Trong năm 2023, Ban Dân vận Tỉnh ủy và Ban Dân tộc tỉnh tiếp tục phối hợp với các sở, ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Nhân dân và địa phương tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, nhất là các chính sách dân tộc, chính sách phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo và bảo tồn giá trị văn hoá dân tộc, chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc.
Ban Dân vận Tỉnh ủy đã xây dựng Kế hoạch đi cơ sở, phân công phụ trách địa bàn nhằm thường xuyên nắm bắt tình hình vùng đồng bào dân tộc thiểu số, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các văn bản của Đảng về công tác dân tộc, công tác dân vận ở vùng đồng bào DTTS. Phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các ngành chức năng liên quan tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị biểu dương già làng, người có uy tín tiêu biểu, có nhiều đóng góp trong các phong trào thi đua, các cuộc vận động trên địa bàn tỉnh Bình Phước; tổ chức gặp gỡ tiếp xúc cử tri là người uy tín, già làng tiêu biểu đối thoại với nhân dân, kịp thời giải quyết những vướng mắc ở cơ sở; tăng cường nắm tình hình đồng bào DTTS, nhất là ở địa bàn vùng sâu, vùng xa. Tổ chức đoàn thăm tặng quà nhân dịp Tết cổ truyền Quý Mão 2023 và chúc Tết Chôl Chnăm Thmây của đồng bào dân tộc Khmer, Lễ Ramadhan của đồng bào Chăm.
Công tác dân tộc được Đảng, chính quyền, đoàn thể các cấp quan tâm phối hợp chỉ đạo triển khai thực hiện tốt. Các chính sách đảm bảo an sinh và phúc lợi xã hội đối với già làng tiêu biểu và người có uy tín trong đồng bào DTTS được triển khai thực hiện kịp thời. Công tác tuyên truyền, chia sẻ các thông tin liên quan đến công tác dân tộc, các lễ hội, Tết cổ truyền của đồng bào DTTS, mô hình cá nhân điển hình trong đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh được thực hiện tốt. Vai trò của già làng, người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS tiếp tục được củng cố và phát huy với tinh thần trách nhiệm cao trong công tác vận động và tuyên truyền.
Tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được, Ban Dân vận Tỉnh ủy đã cùng với Ban Dân tộc, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng, Công an tỉnh đã ký kết Chương trình phối hợp số 09-CTPH/CTDT, ngày 06/02/2023 về chương trình phối hợp thực hiện công tác dân tộc và công tác dân vận trong vùng đồng bào DTTS năm 2023.
- Xây dựng Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2022 và năm 2023 trên địa bàn tỉnh; Tổ chức 17 phiên họp trực tuyến định kỳ từ UBND tỉnh đến UBND cấp huyện để chỉ đạo thực hiện giải ngân nguồn vốn năm 2022, phân bổ kế hoạch nguồn vốn năm 2023 của Chương trình MTQG phát triển KTXH vùng DTTS&MN; Xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình giảm 1.000 hộ nghèo DTTS năm 2023;
- Triển khai thực hiện tổng kết, đánh giá thực hiện Nghị quyết số 52/NQ-CP ngày 15/6/2016 của Chính phủ về đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực các DTTS giai đoạn 2016-2022; Sơ kết, đánh giá kết quả triển khai thực hiện Quyết định số 1557/QĐ-TTg ngày 10/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt một số chỉ tiêu thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ đối với đồng bào DTTS gắn với mục tiêu phát triển bền vững sau năm 2015; Ban Dân vận Tỉnh ủy phối hợp Ban Dân tộc tỉnh đã tham mưu cho Tỉnh ủy chỉ đạo sơ kết 05 năm thực hiện Chỉ thị số 19-CT/TW, ngày 10/01/2018 của Ban Bí thư về tăng cường công tác ở vùng đồng bào dân tộc Khmer trong tình hình mới; Sơ kết 04 năm thực hiện Kết luận số 65-KL/TW ngày 30/10/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW về công tác dân tộc; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chỉ thị số 49-CT/TW ngày 20/10/2015 của Ban Bí thư Trung ương về “tăng cường và đổi mới công tác dân vận của Đảng ở vùng đồng bào DTTS”.
Ban Dân tộc đã tham mưu tổng hợp báo cáo và tham gia 05 đợt giám sát thực hiện các chương trình dự án, chính sách dân tộc theo kế hoạch của HĐND tỉnh. Năm 2023, nhằm tham mưu triển khai thực hiện Chương trình giảm 1.000 hộ nghèo đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh, Ban Dân tộc đã tham mưu thực hiện lồng ghép nguồn vốn từ Quỹ “Vì người nghèo” tỉnh để lồng ghép thực hiện các chỉ tiêu hỗ trợ nhà ở, kéo điện cho hộ nghèo đồng bào DTTS, trong đó:
Tổng số 4.023 nhu cầu cần thực hiện; với kinh phí 130.002 triệu đồng. Nguồn vốn thực hiện các nhu cầu giảm nghèo được lồng ghép như sau: vốn Chương trình MTQG 1719, vốn ngân sách tỉnh, vốn vận động từ Quỹ “Vì người nghèo” của tỉnh và vay vốn lãi suất thấp (lãi suất bằng 50% lãi suất cho hộ nghèo vay hiện nay) theo quy định tại Nghị định số 28/2022/NĐ-CP ngày 26/4/2022 của Chính phủ về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình MTQG 1719 từ Ngân hàng Chính sách Xã hội.
Phối hợp với các ngành, các cấp đặc biệt là ngành công an thường xuyên nắm tình hình, đảm bảo an ninh trong vùng đồng bào DTTS và tôn giáo; chủ động tham mưu cấp ủy, chính quyền giải quyết dứt điểm các vụ việc khiếu kiện ngay tại cơ sở, không để phát sinh thành “điểm nóng” về an ninh trật tự, không để các tổ chức phản động, khủng bố lợi dụng, lôi kéo, kích động. Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, các cơ quan truyền thông định hướng tuyên truyền, không chia sẻ các thông tin khi chưa được xác minh gây hoang mang dư luận.
Tình hình tôn giáo tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp, tình trạng sinh hoạt tôn giáo trái pháp luật; hoạt động xây dựng công trình tôn giáo trái pháp luật; hoạt động xây dựng công trình dân sự có kết cấu tương tự nhằm từng bước hợp thức hóa thành cơ sở tôn giáo; hoạt động của các hiện tượng tôn giáo mới đang có dấu hiệu diễn biến phức tạp, các đối tượng Pháp luân công vẫn tiếp tục công khai tập luyện nơi công cộng; việc mâu thuẫn nội bộ, tranh giành chức vụ, quyền lợi xảy ra trong Hội thánh Liên hữu Cơ đốc Việt Nam; hoạt động truyền đạo trái pháp luật…Cấp ủy, chính quyền địa phương và các ban ngành chức năng đã làm tốt công tác quản lý Nhà nước về tôn giáo; đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của quần chúng Nhân dân về chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về tôn giáo, vạch trần các luận điệu, âm mưu, phương thức, thủ đoạn của các thế lực thù địch, phản động và phần tử xấu lợi dụng tôn giáo xâm phạm an ninh, trật tự, giải quyết kịp thời các nhu cầu tôn giáo chính đáng cũng như các vụ việc phức tạp liên quan đến tôn giáo xảy ra trên địa bàn tỉnh. Tổ chức tiếp xúc, tranh thủ 426 lượt chức sắc, chức việc nhằm tác động, hướng lái các tổ chức tôn giáo hoạt động thuần túy, tuân thủ pháp luật. Nắm tình hình, bảo đảm an ninh trật tự các dịp lễ, hội, sự kiện trong tôn giáo. Đấu tranh với các hiện tượng tôn giáo cực đoan; tham mưu giải quyết, xử lý các hoạt động xây dựng các công trình, cơ sở thờ tự, hoạt động sinh hoạt tôn giáo trái pháp luật.
Các cấp, các ngành đã tham mưu cho cấp ủy, chính quyền thực hiện tốt chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác dân tộc, xây dựng, củng cố và phát huy khối đại đoàn kết dân tộc trên địa bàn tỉnh. Tổ chức tiếp xúc, tranh thủ 306 người có uy tín trong đồng bào DTTS phục vụ công tác bảo đảm an ninh trật tự. Nắm tình hình, bảo đảm an ninh trật tự trong các dịp lễ, tết của đồng bào DTTS. Kiểm danh, kiểm diện và quản lý 247 đối tượng FULRO cũ, 03 đối tượng liên quan đến “Tin lành Chrits” đã bị đấu tranh, bóc gỡ đang sinh sống trên địa bàn. Nắm chắc di biến của 45 đối tượng liên quan đến tổ chức “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời”, 15 đối tượng liên quan đến tổ chức “Triều đại Việt” đã bị đấu tranh, bóc gỡ và số ngụy quân, ngụy quyền đang sinh sống trên địa bàn. Nắm tình hình, chủ động phòng ngừa, ngăn chặn âm mưu, hoạt động kích động đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh vượt biên sang Campuchia, Thái Lan… đảm bảo an ninh trật tự trong vùng đồng bào DTTS.