Rối loạn lưỡng cực có nguy hiểm không? Làm sao kiểm soát bệnh?

Rối loạn lưỡng cực có nguy hiểm không là mối băn khoăn của nhiều bạn đọc. Bởi đây là một dạng rối loạn tâm thần nội sinh, tiến triển mãn tính và có xu hướng kéo dài suốt đời. Hiểu rõ mức độ nguy hiểm của bệnh sẽ giúp bệnh nhân chủ động hơn trong việc kiểm soát rối loạn này.

Rối loạn lưỡng cực có nguy hiểm không?

Rối loạn lưỡng cực là một dạng rối loạn cảm xúc phát triển theo chu kỳ. Đặc trưng bởi giai đoạn hưng cảm nhẹ hoặc rối loạn hưng cảm, phối hợp với rối loạn trầm cảm trong giai đoạn phát triển. Các giai đoạn bệnh có thể phát triển xen kẽ sau một thời gian hồi phục hoặc cũng có thể xuất hiện liên tiếp nhau.

 

Rối loạn lưỡng cực có liên quan đến yếu tố nội sinh, tiến triển mãn tính và kéo dài suốt đời. Tỷ lệ mắc bệnh chiếm 1% dân số và không có sự khác biệt ở cả hai giới. Dù tỷ lệ mắc bệnh không quá cao nhưng do bệnh kéo dài suốt đời nên không ít người băn khoăn Rối loạn lưỡng cực có nguy hiểm không?

 

Rối loạn lưỡng cực không được điều trị sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc các rối loạn tâm thần và nhiều vấn đề sức khỏe thể chất

 

Tất cả các rối loạn tâm thần đều ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng cuộc sống, sức khỏe thể chất và tinh thần của người bệnh. Mức độ ảnh hưởng có sự khác biệt ở từng trường hợp.

 

Các triệu chứng của rối loạn lưỡng cực sẽ khiến cho bệnh nhân khó có thể học tập, làm việc như bình thường. Trong cơn hưng cảm, bệnh nhân mất khả năng tập trung, đưa ra nhiều ý tưởng vĩ mô nhưng không có đủ năng lực thực hiện. Ngược lại trong cơn trầm cảm, bệnh nhân mất hứng thú và cần rất nhiều động lực để hoàn thành công việc. Các nhiệm vụ đều hoàn tất chậm trễ và dễ mắc phải sai sót trong quá trình thực hiện.

 

Cảm xúc không ổn định, hành vi bất thường cũng gây ra nhiều vấn đề trong các mối quan hệ. Bệnh nhân có thể bị xem là kỳ quặc, gặp khó khăn trong việc kết bạn và duy trì các mối quan hệ lâu dài. Một số người có xu hướng nhốt mình trong phòng, tự cô lập vì mặc cảm tội lỗi (thường thấy trong cơn trầm cảm).

Ngoài những ảnh hưởng đối với các môi quan hệ và học tập/ lao động, rối loạn lưỡng cực còn gây ra nhiều vấn đề khác như mất ngủ, đau đầu mãn tính, làm biến đổi nhân cách, gia tăng tỷ lệ nghiện rượu, sử dụng chất kích thích,... Bệnh nhân cũng có thể mắc đồng thời với chứng rối loạn lo âu và một số rối loạn tâm thần khác.

 

Nếu không được điều trị, tỷ lệ bệnh tái phát là rất cao và khoảng cách giữa các đợt phát bệnh ngày càng thu hẹp. Ở những trường hợp nặng, bệnh nhân gần như không thể làm việc/ học tập và sống phụ thuộc vào gia đình.

 

Có thể thấy, rối loạn lưỡng cực ảnh hưởng sâu sắc đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Hiện nay, mặc dù chưa có phương pháp điều trị dứt điểm nhưng nếu tích cực điều trị, xây dựng môi trường sống lành mạnh và thuận lợi, những ảnh hưởng của bệnh sẽ được hạn chế ở mức tối đa.

Kiểm soát chứng rối loạn lưỡng cực bằng cách nào?

Rối loạn lưỡng cực là bệnh có nguồn gốc nội sinh, liên quan đến yếu tố di truyền và thường sẽ khởi phát sau những sự kiện căng thẳng. Rối loạn này có tính chất mãn tính, tiến triển dai dẳng và đôi khi là suốt đời.

 

Giống như các rối loạn tâm thần khác, chưa có phương pháp điều trị rối loạn lưỡng cực dứt điểm. Dù vậy, nếu có kế hoạch chăm sóc và can thiệp rõ ràng, chứng bệnh này sẽ được quản lý hiệu quả. Dưới đây là một số cách giúp bệnh nhân kiểm soát rối loạn lưỡng cực để có một cuộc sống ổn định, thoải mái hơn:

1. Chủ động thăm khám sớm

Các biến chứng của rối loạn lưỡng cực thường xảy ra ở những trường hợp phát hiện, thăm khám trễ. Việc đầu tiên cần làm để kiểm soát chứng bệnh này là chủ động tìm gặp bác sĩ ngay khi nhận thấy triệu chứng bất thường.

Chủ động thăm khám sớm là cách hiệu quả để kiểm soát rối loạn lưỡng cực

 

Rối loạn lưỡng cực thường khởi phát bằng cơn hưng cảm hoặc hưng cảm nhẹ. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp khởi phát cơn trầm cảm trước, sau đó mới xuất hiện các cơn hưng cảm. Đặc điểm chung của các giai đoạn phát triển của bệnh là cảm xúc không ổn định, hành vi hưng phấn/ ức chế gây ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống, công việc, học tập, các mối quan hệ,...

 

Ngay khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường, nên tìm gặp bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán. Trong một vài trường hợp, bệnh nhân có thể bị chẩn đoán nhầm thành tâm thần phân liệt hoặc trầm cảm. Tuy nhiên, các bác sĩ sẽ nhanh chóng phát hiện ra các dấu hiệu khác thường để điều chỉnh chẩn đoán, sau đó tiến hành điều trị bằng phác đồ phù hợp.

2. Dùng thuốc đều đặn

Liệu pháp hóa dược hiện tại vẫn là phương pháp tối ưu đối với rối loạn cảm xúc nói chung và rối loạn lưỡng cực nói riêng. Thuốc được dùng trong giai đoạn phát triển của bệnh và cả giai đoạn ổn định để ngăn ngừa tái phát.

 

Các loại thuốc được dùng trong điều trị rối loạn lưỡng cực bao gồm thuốc chống trầm cảm 3 vòng, thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin (SSRI), thuốc điều chỉnh khí sắc,... Khi cơn hưng cảm/ trầm cảm đã được kiểm soát, bệnh nhân cần duy trì thuốc để ngăn ngừa tái phát.

 

Dùng thuốc đều đặn là cách để kiểm soát rối loạn lưỡng cực. Thống kê cho thấy, hầu hết những bệnh nhân dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ đều có đáp ứng tốt và tái phát. Trong đó, có 7% trường hợp khỏi bệnh hoàn toàn (chủ yếu là các ca bị rối loạn lưỡng cực I) nhưng bệnh nhân buộc phải điều trị củng cố suốt đời. Vì khi ngưng thuốc, hầu hết đều bị tái phát. Do đó, việc dùng thuốc đều đặn được xem là nguyên tắc quan trọng để có thể kiểm soát rối loạn lưỡng cực.

3. Kết hợp tâm lý trị liệu

Tâm lý trị liệu thường được thực hiện ở giai đoạn ổn định, nhất là với bệnh nhân không hồi phục hoàn toàn mà vẫn còn các triệu chứng trầm cảm. Nếu áp dụng trong giai đoạn hưng cảm/ hỗn hợp, bắt buộc phải kết hợp với thuốc điều chỉnh khí sắc hoặc thuốc an thần.

 

Tâm lý trị liệu sẽ giúp điều chỉnh tâm trạng, thay đổi những suy nghĩ và hành vi tiêu cực. Ngoài ra, trong quá trình trị liệu, chuyên gia cũng sẽ trang bị thêm cho người bị rối loạn lưỡng cực kỹ năng kiểm soát cảm xúc, giải tỏa stress. Điều này giúp ích rất nhiều trong việc hạn chế căng thẳng thần kinh và giảm tỷ lệ bệnh tái phát.

 

Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam là đơn vị trị liệu rối loạn lưỡng cực, rối loạn cảm xúc uy tín nhất nước ta

 

Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam là đơn vị uy tín trong lĩnh vực tâm lý trị liệu. Nếu có nhu cầu, bạn đọc có thể liên hệ với trung tâm để được tư vấn.

 

Trung tâm quy tụ đội ngũ chuyên gia tâm lý được đào tạo bài bản, tâm huyết với nghề. Hơn ai hết, đội ngũ nhân sự của trung tâm thấu hiểu những khó khăn, khúc mắc mà người có các vấn đề tâm lý phải đối mặt. Hiện tại, các master coach của trung tâm đang dày công nghiên cứu để có thể tối ưu hiệu quả trị liệu, mang đến nhiều cơ hội cho người bị rối loạn lưỡng cực, trầm cảm, rối loạn lo âu,...

 

Các chuyên gia tại Trung tâm trị liệu NHC Việt Nam đang nghiên cứu liệu trình điều trị

 

Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam xây dựng lộ trình trị liệu cá nhân hóa cho từng khách hàng. Trước khi can thiệp, chuyên gia sẽ đánh giá tâm lý và lên lộ trình phù hợp. Đảm bảo trị liệu tâm lý tác động trực tiếp đến những khó khăn tâm lý mà khách hàng không thể giãi bày cùng với gia đình, bạn bè.

 

Chuyên gia của trung tâm sẽ đồng hành cùng với khách hàng trước, trong và sau khi trị liệu. Khách hàng hoàn toàn có thể nhờ sự trợ giúp của chuyên gia nếu gặp khó khăn trong cuộc sống. Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam luôn đặt lợi ích khách hàng lên hàng đầu, đồng thời mong muốn có thể đồng hành cùng với những người có vấn đề tâm lý vượt qua rào cản về mặt tinh thần để sống khỏe, sống có ích và ý nghĩa hơn.

 

Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam

  • Cơ sở 1: Số 11 Ngõ 83 Trần Duy Hưng, Phường Trung Hoà, Quận Cầu Giấy, TP.Hà Nội (Xem bản đồ )

  • Cơ sở 2: Số 37 Thâm Tâm, Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội (Xem bản đồ )

  • Cơ sở 3: Số 18 Phan Chu Trinh, Phường 13, Quận Bình Thạnh, TP.HCM (Xem bản đồ )

  • Cơ sở 4: Số 107 Hoàng Hoa Thám, Phường 6, Quận Bình Thạnh, TP.HCM (Xem bản đồ )

  • Hotline: 096 589 8008

  • Website: tamlytrilieunhc.com

  • Email: tamlytrilieunhc@gmail.com

  • Fanpage: FB.com/tamlytrilieuNHC/

 

4. Quan tâm đến giấc ngủ

Rối loạn lưỡng cực có liên quan mật thiết đến rối loạn nồng độ các chất dẫn truyền thần kinh bên trong não bộ. Nồng độ serotonin, norepinephrine, dopamine mất cân bằng là nguyên nhân dẫn đến những rối loạn về cảm xúc, hành vi, nhận thức,...

 

Chất lượng giấc ngủ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nồng độ các chất dẫn truyền thần kinh bên trong não bộ. Các chuyên gia nhận thấy, mất ngủ liên tục trong 3 ngày có thể làm tái phát rối loạn lưỡng cực. Điều này cho thấy, chú trọng giấc ngủ có thể hạn chế bệnh tái phát và giúp ích đáng kể trong việc giảm các triệu chứng.

 

Ngủ đúng giờ, đảm bảo thời gian ngủ 7 - 8 giờ/ ngày sẽ giúp ổn định tâm trạng và hạn chế căng thẳng. Ngoài ra, ngủ đủ còn tăng ngưỡng chịu đựng stress của cơ thể, hạn chế sự nhạy cảm quá mức với các yếu tố và tình huống không thuận lợi trong cuộc sống.

 

Ngược lại, thời gian ngủ ít hơn 5 giờ/ ngày, rối loạn giấc ngủ có thể gia tăng các cảm xúc tiêu cực và khiến bệnh nhân khó kiểm soát hành vi, tâm trạng. Mất ngủ thường xuyên còn làm tăng tỷ lệ bệnh tái phát, gây ra nhiều vấn đề sức khỏe thể chất như đau đầu mãn tính, các vấn đề tiêu hóa, rối loạn kinh nguyệt,...

5. Tập thể dục thường xuyên

Tập thể dục thường xuyên là thói quen lành mạnh mà bất cứ ai cũng cần thiết lập. Các bộ môn luyện tập như đi bộ, đánh cầu lông, bơi lội, yoga,... đều giúp rèn luyện cơ thể, tăng sức đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch và sức khỏe tim mạch. Ngoài những lợi ích đối với sức khỏe thể chất, tập thể dục còn mang đến nhiều tác động tích cực đối với tinh thần.

 

Khi luyện tập, não bộ sẽ sản sinh endorphin và serotonin tạo cảm giác phấn chấn, giải tỏa căng thẳng, phiền muộn. Những người có thói quen tập thể dục thường xuyên sẽ ít bị căng thẳng và dễ dàng kiểm soát những cảm xúc tiêu cực.

 

Tập thể dục thường xuyên giúp giải tỏa căng thẳng và hạn chế nguy cơ tái phát rối loạn lưỡng cực

 

Người có các vấn đề tâm lý nói chung và rối loạn lưỡng cực nói riêng được khuyến khích tập thể dục thường xuyên. Thói quen này sẽ giúp ổn định cảm xúc, cải thiện giấc ngủ, giảm stress và hạn chế phần nào các triệu chứng thể chất có liên quan.

 

Bằng cách giảm sự các cảm xúc tiêu cực và cải thiện chất lượng giấc ngủ, tập thể dục giúp ích đáng kể trong việc phòng ngừa rối loạn lưỡng cực tái phát. Ngoài ra, thói quen lành mạnh này cũng sẽ giúp người bệnh có động lực để hoàn thành các nhiệm vụ hằng ngày, học tập hiệu quả và tập trung hơn khi làm việc.

 

Nghe thì có vẻ đơn giản nhưng việc duy trì thói quen tập thể dục hằng ngày là không hề dễ dàng. Gia đình, bạn bè nên động viên, hỗ trợ để người bệnh xây dựng và duy trì thói quen này lâu dài. Ngay cả khi không có vấn đề về tâm lý, tập thể dục đều đặn cũng là thói quen cần thiết nên được xây dựng càng sớm càng tốt.

6. Có chế độ ăn lành mạnh

Một chế độ ăn uống khoa học là cần thiết đối với tất cả mọi người, bao gồm cả người đang đối mặt với chứng rối loạn lưỡng cực. Trong các cơn hưng cảm, trầm cảm, bệnh nhân thường có hành vi ăn uống bất thường. Có thể ăn quá nhiều, quá ít hoặc bỏ ăn.

Thói quen ăn uống thiếu lành mạnh sẽ dẫn đến nhiều vấn đề thể chất như loãng xương, suy dinh dưỡng, tiểu đường và các vấn đề về tim mạch. Ngoài ra, trạng thái căng thẳng và tâm trạng bất ổn xảy ra trong thời gian dài còn gia tăng nguy cơ bị hội chứng ruột kích thích, hội chứng dạ dày chức năng,...

 

Vì những lý do này, bệnh nhân rối loạn lưỡng cực bắt buộc phải xây dựng chế độ ăn uống phù hợp. Thứ nhất là để kiểm soát các vấn đề thể chất kể trên. Thứ hai là hỗ trợ điều hòa các chất dẫn truyền thần kinh, góp phần cân bằng cảm xúc và giảm sự nhạy cảm của thần kinh trung ương đối với các yếu tố căng thẳng trong cuộc sống.

 

Chế độ ăn uống của người bị rối loạn lưỡng cực nên tập trung vào rau xanh, đạm thực vật, các loại hạt, thịt trắng và thực phẩm giàu probiotic. Hạn chế tinh bột chuyển hóa nhanh, thực phẩm chế biến sẵn, thịt đỏ, mỡ động vật,... để phòng ngừa tiểu đường và tim mạch.

7. Từ bỏ các thói quen xấu

Một số thói quen xấu có thể làm trầm trọng triệu chứng của rối loạn lưỡng cực. Chẳng hạn như sử dụng rượu bia, thuốc lá, dùng chất gây nghiện có thể gia tăng mức độ lo âu, đau khổ, buồn bã trong giai đoạn trầm cảm. Ở giai đoạn hưng cảm, những thói quen này khiến cho bệnh nhân khó kiểm soát cảm xúc, hành vi kích động và gia tăng các hoạt động liều lĩnh, bản năng như đánh bài, quan hệ tình dục không an toàn,...

 

Từ bỏ các thói quen xấu là biện pháp quan trọng giúp kiểm soát rối loạn lưỡng cực

Để kiểm soát rối loạn lưỡng cực, bên cạnh xây dựng các thói quen lành mạnh, cần tránh xa những thói quen xấu như sử dụng bia rượu, chất gây nghiện, thuốc lá,... Từ bỏ những thói quen này sẽ giúp tình trạng quá khích, kích động. Hạn chế các hành vi rủi ro trong cơn hưng cảm và ngăn chặn hành vi tự sát trong cơn trầm cảm.

 

Bên cạnh đó, thay đổi thói quen xấu còn giúp bảo vệ sức khỏe thể chất và hạn chế các vấn đề về tim mạch, hô hấp, tiêu hóa,...

8. Chủ động giảm căng thẳng trong cuộc sống

Căng thẳng là yếu tố kích hoạt rối loạn lưỡng cực và các rối loạn cảm xúc bùng phát. Do đó, người bệnh nên trang bị các biện pháp để có thể chủ động giảm căng thẳng. Chẳng hạn như lựa chọn công việc ít áp lực, trang bị kỹ năng giao tiếp, xử lý tình huống để hạn chế mâu thuẫn trong các mối quan hệ, chia sẻ tình trạng sức khỏe với những người xung quanh để được hỗ trợ,...

 

Gia đình, bạn bè cũng nên hỗ trợ để bệnh nhân có môi trường sống lành mạnh. Hạn chế tối đa stress sẽ giúp bệnh nhân duy trì cảm xúc ổn định và giảm sự nhạy cảm của hệ thần kinh trung ương.

 

Rối loạn lưỡng cực là một rối loạn tâm thần có tính chất mãn tính, phần lớn sẽ tiến triển suốt đời. Nếu được thăm khám và điều trị sớm, chứng bệnh này sẽ không gây ra những biến chứng nguy hiểm. Ngược lại, chậm trễ trong việc phát hiện có thể dẫn đến tự sát và các hành vi liều lĩnh như đua xe, chơi cờ bạc,... Hy vọng những chia sẻ trên đã giúp người bệnh biết cách kiểm soát rối loạn lưỡng cực để có một cuộc sống tốt đẹp hơn.

 

Tìm hiểu thêm:

 

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập9
  • Hôm nay0
  • Tháng hiện tại79,019
  • Tổng lượt truy cập1,483,308
hcm bdv001 hcm bdv002
Liên kết


bien dao01bien dao02
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây