Trong những năm qua, trước không ít khó khăn từ thiên tai, dịch bệnh, Hội Cựu chiến binh các cấp luôn bám sát chủ trương, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của cấp ủy, chính quyền, tuân thủ pháp luật; tăng cường tuyên truyền, vận động hội viên phát huy tinh thần “cựu nhưng không cũ”, tự lực, tự cường, không cam chịu đói nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng; đưa phong trào “Cựu chiến binh giúp nhau giảm nghèo, làm kinh tế giỏi” vào nền nếp, có sức lan tỏa sâu rộng, hiệu quả. Đồng thời, chủ động tổ chức học tập, nâng cao nhận thức cho hội viên về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ và địa phương; xây dựng các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế nâng cao đời sống, giảm nghèo nhanh và bền vững, vươn lên làm giàu hợp pháp của Hội. Tập trung chỉ đạo, hướng dẫn, vận động hội viên phát huy tiềm năng, thế mạnh, tranh thủ nguồn lực và chính sách hỗ trợ của Trung ương, địa phương để xây dựng, phát triển mô hình sản xuất, kinh doanh phù hợp, có năng suất, sản phẩm chất lượng, cạnh tranh cao, gắn với bảo vệ môi trường, kết hợp phát triển kinh tế với củng cố quốc phòng - an ninh trên các địa bàn. Phối hợp hướng dẫn các doanh nghiệp do Cựu chiến binh làm chủ, tranh thủ thời cơ, môi trường thuận lợi, phát huy lợi thế, tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi, khoa học và công nghệ, thị trường, sản xuất sản phẩm hàng hóa có giá trị gia tăng cao; đẩy mạnh thương mại nội địa, xuất khẩu, hội nhập kinh tế quốc tế, v.v. Các cấp Hội định kỳ sơ kết, tổng kết, tổ chức rút kinh nghiệm, phổ biến, nhân rộng điển hình, mô hình tốt; kịp thời biểu dương, khen thưởng, động viên khích lệ, tôn vinh các tập thể và cá nhân đạt thành tích xuất sắc.
Thông qua Phong trào, nhiều mô hình giúp nhau giảm nghèo, làm kinh tế giỏi được xây dựng và nhân rộng. Các cấp hội đã vận động hội viên phát huy tinh thần tự lực tự cường, tranh thủ các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, huy động mọi nguồn lực trong nội bộ Hội và sự giúp đỡ, tạo điều kiện của cấp uỷ, chính quyền, các ban, ngành ở địa phương trong thực hiện phong trào giúp nhau xóa nhà tạm, giảm nghèo và làm giàu hợp pháp. Từ phong trào có nhiều mô hình, cách làm mang lại hiệu quả thiết thực như: Hội Doanh nhân Cựu chiến binh tỉnh, Câu lạc bộ sản xuất, kinh doanh giỏi các huyện, thị xã, thành phố; xây dựng “Quỹ đồng đội” được 87.103 000 000đ, bình quân 3.649.000đ/hv; vận động hội viên giúp nhau cây, con giống, bán vật tư nông nghiệp trả chậm, giúp nhau ngày công lao động, khoa học kỹ thuật… (“Quỹ đồng đội” tăng 28.162 000 000đ, bình quân tăng 1.175.000 đ/hv so với năm 2017. Các cấp Hội vận động, khuyến khích hội viên giúp nhau cây, con giống, bán trả chậm thức ăn gia súc, gia cầm, thuốc bảo vệ thực vật trị giá 10.716 000 000 đồng, giúp nhau 11.160kg gạo và 11.805 ngày công lao động). Vận động nguồn lực xây mới 162 căn “Nhà nghĩa tình Cựu chiến binh” trị giá 11.835 triệu đồng, sửa chữa 670 căn trị giá 769 000 000đ cho hội viên và người có công có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở. Đóng góp xây “Nhà đại đoàn kết” do UB.MTTQ phát động được 09 căn trị giá 732.000 000 đồng.
Phối hợp triển khai đề án nhân rộng mô hình HTX kiểu mới giai đoạn 2021-2025; tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương triển khai tuyên truyền và thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW của Ban Bí thư TW Đảng, tuyên truyền huy động tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và nhận tiền gửi tiết kiệm của tổ viên tổ tiết kiệm và vay vốn và các chủ trương, chính sách có liên quan đến tín dụng ưu đãi. Củng cố kiện toàn các tổ tiết kiệm, vay vốn, giải ngân nguồn vốn đến hộ nghèo kịp thời, đúng đối tượng đã giúp hội viên CCB có điều kiện phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống.(Hiện toàn tỉnh có 57 doanh nghiệp vừa và nhỏ, giải quyết việc làm cho 2.614 lao động; 16 HTX, giải quyết việc làm 378 lao động; 16 tổ hợp tác, giải quyết việc làm 412 lao động; 103 trang trại, giải quyết việc làm 1.149 lao động; 431 gia trại, giải quyết việc làm 810 lao động. Tính đến 30/5/2022 toàn tỉnh đang quản lý 380 tổ TK&VV (giảm 16 tổ so với 31/12/2017). Các tổ duy trì trả nợ, trả lãi đúng quy định, chất lượng hoạt động của tổ TK&VV do Hội CCB quản lý đạt 339/380 tổ tốt (chiếm 89,21%). Số thành viên tổ TK&VV là 16.176 thành viên (giảm so với 31/12/2017 là 2.680 thành viên), có 380/380 tổ đều có hội viên tham gia gửi tiết kiệm đạt 100 %, số dư tiền gửi tiết kiệm 49 tỷ 452 triệu đồng. Tổng dự nợ 587tỷ 305 triệu đồng, nợ quá hạn 671 triệu đồng chiếm 0,11% (so với 31/12/2017 dư nợ tăng 205 tỷ 200 triệu đồng, nợ quá hạn giảm 450 triệu đồng (giảm 0,2%); Hội CCB tỉnh đang quản lý điều hành vốn 120 của Hội CCB Việt Nam là 554.000 000 đồng, đã giải ngân cho 20 hộ hội viên vay đầu tư 15 dự án về chăn nuôi, trồng cây công nghiệp và sản xuất nông nghiệp).
Từ những biện pháp và cách làm trên, trong nhiệm kỳ 2017 – 2022 có 280 gia đình CCB nghèo và 213 hộ gia đình CCB cận nghèo đã thoát nghèo. Hiện toàn Hội có 22.653 hộ gia đình hội viên, trong đó có 12.361 hộ có mức sống khá, giàu (đạt 54,47%), 10.134 hộ có mức sống trung bình (đạt 44,66%), còn 98 hộ nghèo (chiếm 0,43%) và 100 hộ cận nghèo, chiếm 0,44 (Đầu nhiệm kỳ còn 87 căn nhà tạm, 203 hộ nghèo và 162 hộ cận nghèo. Trong 5 năm phát sinh 92 căn nhà tạm, 175 hộ nghèo và 151 hộ cận nghèo).
Phát huy phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”, truyền thống “Trung thành - Đoàn kết - Gương mẫu - Đổi mới”, Hội Cựu chiến binh các cấp đã thực hiện tốt Phong trào giúp nhau làm kinh tế, nâng cao đời sống, xóa nhà tạm, giảm nghèo bền vững, góp phần giảm hộ nghèo, cận nghèo, phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh thời kỳ đẩy mạnh đổi mới và hội nhập quốc tế.