Bình Phước: Công tác nắm tình hình Nhân dân, dân tộc, tôn giáo, bước đầu đã có sự phối hợp nhịp nhàng và đi vào nề nếp.

Thứ ba - 02/01/2024 02:43 905 0
Sau khi Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ban hành Chỉ thị số 22-CT/TU, ngày 12/10/2023 về tăng cường nắm tình hình Nhân dân, dân tộc, tôn giáo trong tình hình mới, đã làm chuyển biến nhận thức cho cả hệ thống chính trị, mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác nắm tình hình Nhân dân, dân tộc, tôn giáo.
Đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy và các đồng chí lãnh đạo Ban Dân vận Tỉnh ủy Chủ trì Hội nghị nắm tình hình Nhân dân, dân tộc, tôn giáo quý IV/2023
Đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy và các đồng chí lãnh đạo Ban Dân vận Tỉnh ủy Chủ trì Hội nghị nắm tình hình Nhân dân, dân tộc, tôn giáo quý IV/2023
Công tác nắm tình hình Nhân dân, dân tộc, tôn giáo, nhất là trong vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số và tôn giáo bước đầu đã có sự phối hợp nhịp nhàng và đi vào nề nếp, không ngừng đổi mới cả về nội dung, phương thức nắm tình hình Nhân dân, dân tộc, tôn giáo. Việc phân công và phát huy vai trò các lực lượng, cán bộ phụ trách nắm tình hình Nhân dân, dân tộc, tôn giáo từ tỉnh đến cơ sở từng bước được quan tâm. Một số kết quả ghi nhận như sau:

Trong năm 2023, với sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, sự điều hành linh hoạt, hiệu quả của UBND tỉnh, tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh tiếp tục đạt nhiều kết quả tích cực: kinh tế có tốc độ tăng trưởng khá, cao hơn mức tăng bình quân chung của cả nước; sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, thương mại dịch vụ và du lịch đều tăng; công tác thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) có nhiều khởi sắc. Lĩnh vực văn hóa - xã hội đạt nhiều kết quả tích cực, công tác an sinh xã hội được chú trọng, đời sống người dân được cải thiện; hoạt động chăm lo cho các đối tượng chính sách, khó khăn, người nghèo, người lao động được triển khai kịp thời, hiệu quả. Quốc phòng an ninh được tăng cường, trật tự an toàn xã hội đảm bảo. Hoạt động đối ngoại, ngoại giao kinh tế được chú trọng, từng bước khẳng định vị thế của tỉnh với các đối tác trong và ngoài nước. Nhìn  chung,  cán bộ, đảng  viên  và  Nhân  dân  chấp  hành  tốt  chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, khối đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố, an ninh tôn giáo trong vùng đồng bào thiểu số được giữ vững. Đạt kết quả này thể hiện công tác phối kết hợp nhịp nhàng của cả hệ.

thống chính trị trong việc thường xuyên nắm bắt tình hình, tâm tư nguyện vọng chính đáng của  Nhân  dân,  dự báo, phân tích, đánh giá và kịp thời giải  quyết  những phản ánh của người dân đối với các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và triển khai có hiệu quả đồng bộ các giải pháp, chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Tuy  nhiên, trong 22 chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu theo Nghị quyết HĐND tỉnh đề ra, đánh giá ước thực hiện có 05 chỉ tiêu vượt (tốc độ tăng trưởng kinh tế; GRDP bình quân đầu người; kim ngạch xuất khẩu; lao động được giải quyết việc làm; trường đạt chuẩn quốc gia),12 chỉ tiêu đạt (chủ yếu là các chỉ tiêu xã hội - môi trường) và 05 chỉ tiêu không đạt kế hoạch (cơ cấu kinh tế; thu ngân  sách; số doanh nghiệp thành lập mới; số hợp tác xã thành lập mới;  số giường bệnh trên vạn dân). Điều này do ảnh hưởng tác động kép của tình hình kinh tế, chính trị thế giới biến động nhanh, phức tạp, khó lường; việc điều chỉnh chính  sách  của  các  nền  kinh  tế lớn  và  sự gia tăng bảo  hộ thương mại  của các nước nhập khẩu dẫn tới sản xuất, xuất khẩu gặp nhiều khó khăn; các quy định, cơ chế chính  sách  còn  chồng chéo, chưa có văn bản hướng  dẫn  thực  hiện  kịp thời về các vướng mắc, chồng chéo của Bộ, ngành Trung ương; cùng với những tồn tại, yếu kém nội tại kéo dài nhiều năm. Tính chủ động trong công tác chỉ đạo điều hành, tổ chức thực hiện ở một sốcơ quan, đơn vị còn chưa cao, có lúc, có nơi còn lúng túng bị động,  thiếu  linh  hoạt;  công  tác  phối  hợp  giữa các đơn vị chưa thật sự chặt chẽ, hiệu quả và chưa kịp thời; tinh thần trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, công chức chưa cao, trong thực hiện nhiệm vụ còn chưa quyết liệt, chưa kịp thời, thiếu nhạy bén; còn có tâm lý né tránh, sợ trách nhiệm, sợ sai. Ngoài ra, nhiều nhà đầu tư đã đầu tư vào tỉnh Bình Phước để thực hiện dự án phát triển kinh tế - xã hội, nên phải thực hiện công tác thu hồi đất, bồi thường hỗ trợ và tái định cư; trong quá trình thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ còn một số hộ dân chưa thống nhất dẫn tới phát sinh đơn khiếu nại, tố cáo. Bên cạnh đó, do tình hình chiến tranh Nga -Ukraina kéo dài, kinh tế các nước trên thế giới suy giảm, tác động không nhỏ đến sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp và Nhân  dân  trong  cả nước nói chung, Bình Phước nói riêng, trong đó đơn hàng xuất khẩu ra nước ngoài của các doanh nghiệp giảm, do đó sản xuất bị thu hẹp, người lao động không có việc làm, đời sống Nhân dân khó khăn, một số tệ nạn xã hội phát sinh, tâm tư của các tầng lớp Nhân dân trong tỉnh nói chung, người lao động ở các khu công nghiệp nói riêng còn băn khoăn, lo lắng và mong muốn Đảng, Nhà nước có những giải pháp hỗ trợ chuyển đổi nghề, việc làm cho người lao động, nhất là người lao động vùng đồng bào dân tộc thiểu số của tỉnh để cải thiện đời sống, thích ứng với tình hình kinh tế, xã hội hiện nay. Mặt khác, trong mọi tiến trình cách mạng, các thế lực thù địch, phản động, chống đối tiếp tục gia tăng các hoạt động “diễn  biến hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa, lợi dụng internet, nhất là các phương tiện truyền thông xã hội để đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền chống phá. Thủ đoạn chính của chúng là xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, bôi nhọ, nói xấu cán bộ, hạ thấp uy tín, vai trò lãnh đạo của các tổ chức đảng; triệt để lợi dụng những khó khăn, yếu kém, sơ hở trong công tác quản lý, điều hành các cấp chính quyền, vấn đề triển  khai  thực  hiện  các  dự án  kinh  tế,  vấn đề đất đai, môi trường...  lợi  dụng chính sách dân tộc, tôn giáo dưới nhiều danh nghĩa khác nhau, tìm cách can thiệp nhằm thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình” nhằm gây chia rẽ trong Nhân dân, làm mất ổn định an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh, phá hoại khối đoàn kết toàn dân tộc.

Tình hình dân tộc: dân số toàn tỉnh trên 01 triệu người, với 41 dân tộc anh em cùng sinh sống (dân tộc thiểu số chiếm khoảng 20%); sinh sống đan xen trên địa bàn 111 xã, phường, thị trấn của 11 huyện, thị xã, thành phố; chủ yếu sống bằng nghề nông nghiệp, tập trung ở địa bàn vùng sâu, biên giới, có vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng an ninh; có 58 xã khu vực III, II, I thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi, gồm: xã khu vực III: 05 xã; xã khu vực II: 03 xã; xã khu vực I: 50 xã và 25 thôn đặc biệt khó khăn. Nhìn chung, tình hình an ninh chính trị, trật tự xã hội vùng dân tộc thiểu số cơ bản ổn định, Nhân dân yên tâm sản xuất, đời sống, văn hóa, vật chất, tinh thần từng bước được cải thiện. Thu nhập bình quân đầu người dân tộc thiểu số khoảng 30 triệu đồng/người/năm; đầu năm 2023 trên địa bàn tỉnh còn 2.879 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 1,03% trên tổng số hộ dân (trong đó có 1.696 hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ 58,7% tổng số hộ nghèo); tỷ lệ xã có điện lưới quốc gia 100%; tỷ lệ xã có đường ôtô đến trung tâm xã 100%. Tuy nhiên, tình trạng cầm cố, sang nhượng đất, bán điều non, dân di cư tự do vẫn còn diễn ra. Một bộ phận hộ dân tộc thiểu số đời  sống  rất khó khăn, thiếu tư liệu  sản xuất, trình độ canh tác lạc hậu, việc tính toán tích lũy tái đầu tư chưa tốt, thu nhập chủ yếu từ đi làm thuê, trình độ dân trí còn thấp, nhất là người nghèo nhận thức về cuộc sống, về xã hội còn đơn giản, kế hoạch chi tiêu chưa khoa học nên không đáp ứng được nhu cầu tối thiểu cho cuộc sống như: ăn, ở, học hành, chữa bệnh; những phong tục tập quán lạc hậu gây tốn kém còn tồn tại, chưa chủ động vươn lên thoát nghèo.

Tình hình tôn giáo: toàn tỉnh hiện có 08 tôn giáo đang hoạt động (gồm: Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Cao Đài, Hồi giáo, Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam, Phật giáo Hòa Hảo và Cơ đốc Phục lâm Việt Nam) với 380 cơ sở tôn giáo; 247.020 tín đồ; 882 chức sắc; 550 chức việc. Nhìn chung, tình hình sinh hoạt tôn giáo trên địa bàn tỉnh cơ bản ổn định, phù hợp với các quy định của pháp luật. Các nhu cầu tôn giáo chính đáng, hợp pháp của các tổ chức tôn giáo đã được các cơ quan có thẩm quyền tham mưu giải quyết kịp thời theo đúng quy định của pháp luật. Trên địa bàn tỉnh không xảy ra trường hợp sinh hoạt tín ngưỡng có biểu hiện mê tín dị đoan, các hoạt động chống phá của các đối tượng cực đoan gây mất trật tự an toàn xã hội. Các chức sắc, chức việc, nhà tu hành, tín đồ các tôn giáo tin tưởng vào chủ trương, đường lối của Đảng, chấp hành nghiêm chính sách, pháp luật của Nhà nước, tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước tại địa phương. Bên cạnh những hoạt động tôn giáo thuần túy đúng quy định, vẫn còn một số hoạt động tôn giáo đáng chú ý như: tình trạng mâu thuẫn nội bộ trong tổ chức tôn giáo dẫn đến tình trạng đơn thư, kiến nghị gửi các cấp, các ngành; tình trạng sinh hoạt tôn giáo không thông báo với chính quyền địa phương; các hoạt động liên quan đến “tà đạo”, “đạo lạ” có nhiều diễn biến phức tạp; ngoài ra, một số đối tượng là tín đồ tôn giáo lợi dụng không gian mạng để lôi kéo người dân tham gia các hội, nhóm trái phép... Các hoạt động này đã được chính quyền các cấp, các ngành chức năng liên quan phát hiện và phối hợp xử lý kịp thời đúng theo quy định của pháp luật; tuyên truyền, vận động hướng dẫn chức sắc, chức việc và tín đồ các tôn giáo tổ chức sinh hoạt tôn giáo đúng theo quy định.

Nguồn tin: Anh Đào - BDVTU

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập25
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm23
  • Hôm nay2,683
  • Tháng hiện tại51,186
  • Tổng lượt truy cập1,773,718
hcm bdv001 hcm bdv002
Liên kết


bien dao01bien dao02
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây