Bình Phước đánh giá thực trạng né tránh, đùn đẩy, làm việc cầm chừng, sợ trách nhiệm, không dám làm trong đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức

Thứ sáu - 27/10/2023 05:21 270 0
Việc né tránh, đùn đẩy, làm việc cầm chừng, sợ sai, sợ trách nhiệm không dám làm của cán bộ, đảng viên, công chức được coi là một trong những biểu hiện của hành vi tiêu cực. Đây là vấn đề cần được quan tâm để kịp thời có biện pháp chấn chỉnh, khắc phục tránh để xảy ra những hệ lụy, hậu quả nghiêm trọng.
Bình Phước là một trong những tỉnh thuộc Top đầu cả nước về cải cách hành chính.
Bình Phước là một trong những tỉnh thuộc Top đầu cả nước về cải cách hành chính.
 Bình Phước có 11 đơn vị hành chính cấp huyện và tương đương (01  thành  phố,  03  thị  xã,  07 huyện, trong đó có 03 huyện biên giới); 111 xã, phường, thị trấn (trong đó có 15 xã biên giới; 58 xã dân tộc, miền núi); dân số khoảng 1.018.472 người với 41 dân tộc cùng sinh sống, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm khoảng 20% dân số; có 08 tôn giáo được công nhận tư cách pháp nhân, có 19 đảng bộ trực thuộc, 748 tổ chức cơ sở đảng, 2.374 chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở, với 38.819 đảng viên. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 23.396 cán bộ, công chức, viên chức (cán bộ, công chức: 5.063 người, chiếm 21,64%; viên chức: 18.333 người, chiếm 78,36%). Về trình độ chuyên môn: Tiến sỹ 22 đồng chí (0,09%), Thạc sỹ 878 đồng chí (3,75%), Đại học 18.358 đồng chí (78,46%),Cao đẳng 1.923 đồng chí (8,23%).Về trình độ lý luận chính trị: Trung cấp 2.171 đồng chí (9,28%), Cử nhân, cao cấp Lý luận chính trị: 1.475 đồng chí (6,30%),Trung cấp: 10.419 đồng chí (44,53%), Sơ cấp 11.034 đồng chí (47,16%). Về trình độ quản lý nhà nước: Quản lý nhà nước ngạch chuyên viên cao cấp: 83 đồng chí (0,35%), Chuyên viên chính và tương đương: 2.469 đồng chí (10,55%), chuyên viên và tương đương 18.469 đồng chí (78,94%). Về trình độ ngoại ngữ, tin học 21.883 đồng chí có trình độ ngoại ngữ A trở lên (93,53%); 5.322.171 đồng chí có trình độ tin học A trở lên (94,78%). Cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý 402/5.093 đồng chí (chiếm 7,89%).

Thường trực, Ban Thường vụ Tỉnh ủy xác định việc thực hiện tốt công tác tổ chức, cán bộ là một giải pháp quan trọng để phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực; đã chỉ đạo đổi mới mạnh mẽ, toàn diện, đồng bộ, hiệu quả công tác cán bộ và siết chặt kỷ luật, kỷ cương,tạo môi trường, điều kiện để thúc đẩy cán bộ đổi mới, sáng tạo phục vụ phát triển, đồng thời có cơ chế bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung; chỉ đạo quán triệt không để xảy ra tình trạng sợ sai, làm việc cầm chừng, phòng  thủ trong một  bộ phận cán bộ,  công chức, nhất  là  cán bộ lãnh đạo quản lý các cấp.

Qua báo cáo của các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị, địa phương cho thấy trong thời gian qua, nhìn chung đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh tăng lên cả về số lượng và chất lượng; đa phần chấp hành tốt kỷ luật, kỷ cương hành  chính, có đạo đức cách mạng trong sáng, bản lĩnh chính trị vững vàng, tinh thần trách nhiệm, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị, ngoại ngữ, tin học cơ bản đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra. Tuy nhiên,vẫn xảy ra một số hành vi né tránh, đùn đẩy, làm việc cầm chừng, sợ trách nhiệm không dám làm tại một số cơ quan, đơn vị, địa phương với những biểu hiện như sau:

-Trên lĩnh vực y tế xảy ra tình trạng cán bộ lãnh đạo, cán bộ chuyên môn của một số bệnh viện trên địa bàn tỉnh nảy sinh tâm lý “e ngại”, né tránh việc tổ chức đấu thầu, mua sắm thuốc, vật tư y tế vì sợ trách nhiệm, sợ bị xử lý hình sự nếu sơ suất trong quá trình thực hiện quy trình đấu thầu, mua sắm các trang, thiết bị, thuốc chữa bệnh, sinh phẩm y tế...do đó, dẫn đến tình trạng thiếu thuốc, trang thiết bị, sinh phẩm y tế, ảnh hưởng tới việc chăm sóc sức khỏe của nhân dân, tạo điều kiện cho các công ty, doanh nghiệp kinh doanh thuốc, vật tư y tế cấu kết tự ý tăng giá, thao túng thị trường thuốc, vật tư y tế trên địa bàn tỉnh.

 -Một số đại biểu Hội đồng nhân dân ít tham gia thảo luận, chất vấn tại kỳ họp dẫn đến có nội dung được cử tri quan tâm nhưng chưa được thảo luận, giải quyết tại kỳ họp, làm giảm giảm hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Hội động nhân dân.

-Một số cán bộ, công chức có tâm lý ỷ lại, dựa dẫm và hình thành một bộ phận cán  bộ không  vì  lợi  ích  chung,  thấy đúng không dám bảo  vệ,  thấy  sai  không  dám đấu tranh, có biểu hiện thờ ơ, vô cảm với trách nhiệm được giao và trách nhiệm với nhân dân, làm cho công việc bị trì trệ, dậm chân tại chỗ, làm cho trình độ, năng lực công tác của cán bộ, công chức chậm được nâng lên.

-Một số cán bộ, đảng viên, công chức vẫn có tình trạng né tránh, làm việc cầm chừng,  triển  khai  nhiệm  vụ chưa đảm  bảo  tiến độ,  thời  gian  theo  yêu  cầu;  một  số công chức, viên chức tham mưu ở mức độ chấp hành, chưa thể hiện tính năng động, sáng tạo, chưa nghiên cứu, đề xuất giải pháp mới để nâng cao hiệu quả trong thực hiện nhiệm vụ; việc phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ giữa các cơ quan, đơn vị, các bộ phận chưa chặt chẽ, thống nhất, đồng bộ, nhất là những việc  mới, việc khó đòi hỏi cần sự phối hợp của nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều cơ quan, đơn vị, khi được đề nghị phối hợp thì đùn đẩy trách nhiệm cho nhau, cá nhân này đùn đẩy cá nhân kia, đơn vị này đùn đẩy đơn vị kia dẫn đến công việc bị chậm trễ, kéo dài.

-Vẫn còn tình trạng cán bộ lãnh đạo, quản lý sợ trách nhiệm, đùn đẩy công việc cho cấp dưới; tình trạng cán bộ, công chức lãnh đạo thờ ơ, buông lỏng quản lý, thiếu tinh thần trách nhiệm trong chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, giám sát để xảy ra  sai  phạm  trong  một  số lĩnh vực như giáo dục, đất đai, tài chính... bị khởi  tố hình sự (Vụ án “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Trạm Khuyến nông huyện Bù Đăng; Vụ án “Tham ô tài sản” “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Văn phòng HĐND & UBND huyện Bù Đăng; Vụ án “Tham ô tài sản” “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Trung tâm Giáo dục Thường xuyên tỉnh; vụ án “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” “ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” liên quan đến cấp trùng các giấy CNQSD đất xảy ra tại huyện Bù Gia Mập...)

Để khắc phục những biểu hiện trên, Tỉnh ủy đã chủ đạo các cấp ủy, các tổ chức đảng lãnh đạo, chỉ đạo cơ quan, đơn vị, địa phương triển khai thực hiện 5 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm đó là: (1) Nhiệm  vụ,  giải  pháp  về hoàn  thiện  thể chế, cơ chế,  chính  sách  pháp luật về phát triển kinh tế-xã hội; (2) Nhiệm vụ, giải pháp liên quan đến công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử, xử lý cán bộ, đảng viên vi phạm; (3) Nhiệm vụ, giải pháp liên quan đến công tác tổ chức, cán bộ (công tác tư tưởng, công tác đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá, đề bạt, bổ nhiệm, luân chuyển...) (4) Nhiệm  vụ,  giải  pháp  về công tác lãnh đạo,  chỉđạo  của  các  cấp ủy,  tổ chức đảng, địa phương; (5) Nhiệm  vụ,  giải  pháp  về chế tài  xử lý đối với  cán  bộ có biểu  hiện  né tránh, đùn đẩy, làm việc cầm chừng, sợ trách nhiệm không dám làm. Nội dung này nêu rõ: Khi  phát  hiện  cán  bộ, đảng  viên,  công chức  có  biểu  hiện né tránh, đùn đẩy, làm việc cầm chừng, sợ trách nhiệm không dám làm, các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị cần căn cứ vào tính  chất,  mức độ vi phạm để áp  dụng chế tài  xử lý cho phù hợp, đúng quy định, đúng pháp luật.

Nguồn tin: BBT

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây