HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI GIAI ĐOẠN 2021-2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC

Thứ sáu - 02/08/2024 11:59 190 0
Qua gần 4 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Bình Phước đã mang lại những kết quả tích cực, từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân trên địa địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào DTTSMN của tỉnh nhất là địa bàn đặc biệt khó khăn, xã an toàn khu thuộc vùng đồng bào DTTSMN.
Ông Chàm Sa Hot tại ấp Tân Phú (xã Thuận Phú, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước) tận dụng vốn hỗ trợ sản xuất kinh doanh nuôi dê, tăng thu nhập cho gia đình. (Ảnh: TTXVN)
Ông Chàm Sa Hot tại ấp Tân Phú (xã Thuận Phú, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước) tận dụng vốn hỗ trợ sản xuất kinh doanh nuôi dê, tăng thu nhập cho gia đình. (Ảnh: TTXVN)
Bình Phước là tỉnh miền núi, biên giới thuộc miền Đông Nam bộ, có diện tích tự nhiên là 6.877,76 km2, nằm trong vùng trọng điểm kinh tế phía Nam, là cửa ngõ, cầu nối của vùng Đông Nam bộ với Tây nguyên và nước bạn Campuchia với đường biên giới dài 258,939 km, có 15 xã, 03 huyện xã biên giới. Dân số toàn tỉnh 1.049.394 người, có 40 thành phần DTTS sinh sống, với 206.416 người, chiếm 19,67% dân số toàn tỉnh; sinh sống đan xen trên địa bàn 111 xã, phường, thị trấn của 11 huyện, thị xã, thành phố; chủ yếu sống bằng nghề nông nghiệp, tập trung ở địa bàn miền núi, vùng sâu, biên giới, có vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng - an ninh; có 58 xã thuộc vùng DTTS&MN, gồm: 05 xã khu vực III, 03 xã khu vực II, 50 xã khu vực I; 25 thôn đặc biệt khó khăn.

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 được Tỉnh ủy, UBND tỉnh xác định là nhiệm vụ quan trọng; đã chỉ đạo các sở, ngành, đoàn thể và địa phương quan tâm chỉ đạo triển khai, thực hiện lồng ghép các nguồn lực để triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình. Theo quy định, tỉnh Bình Phước triển khai thực hiện Chương trình trên phạm vi 58 xã, phường thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi, thuộc 10 huyện, thị xã, thành phố; thực hiện đồng bộ 10 Dự án, 12 tiểu dự án, 30 nội dung thành phần. Tổng kế hoạch nguồn vốn giai đoạn 2022 -2 025 là 1.758.312 triệu đồng (Ngân sách Trung ương hỗ trợ 1.177.253 triệu đồng, ngân sách địa phương đối ứng 177.247 triệu đồng, vốn Vay Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh 101.600 triệu đồng, vốn lồng ghép từ Chương trình giảm 1.000 hộ nghèo DTTS hàng năm và vốn từ Quỹ vì người nghèo của tỉnh 302.211 triệu đồng).  

Căn cứ các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo triển khai thực hiện Chương trình MTQG phát triển KTXH vùng DTTS&MN giai đoạn 2021-2025, tỉnh Bình Phước đã chỉ đạo triển khai thực hiện Chương trình một cách quyết liệt, đồng bộ như: Tỉnh ủy ban hành kết luận chỉ đạo triển khai thực hiện Chương trình trên địa bàn tỉnh; HĐND tỉnh ban hành nghị quyết Quy định về nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn NSTW và tỷ lệ 15% vốn đối ứng NSĐP (NS tỉnh 10%, NS huyện 5%) và giám sát việc triển khai thực hiện chương trình trên địa bàn tỉnh; UBND tỉnh ban hành các kế hoạch triển khai thực hiện cho giai đoạn, hàng năm, ban hành các quyết định phân bổ chi tiết nguồn vốn và tổ chức kiểm tra việc triển khai chương trình; ban hành các văn bản phân công nhiệm vụ, triển khai, đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra nhằm quyết tâm đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân nguồn vốn chương trình. Kết quả: Tổng kế hoạch nguồn vốn phân bổ đến năm 2024 là 796.843 triệu đồng đến tháng 6/2024 đạt 426,422 triệu đồng (53%) cụ thể: Năm 2022: Tổng nguồn vốn phân bổ là 224.514 triệu đồng. Lũy kế giải ngân đến ngày 30/6/2024 185.293 triệu đồng, đạt 82,53% kế hoạch; Năm 2023: Tổng nguồn vốn phân bổ: 321.182 triệu đồng. Lũy kế giải ngân đến ngày 30/6/2024 là 227.345 triệu đồng, đạt 77,8% kế hoạch vốn phân bổ; Năm 2024: Tổng nguồn vốn phân bổ là 251.146 triệu đồng. Lũy kế giải ngân đến ngày 30/6/2024 13.789 triệu đồng, đạt tỷ lệ 5,5% kế hoạch giao.

Có được kết quả trên là do Ban Dân tộc cùng các Sở, ban, ngành tỉnh, UBND các huyện, thị đã tích cực, chủ động phối hợp tham mưu triển khai thực hiện chương trình theo quy định của Trung ương, chỉ đạo của tỉnh; đã chủ động rà soát đối tượng thụ hưởng, xác định nhu cầu thực hiện các chính sách để tham mưu trình UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch, phân bổ chi tiết nguồn vốn; đôn đốc, hướng dẫn, phối hợp xây dựng kế hoạch triển khai, lập dự án đầu tư, xây dựng dự toán chi tiết để thẩm định triển khai thực hiện, giải ngân nguồn vốn theo quy định.
 
Việc triển khai thực hiện Chương trình đã góp phần thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; các nguồn lực của Chương trình đã và đang tập trung đầu tư phát triển các công trình hạ tầng thiết yếu phục vụ dân sinh (đường giao thông, công trình phục vụ sản xuất, các công trình về y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt, văn hóa,...) tập trung vào địa bàn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; hoạt động đào tạo nghề, hỗ trợ việc làm góp phần giải quyết việc làm ổn định cho lao động người dân tộc thiểu số; thông qua hỗ trợ phát triển sản xuất, tạo sinh kế góp phần nâng cao thu nhập cho người dân; công tác bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc được quan tâm. Cùng với việc thực hiện các chính sách dân tộc, việc thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh đã góp phần thực hiện tốt công tác xóa đói, giảm nghèo, đào tạo nghề, giải quyết việc làm; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số; công tác chăm sóc sức khỏe, giáo dục được chuyển biến tích cực.

Mặc dù Chương trình mới được đưa vào tổ chức thực hiện tại địa phương từ giữa năm 2022 đến nay, nhưng với sự nỗ lực và tính chủ động trong triển khai thực hiện Chương trình, đến nay, tỉnh đã cơ bản hoàn thành nhiệm vụ xây dựng, ban hành các văn bản triển khai thực hiện Chương trình trên địa bàn tỉnh; đã thực hiện lồng ghép nguồn lực từ các chương trình, dự án khác trên địa bàn nên một số chỉ tiêu ước đến 31/12/2023 hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch như: tỷ lệ xã có đường ô tô đến trung tâm được rải nhựa hoặc bê tông; tỷ lệ thôn có đường ô tô đến trung tâm được cứng hóa; tỷ lệ hộ dân được sử dụng điện; tỷ lệ hộ đồng bào dân tộc thiểu số được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; tỷ lệ học sinh trong độ tuổi đến trường; tỷ lệ thôn có nhà sinh hoạt cộng đồng; các chỉ số về y tế: tỷ lệ phụ nữ sinh con tại các cơ sở y tế, tỷ lệ phụ nữ mang thai khám định kỳ, tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng;… Trong triển khai thực hiện các nội dung, tiểu dự án, dự án thì nguồn vốn đầu tư phát triển được thực hiện thuận lợi hơn, nhất là vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, do ít gặp vướng mắc trong quy định về cơ chế, chính sách để triển khai thực hiện Chương trình.

Để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đồng thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025, Ban Dân tộc kiến nghị Ủy ban Dân tộc và các bộ, ngành Trung ương cần ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 111/2024/QH15 ngày 18/01/2024 của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia để các địa phương triển khai thực hiện. Sớm tham mưu Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định sửa đổi, bổ sung Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 để điều chỉnh, bổ sung những nội dung còn bắt cập trong quá trình triển khai thực hiện. Điều chỉnh, bổ sung danh sách xã, thôn vùng đồng bào DTTS và miền núi trên địa bàn tỉnh Bình Phước; đồng thời, điều chỉnh bất cập về địa bàn xã, thôn vùng đồng bào DTTS và miền núi đã về đích nông thôn mới. thực hiện điều chỉnh, bổ sung các hướng dẫn triển khai thực hiện Chương trình để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình của địa phương.

Nguồn tin: Phan Thảo - BDVTU

Tổng số điểm của bài viết là: 4 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 4 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây