8 Cách dạy trẻ chậm nói đơn giản, hiệu quả, mẹ nên áp dụng ngay

Nhiều cách dạy trẻ chậm nói đơn giản, hiệu quả có thể hỗ trợ bé yêu cải thiện tình trạng đang gặp phải, nâng cao vốn từ vựng một cách tự nhiên. Các phương pháp này không chỉ an toàn mà còn rất dễ áp dụng nên phụ huynh có thể thực hiện ngay tại nhà.

8 Cách dạy trẻ chậm nói đơn giản, rất dễ thực hiện

Trẻ chậm nói là một trong những vấn đề phổ biến hiện nay khiến cho các bậc phụ huynh đau đầu. Rất nhiều trẻ 2 tuổi chưa biết nói, thậm chí lên 3 tuổi hay 4 tuổi vẫn chỉ bập bẹ được vài từ đơn giản. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hành trình khôn lớn của trẻ, nếu không sớm can thiệp, trẻ có thể gặp phải vô vàn trở ngại.

Trước khi đưa trẻ đến các cơ sở y tế để điều trị chứng chậm nói, các bậc phụ huynh có thể tham khảo và nghiên cứu một số cách dạy đơn giản sau đây. Tuy nhiên, vì đây là những phương pháp hoàn toàn có thể thực hiện tại nhà nên bố mẹ cần phải tập trung cao độ, thực hiện đều đặn và quan trọng là thật kiên trì để thấy được hiệu quả.

1.  Nói chuyện với trẻ nhiều hơn

Ngay từ những năm tháng đầu đời, bố mẹ có thể dành nhiều thời gian để trò chuyện, tâm sự với con mỗi ngày, mặc dù lúc này bé có thể chưa hiểu hoặc trả lời lại. Các chuyên gia cho biết, dành thời gian trò chuyện cùng con thật sự có thể giúp bé tăng cường khả năng tương tác và thúc đẩy con yêu phát triển ngôn ngữ.

 


Trò chuyện cùng con là phương pháp hiệu quả dạy trẻ chậm nói hiệu quả

Nên nói những từ có một tiếng hay những câu đơn giản, dễ hiểu và phải nói thật chậm, rõ ràng từng chữ để trẻ từ từ tiếp thu, ghi nhớ và lặp lại những gì đã nghe. Cha mẹ hãy kiên nhẫn, đừng tỏ ra cáu gắt, bực dọc hoặc thể hiện những cảm xúc tiêu cực khi con chưa thể lặp lại việc nói theo mong muốn của mình.

2. Hát, đọc sách, kể chuyện cho trẻ nghe

Hát, đọc sách hay kể chuyện đều là những cách hiệu quả để các phụ huynh áp dụng vào quá trình dạy trẻ nói tại nhà. Thông qua các việc này, trẻ sẽ tiếp nhận được một lượng từ vựng mới, cách diễn đạt, sắp xếp câu chữ. Do đó, bố mẹ nên ưu tiên chọn những bài hát, câu chuyện, quyển sách trẻ yêu thích và phù hợp với lứa tuổi.

 


Việc hát, đọc sách, kể chuyện cho trẻ cần được thực hiện đều đặn

Ngoài ra, trong khi đọc truyện, bố mẹ nên sử đọc to, rõ, cảm xúc và biểu cảm sinh động hoặc khuyến khích trẻ cùng hòa thân thành một nhân vật trong câu chuyện. Đọc truyện vừa giúp cải thiện tình trạng chậm nói lại vừa hỗ trợ trẻ phát triển tư duy và trí tưởng tượng. Đây được xem là một trong những cách dạy trẻ 2 tuổi chậm nói đơn giản và hiệu quả nhất.

3. Dạy trẻ nói những từ đơn giản bằng hình ảnh, đồ vật minh họa

Nên dạy cho trẻ mắc chứng chậm nói bằng những từ ngữ đơn giản, có từ 1-2 âm tiết và dễ hiểu, đồng thời còn từ từ tăng dần độ khó khi trẻ lớn hơn. Đặc biệt, bố mẹ có thể quan sát những thói quen, sở thích của trẻ để chú ý dạy những từ ngữ có liên quan để thu hút sự quan tâm và tính tò mò của bé.

Hơn nữa, trong quá trình chỉ dạy, các phụ huynh còn có thể vận dụng những hình ảnh, đồ vật hay món đồ chơi để giúp trẻ ghi nhớ tốt và lâu hơn. Bên cạnh đó, các trò chơi giúp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 0 - 3 tuổi như: gọi tên, nối hình với chữ, tìm hình/món đồ theo tên,... cũng rất hữu ích và được khuyến khích áp dụng.

4. Yêu cầu trẻ diễn đạt bằng lời nói

Thay vì dùng lời nói, trẻ em chậm nói thường có xu hướng sử dụng hành động, cử chỉ để diễn tả điều mình muốn. Về lâu dài, trẻ sẽ hình thành thói quen ỷ lại và càng lười nói hơn.

Do đó, để cải thiện tình trạng này, phụ huynh nên yêu cầu con dùng lời nói để diễn đạt và khen ngợi khi bé chịu nói, đồng thời còn khuyến khích trẻ nói nhiều hơn cho những lần sau. Bố mẹ cũng nên hạn chế đoán trước hoặc đáp ứng ngay các yêu cầu khi con chưa nói ra.

5. Cho trẻ ra ngoài, tiếp xúc với nhiều người

Khi ra ngoài, trẻ sẽ có cơ hội tiếp xúc với nhiều người cũng như các sự vật mới mẻ, sự việc lý thú hơn là chỉ quanh quẩn ở nhà, từ đó kích thích khả năng ngôn ngữ và giao tiếp của bé, đồng thời còn giúp trẻ trở nên dạn dĩ và hoạt ngôn hơn.


Ra ngoài và gặp nhiều bạn bè giúp trẻ nhanh nói và hoạt bát hơn

Bố mẹ có thể hỏi trẻ bằng một vài câu hỏi đơn giản để bé trả lời hoặc chỉ cho bé cách gọi tên, màu sắc, hình dáng, âm thanh,... của các sự vật, hiện tượng xung quanh để trẻ bắt chước và nói theo.

Việc đưa trẻ ra ngoài thường xuyên không chỉ tốt với những trẻ bị chậm nói mà còn đặc biệt hữu ích với các bé gặp phải rối loạn khác. Chẳng hạn như trẻ tăng động giảm chú ý, trẻ tự kỷ, trẻ rối loạn ngôn ngữ, trẻ nhút nhát thiếu tự tin,...

6. Không bắt chước theo trẻ

Có nhiều bố mẹ bắt chước theo kiểu nói ngọng hoặc lơ lớ, không rõ chữ của trẻ để tạo tiếng cười, thế nhưng điều này lại vô tình khiến trẻ thấy thú vị và bắt chước theo, nếu không sửa kịp sẽ hình thành thói quen xấu sau này.

Thay vì làm như vậy, các bậc phụ huynh nên tập trung phát âm thật chuẩn, to rõ,... để trẻ học theo và giảm bớt tình trạng ngọng, đớt, lớ,..

7. Hạn chế sử dụng tivi, điện thoại

Mải mê tập trung xem tivi, điện thoại sẽ khiến trẻ bỏ qua việc học nói và ít giao tiếp với ông bà, bố mẹ. Vì thế, phụ huynh nên quản lý gắt gao thời gian xem tivi, điện thoại của trẻ, chẳng hạn như: 30 phút/ngày.


Phụ huynh nên đặt ra quy định về thời gian xem tivi, điện thoại ở trẻ

Nếu cho phép trẻ xem, bố mẹ cũng nên tham gia cùng để vừa kiểm soát nội dung vừa đặt ra một vài câu hỏi có liên quan cho trẻ trả lời và tương tác qua lại giữa 2 bên.

8. Âm ngữ trị liệu kết hợp Tâm lý trị liệu

Âm ngữ trị liệu kết hợp với tâm lý trị liệu cũng là một phương pháp mang lại hiệu quả rất cao trong việc dạy trẻ chậm nói. Tuy nhiên, liệu pháp này cần được thực hiện tại một cơ sở y tế uy tín, chuyên nghiệp và nhiều năm kinh nghiệm.

Một đơn vị có thể thỏa mãn những tiêu chí này và được rất nhiều phụ huynh tin tưởng để gửi gắm trẻ đang mắc chứng chậm nói, đó chính là Trung Tâm Tâm Lý Giáo Dục Chuyên Biệt NHC Việt Nam (hay NHC Academy).


NHC Academy - đơn vị can thiệp trẻ chậm nói hàng đầu Việt Nam

Khi lựa chọn dịch vụ can thiệp trẻ chậm nói tại đây, các bố mẹ sẽ biết được nguyên do gây ra tình trạng ở bé nhà mình. Sau đó, trung tâm sẽ giúp trẻ có những biến đổi tích cực về khả năng ngôn ngữ và việc sử dụng lời nói để giao tiếp với bố mẹ, bạn bè, người thân,...

Với phương pháp trị liệu độc quyền kết hợp cả tâm lý trị liệu và âm ngữ trị liệu cho trẻ chậm nói được nghiên cứu và thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ, chuyên gia giỏi chuyên môn, dày dặn kinh nghiệm, NHC Academy đã và đang hỗ trợ thành công cho hàng trăm trường hợp chậm nói trên toàn quốc.

Đặc biệt, vì liệu pháp này không cần sử dụng đến thuốc hay can thiệp lên cơ thể trẻ nên phụ huynh không phải lo lắng về vấn đề tác dụng phụ hoặc biến chứng sau này. Trẻ sẽ sớm thoát khỏi tình trạng chậm nói, rối loạn ngôn ngữ và có hành trình lớn khôn bình thường như các bạn đồng trang lứa.


Trẻ chậm nói được chuyên gia hỗ trợ tận tình tại NHA Academy

Bên cạnh một số đánh giá tốt từ phía phụ huynh thì những cải thiện tích cực ở các trẻ sau khi tham gia vào dịch vụ can thiệp trẻ chậm nói của trung tâm, chính là bằng chứng xác thực nhất cho sự uy tín và kinh nghiệm của NHC Academy.

Ngoài ra, tại trung tâm còn có nhiều dịch vụ can thiệp khác dành cho trẻ tự kỷ, trẻ tăng động giảm chú ý, trẻ chậm phát triển ngôn ngữ,... Vì thế, nếu có nhu cầu chọn những dịch vụ này cho con mình hoặc để giới thiệu cho người thân, bạn bè, bạn có thể tìm đến hoặc liên hệ với Trung Tâm Tâm Lý Giáo Dục Chuyên Biệt NHC Việt Nam, thông qua các phương thức sau:

TRUNG TÂM TÂM LÝ GIÁO DỤC CHUYÊN BIỆT NHC VIỆT NAM

  • Địa chỉ: 235 Phố Quan Hoa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội

  • Điện thoại: 024 66 876 123 hoặc 090 6818 123

  • Email: giaoducnhc@gmail.com

  • Website: giaoducnhc.vn

  • Facebook: FB.com/giaoducnhc

Trẻ chậm nói là một hội chứng khá phổ biến và có thể chữa trị ngay tại nhà bằng áp dụng những phương pháp tuy đơn giản nhưng đảm bảo hiệu quả. Tuy nhiên, nếu tình trạng của trẻ không mấy tiến triển, bố mẹ nên đưa con đến các cơ sở y tế, trung tâm,... uy tín để được thăm khám và điều trị đúng phương pháp.

Có thể bạn quan tâm:

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập13
  • Hôm nay0
  • Tháng hiện tại79,019
  • Tổng lượt truy cập1,483,314
hcm bdv001 hcm bdv002
Liên kết


bien dao01bien dao02
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây