UBMTTQVN tỉnh: Kết quả thực hiện Chỉ thị số 19 - CT/TW, ngày 10/01/2018 của Ban Bí thư về tăng cường công tác ở vùng đồng bào dân tộc Khmer trong tình hình mới

Thứ hai - 24/04/2023 09:43 2.018 0
Bình Phước có 41 dân tộc, với 203.519 người là dân tộc thiểu số, trong đó đồng bào dân tộc Khmer có 19.633 người, sinh sống đang xen ở 11 huyện, thị, thành phố trong tỉnh, trong đó tập trung chủ yếu tại các huyện, thị, thành phố như: Lộc Ninh, Chơn Thành, Đồng Xoài, Đồng Phú. Đồng bào dân tộc Khmer trên địa bàn tỉnh luôn tin tưởng vào chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, sống đoàn kết, nhân ái cùng các dân tộc khác ở địa phương; tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động do Mặt trận, đoàn thể và các ngành, các cấp ở địa phương phát động. Trong những năm gần đây, do tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, đời sống của người dân trong tỉnh nói chung, đồng bào dân tộc Khmer nói riêng cũng gặp không ít những khó khăn, tuy nhiên dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của chính quyền, sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận của nhân dân với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, đến nay tình hình dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn tỉnh đã được kiểm soát, đời sống nhân dân được ổn định, tiếp tục đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế xã hội, cải thiện đời sống góp phần đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa phương.
Trên cơ sở Kế hoạch số 126-KH/TU ngày 26/6/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tổ chức, triển khai thực hiện Chỉ thị số 19-CT/TW ngày 10/01/2018 của Ban Bí thư về “tăng cường công tác ở vùng đồng bào dân tộc Khmer trong tình hình mới” trên địa bàn tỉnh; Ban Thường trực ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 391/KH-MTTQ-BTT, ngày 05/9/2018 phối hợp với các ngành chức năng triển khai thực hiện; đồng thời, ban hành Công văn số 2390/MTTQ-BTT ngày 17/7/2018 hướng dẫn Mặt trận Tổ quốc các cấp căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương, phối hợp với các ngành chức năng triển khai thực hiện đạt hiệu quả. Ngoài ra, hàng năm Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh còn ban hành các văn bản phối hợp triển khai thực hiện công tác dân tộc, tôn giáo trong hệ thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh; đồng thời tổ chức học tập, quán triệt đầy đủ nội dung Chỉ thị của Trung ương, chương trình hành động kế hoạch của Tỉnh ủy.
Hàng năm, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể tổ chức tuyên truyền sâu rộng trong đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó có đồng bào dân tộc Khmer về các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, về tư tưởng đại đoàn kết toàn dân tộc như: Nghị quyết Trung ương 7 (khóa IX) về công tác dân tộc; Chỉ thị số 49-CT/TW ngày 20/10/2015 của Ban Bí thư về tăng cường và đổi mới công tác dân vận của Đảng vùng đồng bào dân tộc thiểu số;... đặc biệt là các chính sách dân tộc, như: Chương trình mục tiêu quốc giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết 30a của Chính phủ; Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg ngày 06/3/2018 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí lựa chọn, công nhận người uy tín và chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số; Nghị quyết của Chính phủ về triển khai thực hiện Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18/11/2019 của Quốc hội về phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030; Quyết định số 1719/QĐ-TTg, ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I, từ năm 2021 đến năm 2025; Tuyên truyền Kết luận số 01/KL-ĐCT ngày 20/8/2015 của Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam về đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của MTTQ Việt Nam trong công tác dân tộc”...Với nhiều hình thức đa dạng, phù hợp với điều kiện và tình hình thực tế ở mỗi địa bàn khu dân cư, như: Tuyên truyền trên loa truyền thanh, đài truyền thanh và truyền hình ở địa phương, trên mạng xã hội (Zalo, Facebook, Fanpage...), các tài liệu, tờ rơi, các hội thi văn hóa, văn nghệ; thông qua việc tổ chức gặp mặt hàng năm giữa lãnh đạo các cấp với già làng, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số. Bên cạnh đó, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp và các tổ chức thành viên của Mặt trận tăng cường tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên, đồng bào các dân tộc thiểu số trong tỉnh thực hiện tốt các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động gắn với các hoạt động kỷ niệm, các ngày lễ lớn của dân tộc; tuyên truyền thực hiện tiết kiệm chống lãng phí cũng như thực hiện tốt nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội trong đồng bào dân tộc thiểu số; việc bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa các dân tộc, đặc biệt là tuyên truyền đoàn kết dân tộc ở khu dân cư nhân dịp Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11) hàng năm,... Kết quả đã tổ chức tuyên truyền được 1.078 cuộc, với 7.098 người tham dự. Về tổ chức gặp gỡ, tiếp xúc: Hàng năm, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh chủ động xây dựng kế hoạch tham mưu tổ chức họp mặt giữa Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh với các vị già làng, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh, trong đó có đồng bào dân tộc khmer để gặp gỡ, trao đổi cung cấp thông tin về tình hình phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng-an ninh của đất nước, của địa phương; đồng thời, lắng nghe những ý kiến, kiến nghị, tâm tư nguyện vọng, những khó khăn, vướng mắc để xem xét, kiến nghị giải quyết; kịp thời biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân thành tích xuất sắc trong các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động do MTTQ và địa phương phát động.
Nhân dịp tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây, Lễ Sendolta của đồng bào dân tộc Khmer. Hàng năm, Mặt trận các cấp đã phối hợp với các ngành chức năng cùng cấp tổ chức đoàn đi thăm, chúc mừng, động viên và tặng quà các Chùa Nam Tông Khmer, các vị già làng, người có uy tín tiêu biểu đồng bào dân tộc Khmer trên địa bàn tỉnh. Ban Thường trực ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh cũng đã ban hành kế hoạch tổ chức thăm, chúc tết các chư tăng, đồng bào dân tộc Khmer tại chùa Sóc Lớn, xã Lộc Khánh, huyện Lộc Ninh; Chùa Tam Bảo phường An Lộc, thị xã Bình Long; Chùa Bồ đề, xã Nha Bích, huyện Chơn Thành; Chùa Sareyvonsa, phường Tân Xuân, thành phố Đồng Xoài... Công tác giảm nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số: Theo Nghị quyết của Tỉnh ủy về thực hiện chương trình giảm 1.000 hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số và Kế hoạch số 337/KH-UBND, ngày 12/11/2021 của UBND tỉnh về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2022. Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã ban hành kế hoạch để phối hợp triển khai thực hiện các chương trình, dự án và tập trung nguồn lực để hỗ trợ đầu tư phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi nói chung, vùng đồng bào dân tộc Khmer nói riêng; tích cực tuyên truyền, vận động bà con tích cực lao động sản xuất, giúp nhau phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, đồng thời nỗ lực phấn đấu vươn lên thoát nghèo, không trông chờ ỷ lại vào sự hỗ trợ của Đảng, Nhà nước; vận động bà con trong thôn, ấp tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để phát triển kinh tế gia đình; tham gia đóng góp tiền, của làm đường giao thông nông thôn, nhà văn hóa, điện thắp sáng, vận động đồng bào đóng góp công sức xây dựng nông thôn mới giữ gìn vệ sinh môi trường; nhiều già làng, người có uy tín đã trở thành điểm sáng về phát triển kinh tế ở cơ sở, làm gương cho con cháu, cộng đồng noi theo, đoàn kết giúp nhau phát triển kinh tế gia đình.
Trên cơ sở các Chương trình, kế hoạch đề ra, hàng năm, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh chủ động tham mưu phân bổ, hỗ trợ xây dựng nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số. Riêng trong năm 2022 đã hỗ trợ xây dựng 826 căn nhà, trị giá 66 tỷ 080 triệu đồng; sửa chữa 09 căn, trị giá 239,046 050 triệu đồng; hỗ trợ dê giống cho các hộ dân liền kề khu vực biên giới trị giá 120 triệu đồng; hỗ trợ học sinh nghèo có hoàn cảnh khó khăn trị giá 220 triệu đồng.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp đã phối hợp triển khai thực hiện tốt Chỉ thị 06/2008/CT-TTg ngày 01/02/2008 của Thủ tướng Chính phủ về "Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”; Chỉ thị số 49- CT/TW ngày 20/10/2015 của Ban Bí thư “Về tăng cường đổi mới công tác dân vận của Đảng ở vùng đồng bào dân tộc thiếu sổQuyết định số 12/2018/QĐ -TTg ngày 06/3/2018 của Thủ tướng Chính phủ “về tiêu chí lựa chọn, công nhận người có uy tín và chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số”; Quyết định số 45/QĐ- UBND ngày 17/12/2021 của UBND tỉnh Bình Phước về việc ban hành Quy định về tiêu chí lựa chọn, công nhân, phân công nhiệm vụ thực hiện chính sách đặc thù đối với già làng tiêu biểu trong đồng bào dân tộc thiểu; Quyết định số 2473/QĐ-UBND ngày 20 tháng 11 năm 2019 của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Phước quy định về phân công nhiệm vụ quản lý, tổ chức thực hiện chính sách và vận động, phát huy vai trò của người uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Bình Phước. Phối hợp tổ chức rà soát, bổ sung, thay thế danh sách người có uy tín đồng bào dân tộc thiểu số đảm bảo nguyên tắc, đúng tiêu chí, tự nguyện, bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng giữa các dân tộc. Kết quả: Giai đoạn 2018-2022 có 94 già làng, 367 người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số; giai đoạn 2023- 2027 toàn tỉnh có 96 già làng và 345 người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó có 47 người già làng, người có uy tín là đồng bào dân tộc Khmer (gồm 13 già làng 34 người có uy tín). Già làng, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở và khối đại đoàn kết dân tộc: Tích cực tham gia các hoạt động xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể ở Giai đoạn 2023-2027 đã phê duyệt danh sách 96 già làng; 345 người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số; trong đó có 47 vị là đồng bào dẫn tộc Khmer; với 13 vị già làng và 34 người có uy tín (Theo Quyết định số 50/QĐ-UBND Quyết định số 51/QĐ-UBND ngày 10/01/2023 của UBND tỉnh Bình Phước).
Về hoạt động giám sát: Để phát huy vai trò, chức năng đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của các quan Nhà nước. Hàng năm, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh xây dựng chương trình giám sát trình Thường trực Tỉnh ủy phê duyệt; đồng thời ban hành kế hoạch để triển khai giám sát việc thực hiện các Chương trình, dự án, đề án có liên quan đến chính sách dân tộc.
Về phản biện xã hội: Ban Thường trực ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh đã ban hành kế hoạch, để phản biện đối với dự thảo Nghị quyết Quy định về nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách nhà nước và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách cấp huyện thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bên vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh, định mức phân bố vốn ngân sách nhà nước và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách cấp huyện thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Bình Phước; đồng thời, tổng hợp chuyển đến cơ quan tham mưu tiếp thu chỉnh sửa.
Trên sở hướng dẫn của Trung ương, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, sự phối hợp của chính quyền và các ban, ngành, đoàn thể, thời gian qua công tác triển khai thực hiện Chỉ thị số 19-CT/TW được tiến hành đồng bộ trong hệ thống Mặt trận từ tỉnh đến cơ sở. Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã chủ động xây dựng kế hoạch, phối hợp với các sở, ban ngành, các tổ chức thành viên Mặt trận triển khai thực hiện hướng dẫn Mặt trận Tổ quốc các cấp trong tỉnh tăng cường công tác tuyên truyền, vận động đồng bao dân tộc thiểu số thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương, nhất là việc thực hiện Chỉ thị số 19-CT/TW, ngày 10/01/2018 của Ban Bí thư về “Tăng cường công tác ở vùng đồng bào dân tộc Khmer trong tình hình mới. Tích cực vận động phát huy vai trò của già làng, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số, nhằm vận động, đoàn kết, tập hợp các dân tộc cùng chăm lo bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân; vận động nhân dân tích cực hưởng ứng, tham gia các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động; tham gia thực hiện có hiệu qua các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Nhiệm kỳ 2019-2024 619 Ủy viên Ủy ban MTTQVN các cấp là người dân tộc thiểu số, trong đó có 55 ủy viên là người đồng bào dân tộc Khmer (có 8 người cấp huyện, 47 người cấp xã); Tham gia đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 23 vị, trong đó: HĐND cấp huyện, thị, thành phố 02 vị, HĐND xã có 21 vị. đảm bảo an ninh-quốc phòng, trật tự an toàn xã hội, giúp nhau phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo; bài trừ hủ tục lạc hậu, tín dị đoan; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc; giáo dục gia đình, người dân không vi phạm pháp luật, các tệ nạn xã hội; tham gia hòa giải, giải quyết tốt mọi vướng mắc, phát sinh trong cộng đồng; tạo sự đồng thuận, xây dựng thôn, ấp, khu phố đoàn kết, bình yên, phát triển.
Để tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 19-CT/TW ngày 10/01/2018 của Ban Bí thư các chương trình, kế hoạch của Tỉnh ủy. Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh tập trung vào một số nhiệm vụ, giải pháp như sau:
Một là, tập trung tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc thiểu số nắm vững và tham gia thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các chính sách của Trung ương và địa phương liên quan đến chính sách dân tộc và công tác dân tộc.
Hai là, hàng năm, tham mưu Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh tổ chức họp mặt với già làng, người có uy tín tiêu biểu đồng bào dân tộc thiểu nhân dịp đầu năm mới; đồng thời, chủ động nắm bắt tình hình, cung cấp thông tin, định hướng dư luận trong nhân dân; Đồng thời, đề xuất với cấp ủy, phối hợp với chính quyền tăng cường các hoạt động đối thoại, tiếp xúc lắng nghe ý kiến, tâm nguyện vọng của nhân dân, của các già làng, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số.
Ba là, phối hợp làm tốt công tác xây dựng, quản lý, bồi dưỡng, phát huy vai trò già làng, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số; tổ chức thăm hỏi, động viên đồng bào dân tộc thiểu số nhân dịp lễ, tết của đồng bào dân tộc.
Bốn là, đổi mới trong phương thức tiếp cận đối với đồng bào dân tộc thiểu số; coi trọng việc kết hợp giữa vận động, thuyết phục với sự quan tâm đến những yêu cầu chính đáng, hợp pháp của nhân dân. Phát huy vai trò của các cá nhân tiêu biểu trong Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp và trong cộng đồng dân , trong các tầng lớp nhân dân, trong các dân tộc; chủ động đấu tranh, kiên quyết với các biểu hiện tiêu cực, mê tín dị đoan, lợi dụng dân tộc, kích động gây chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Năm là, tăng cường vận động đồng bào dân tộc thiểu số tích cực tham gia thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước, như: Phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, các cuộc vận động, như: Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” và phong trào thi đua Đoàn kết sáng tạo, nâng cao năng xuất, chất lượng hiệu quả, hội nhập quốc tế”; Chương trình vận động giảm nghèo bền vững, hưởng ứng phong trào thi đua Cả nước chung tay vì người nghèo-không để ai bỏ lại phía sau” ở vùng dân tộc thiểu số.
Sáu là, phối hợp với Ban Dân tộc Hội đồng nhân dân tỉnh và các cơ quan quan tổ chức giám sát các chính sách có liên quan đến công tác dân tộc. Trong đó, tập trung phối hợp giám sát việc thực hiện Quyết định số 1719/QĐ- TTg, ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I, từ năm 2021 đến năm 2025.

Nguồn tin: Phan Thị Thảo – Ban DVTU

Tổng số điểm của bài viết là: 4 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 4 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây