bằng, dân tộc Nùng tại ấp Đồng Xê, xã Tân Hòa, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước
Tổ tuyên truyền thăm hỏi, nắm tình hình và tuyên truyền công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 gia đình anh Nông Ích Bằng, dân tộc Nùng tại ấp Đồng Xê, xã Tân Hòa, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước
Tổ tuyên truyền chia thành 5 nhóm và trực tiếp đi đến từng ấp trong xã. Nhóm chúng tôi được phân công về tuyên truyền tại ấp Đồng Xê. Đây là ấp ngay gần trung tâm của xã, đồng bào dân tộc Tày, Nùng chiếm đa số và cư trú thành làng, bản. Do địa bàn gần, cũng giống đợt công tác tại xã Minh Lập, huyện Chơn Thành lần trước, nhóm chúng tôi đảm nhiệm đi đến từng nhà của 15 hộ gia đình để tổ chức nắm tình hình và tuyên truyền cho đồng bào trong ấp.
 
11
Tổ tuyên truyền thăm hỏi, nắm tình hình và tuyên truyền công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 gia đình chị Triệu Hoàng Phương, dân tộc Nùng tại ấp Đồng Xê, xã Tân Hòa, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước

Điều đọng lại trong chúng tôi đó là kinh tế các hộ đồng bào dân tộc Tày, Nùng của ấp tương đối khấm khá và khi trực tiếp đi đến từng gia đình, tất cả đồng bào ở đây đều nắm được các biện pháp 5k trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Đồng bào tại ấp ai cũng bày tỏ và khen ngợi công tác tuyên truyền của các cấp xã, ấp là thường xuyên, bằng nhiều biện pháp nên nhân dân nắm và hiểu được mức độ nguy hiểm của dịch bệnh, từ đó chủ động trong phòng, chống dịch.
 
10
Tổ tuyên truyền thăm hỏi, nắm tình hình và tuyên truyền công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 gia đình anh Nông Văn Cầu, dân tộc Nùng tại ấp Đồng Xê, xã Tân Hòa, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước

Tiếp xúc trực tiếp từng người, từng hộ dân, chị Nguyễn Thị Hằng Nga, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh, Tổ phó tổ công tác và là thành viên nhóm chúng tôi cứ nhắc đi nhắc lại và tỏ lòng kính trọng tấm lòng của đồng bào tại đây, khi được hỏi về những khó khăn trong dịch bệnh thì tất cả mọi người đều chia sẻ và đề nghị hãy chia sẻ với những người, những gia đình còn khó khăn hơn họ trên đất nước ta, tuy bản thân gia đình họ cũng đang gặp khó khăn nhưng họ đều có tấm lòng sẻ chia cho cộng đồng. Thật là một nghĩa cử rất đẹp đã chạm đến trái tim của những thành viên trong đoàn công tác chúng tôi.

Thăm hỏi, gặp gỡ gia đình anh Đặng Văn Tạo, dân tộc Nùng tại ấp, anh cho biết gia đình anh đông người, vợ chồng, con cái và mẹ già nhưng gia đình anh cũng có một ít cao su của vườn nhà đang cạo nên cũng giảm bớt khó khăn trong mùa dịch, kinh tế gia đình không dư dã nhưng cũng đủ ăn, gia đình anh nắm chắc và thực hiện tốt các biện pháp 5k trong phòng bệnh.

Đến gia đình anh Lục Văn Lợi, dân tộc Nùng, vợ anh cho biết chị đang làm công nhân tại khu công nghiệp Bắc Đồng Phú, dịch bệnh nghỉ tại nhà nhưng cũng được công ty hổ trợ tiền hàng tháng tuy không nhiều nhưng cũng tạm ổn, chồng chị ở nhà làm thuê tại địa phương và chăm sóc các con nên kinh tế gia đình cũng còn khó khăn.

Tiếp tục đến với gia đình anh Nông Ích Bằng, dân tộc Nùng, khi được hỏi về công tác phòng, chống dịch bệnh, chúng tôi thật sự ngạc nhiên khi anh tâm sự về các biện pháp 5k và anh nói thêm anh cũng nắm được các nội dung của các chỉ thị 15, 16 và 19 của Chính phủ.

Chúng tôi đến gia đình anh Nông Văn Cầu, dân tộc Nùng, vợ, chồng anh cho biết: anh cạo mủ cao su cho tư nhân, vợ anh làm công nhân khu công nghiệp Bắc Đồng Phú, bình thường kinh tế cũng ổn, nhưng dịch bệnh có gặp chút ít khó khăn, anh chị cho biết mong dịch bệnh qua mau để vợ chồng anh cũng như nhân dân cả nước tiếp tục làm ăn, xây dựng kinh tế gia đình.

Về hoàn cảnh gia đình chị Lưu Thị Hà, dân tộc Tày, đây là gia đình neo đơn, chồng chị do bệnh đã mất hơn 10 năm nay, tuy còn trẻ nhưng chị ở vậy nuôi 2 con ăn học, cũng may trước đây vợ, chồng siêng năng nên cũng mua được một ít vườn rẫy trồng cao su, hiện nay chị cạo mủ cao su của nhà, là nguồn để nuôi gia đình và nuôi con ăn học.

Tiếp tục thăm, hỏi, nắm tình hình, chúng tôi đến gia đình chị Triệu Hoàng Phương, dân tộc Nùng, chị cho biết gia đình chị có 2 con, cả hai vợ chồng đều cạo mủ cho tư nhân trên địa bàn ấp, bình thường kinh tế ổn định, mùa dịch cũng gặp chút ít khó khăn…

 Trên địa bàn ấp chúng tôi còn đến thăm các gia đình là bà con dân tộc Tày, Nùng trong ấp: Đó là gia đình anh Sầm Văn Quân, dân tộc Nùng, Triệu Thị Song, dân tộc Nùng, Triệu Thị Hường, dân tộc Nùng, Hoàng Văn Hùng, dân tộc Nùng, Hoàng Văn Nặng, dân tộc Nùng, Hoàng Thị Đíp, dân tộc Nùng, Nguyễn Mạnh Linh, dân tộc Tày, Mạc Văn Thắng, dân tộc Nùng và Phan Văn Chung, dân tộc Nùng… Hầu hết các gia đình đều bày tỏ lòng biết ơn đến các cấp chính quyền xã, ấp luôn quan tâm đến người dân để không ai bị bỏ lại phía sau trong dịch bệnh.

Tất cả các hộ dân đều đồng thuận, ủng hộ và chấp hành triệt để công tác phòng, chống dịch bệnh từ Trung ương đến cơ sở xã, phường, thôn, ấp với phương pháp, cách làm quyết liệt hợp lòng dân để ngăn chặn không để dịch bệnh lây lan trong cộng đồng, từ đó mọi người đã hiểu được mức độ lây nhiễm và nguy hiểm của dịch bệnh, nắm được phương pháp phòng, chống dịch bệnh đối với từng người, từng gia đình và chung sức cùng cả nước nhanh chóng đẩy lùi dịch bệnh, xây dựng gia đình và xã hội ngày càng giàu mạnh./.

Nguồn tin: Thượng tá Lê Huy Chung - BCH Quân sự tỉnh Bình Phước

Tổng số điểm của bài viết là: 785 trong 157 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 157 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây