BÌNH PHƯỚC THỰC HIỆN TỐT QUY CHẾ DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2022

Thứ ba - 12/07/2022 10:41 374 0
Trong 6 tháng đầu năm 2022, các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh thực hiện tốt việc thực hiện Quy chế dân chủ tại cơ sở. Nhiều phong trào được đẩy mạnh, nhất là lĩnh vực kinh tế - xã hội, an ninh chính trị trên địa bàn được giữ vững; vai trò, trách nhiệm và tinh thần làm chủ của cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân được phát huy; mối quan hệ giữa chính quyền với các tổ chức đoàn thể, các doanh nghịêp và Nhân dân được gắn bó hơn, các mối quan hệ xã hội trong đời sống sinh hoạt ở khu dân cư ngày càng phát triển theo chiều hướng tích cực, củng cố được niềm tin của quần chúng Nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, chính quyền các cấp; công tác phòng, chống tham nhũng, cải cách các thủ tục hành chính được triển khai và thực hiện tích cực. Qua đó, đã tạo được sự chuyển biến trong công tác xây dựng Đảng, chính quyền, việc thực hiện dân chủ ở cơ sở ngày càng đi vào nền nếp gắn với thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ.
Đồng chí Nguyễn Mạnh Cường Ủy viên Trung ương Đảng - Bí thư Tỉnh ủy tiếp công dân định kỳ tháng 7 năm 2022. Nguồn Báo Bình Phước
Đồng chí Nguyễn Mạnh Cường Ủy viên Trung ương Đảng - Bí thư Tỉnh ủy tiếp công dân định kỳ tháng 7 năm 2022. Nguồn Báo Bình Phước
Thực hiện quy chế dân chủ ở xã, phường, thị trấn
Việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở tại các xã, phường, thị trấn, tiếp tục được triển khai thực hiện đi vào nền nếp, có chiều sâu trên cơ sở bám sát các nội dung của Pháp lệnh số 34/2007/PLUBBTVQH11 về thực hiện Quy chế dân chủ ở xã, phường, thị trấn. Việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở ở các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh luôn gắn với việc triển khai thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của địa phương theo Nghị quyết Đại hội đảng các cấp, đảm bảo an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Đồng thời, góp phần đẩy mạnh và thực hiện tốt phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” để người dân vận dụng xây dựng, bổ sung quy ước ở khu dân cư, phát huy dân chủ trực tiếp của người dân. Nhìn chung, những nội dung cụ thể theo Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH về thực hiện quy chế dân chủ ở xã, phường, thị trấn đã được các địa phương quan tâm chỉ đạo thực hiện đúng quy định, như: những việc thông báo cho Nhân dân biết, Nhân dân bàn và Nhân dân quyết định; những việc Nhân dân tham gia ý kiến, chính quyền quyết định; những việc Nhân dân kiểm tra, giám sát. Việc thực hiện Quy định về người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp đối thoại với Nhân dân (theo Quyết định 780-QĐ/TU của Tỉnh ủy) được các xã, phường, thị trấn quan tâm thực hiện; trong đó, chủ yếu tập trung vào việc đối thoại giải quyết các vấn đề bức xúc của Nhân dân liên quan đến việc triển khai thực hiện các chủ trương, dự án trên địa bàn. Công tác tiếp dân, nhận và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân; công tác cải cách thủ tục hành chính và công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý cho Nhân dân được chính quyền cấp xã quan tâm thực hiện theo quy định. Các xã, phường, thị trấn đều bố trí phòng tiếp dân, có nội quy tiếp dân và phân công cán bộ trực để nhận, hướng dẫn hoặc giải quyết đơn, thư phản ánh, kiến nghị của Nhân dân; phân công cán bộ lãnh đạo trực tiếp công dân định kỳ hàng tuần đúng quy định. Các đơn thư thuộc thẩm quyền được giải quyết kịp thời, không để tồn đọng, kéo dài; các đơn thư không thuộc thẩm quyền được hướng dẫn gửi các ngành chức năng giải quyết theo quy định. Đến nay 111/111 xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh thực hiện tốt bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả theo mô hình một cửa điện tử liên thông.
Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư cộng đồng, các xã, phường, thị trấn tiếp tục được củng cố, bồi dưỡng, tập huấn nâng dần chất lượng hoạt động. Qua đó đã góp phần tích cực phát huy quyền làm chủ của nhân dân, những phản ánh, kiến nghị, đóng góp của nhân dân với chính quyền đều được quan tâm xem xét và trả lời kịp thời, thỏa đáng Ban Thanh tra nhân dân (tổ chức giám sát được tổ chức 224 cuộc giám sát, kiến nghị 89 nội dung, vụ việc, kết quả có 49 vụ việc đã được giải quyết); Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng , tổ chức giám sát được 407 cuộc với 146 công trình, kiến nghị 67 nội dung, vụ việc, các ngành chức năng đã xem xét giải quyết xong 67 nội dung, vụ việc.
Dân chủ trong việc xây dựng nông thôn mới được người dân nhận thức tích cực, qua các phong trào tuyên truyền, vận động, bàn bạc dân chủ nhân dân tự nguyện đóng góp xây dựng nông thôn mới. Kết quả thực hiện xây dựng nông thôn mới: đến nay, bình quân số tiêu chí đạt được của 90 xã là 16,55 tiêu chí, có 70/90 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Trong thực hiện chính sách an sinh xã hội, tính đến ngày 01/6/2022, toàn tỉnh đã vận động nhiều nhu yếu phẩm và tiền mặt trên 47 tỷ đồng (Riêng Quỹ Cứu trợ tỉnh đã tiếp nhận ủng hộ từ các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài tỉnh được trên 45 tỷ đồng). Tổ chức xây dựng, ban hành kế hoạch hỗ trợ xây dựng Nhà đại đại đoàn kết năm 2022  đối với 624 căn tổng trị giá hơn 49 tỷ đồng từ nguồn vận động Quỹ “Vì người nghèo” tỉnh. Vận động nhân dân đóng góp trên 33,2 tỷ đồng để láng nhựa và sửa chữa các tuyến đường giao thông liên thôn với tổng chiều dài trên 37 km đường; vệ sinh, phát quang bụi rậm được 1.101 km đường; vận động nhân dân đóng góp 911 triệu đồng để tu sửa nhà văn hóa; hiến 28.062 m2 đất.
Thực hiện quy chế dân chủ trong cơ quan hành chính Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập
Các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập đều công khai các nội dung theo quy định tại Nghị định số 04/2015/NĐ-CP ngày 09/01/2015 của Chính phủ, tích cực triển khai các văn bản pháp luật liên quan, gắn với thực hiện Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, quy chuẩn đạo đức và nội quy, quy chế của cơ quan. Tất cả các cơ quan, đơn vị đều xây dựng quy chế làm việc, quy chế chi tiêu nội bộ; trong công tác cán bộ, các cơ quan, đơn vị đã thực hiện nghiêm túc quy trình, tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức, viên chức đều được công khai minh bạch; công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, đề bạt, bổ nhiệm, đánh giá phân loại cán bộ, công chức, viên chức hàng năm được thực hiện đảm bảo nguyên tắc công khai dân chủ.
Trong công tác cải cách hành chính, cải cách thủ tục hành chính: Đến nay tỉnh đã xây dựng, phát triển ứng dụng, dịch vụ phục vụ người dân, doanh nghiệp: Việc ứng dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4thanh toán trực tuyến tại tỉnh đã giúp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanhvà tạo được niềm tin đối với người dân, doanh nghiệp. Hệ thống thông tin một cửa điện tử được triển khai đồng bộ tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh, 11/11 UBND cấp huyện và 111/111 UBND cấp xã, góp phần hiện đại hóa, công khai, minh bạch hoạt động giải quyết các thủ tục hành chính của các cơ quan nhà nước. Xây dựng, phát triển đô thị thông minh: Trung tâm IOC tỉnh và 03 Trung tâm IOC cấp huyện (thành phố Đồng Xoài, thị xã Phước Long và thị xã Bình Long) đã kết nối, giám sát các cơ sở dữ liệu đáp ứng tốt cho quá trình phát triển đô thị tại địa phương, nhu cầu của doanh nghiệp, người dânphục vụ chỉ đạo điều hành của lãnh đạo. Ngoài ra, thực hiện kết nối chia sẽ dữ liệu Camera tại Trung tâm Hành chính công tỉnh với Trung tâm thông tin chỉ đạo điều hành Chính phủ, Thủ tướng chính phủ (19 Camera).
Kết quả cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4: Đến nay,Cổng dịch vụ công của tỉnh đã tích hợp 1.651 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 trên tổng số 1.784 dịch vụ công của tỉnh  (đạt 92,54%);1.437 dịch vụ công kết nối Cổng dịch vụ công quốc gia (xếp thứ 01/63 tỉnh, thành phố); tỷ lệ tiếp nhận hồ sơ TTHC trên môi trường điện tử đạt 87,07%. Đồng thời, thực hiện tích hợp ứng dụng thanh toán trực tuyến vào cổng Dịch vụ công quốc gia, trong 6 tháng đầu năm, riêng thanh toán trực tuyến nghĩa vụ tài chính trong lĩnh vực đất đai có hơn 26.600 giao dịch thành công với tổng số tiền thanh toán hơn 165 tỷ đồng(đứng đầu cả nước); bên cạnh đó dịch vụ chứng thực điện tử đã triển khai tại tất cả cấp huyện, cấp xã.
Việc t chức Hội nghị cán bộ, công chức được thực hiện đúng quy định tại tất cả các cơ quan, đơn vị, đạt tỷ lệ 100%. Tại Hội nghị, nhiều ý kiến tham gia phát biểu đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác, cải tiến lề lối, tác phong làm việc; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, thực hiện chế độ, chính sách, liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; sửa đổi quy chế làm việc, quy chế chi tiêu nội bộ. Góp phần phát huy dân chủ trực tiếp, tạo điều kiện cho cán bộ, công chức, viên chức được bày tỏ tâm tư, nguyện vọng, nêu cao tinh thần trách nhiệm hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Việc rà soát, xây dựng, sửa đổi, bổ sung quy chế, quy định của cơ quan, đơn vị được quan tâm thực hiện gắn với tình hình thực tiễn của cơ quan, đơn vị cũng như việc thực hiện nhiệm vụ được giao đúng theo tinh thần Nghị định số 04/2015/NĐ-CP như: Quy chế chi tiêu nội bộ, quy chế tuyển dụng, đề bạt, bổ nhiệm, nâng ngạch; công khai tài chính; quy chế thi đua, khen thưởng đối với cán bộ công chức, viên chức.
Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc
Thực hiện Nghị định số 145/NĐ-CP ngày 14/12/2020 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động, việc thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở trong cơ quan, đơn vị có chuyển biến tích cực, tổ chức triển khai thực hiện các nội dung, yêu cầu theo Nghị định của Chính phủ. Đến nay, đã thực hiện dân chủ trong việc công khai tài chính, quản lý, sử dụng tài sản công; quy định công khai kế hoạch sản xuất, kinh doanh; quy định nâng bậc lương đối với cán bộ, công nhân viên, người lao động; công khai chế độ chính sách Nhà nước và hướng dẫn thực hiện đối với người lao động; quy định kỷ luật lao động, tiếp công dân và giải quyết khiếu nại tố cáo; ban hành quy chế hoạt động Ban Thanh tra nhân dân, quy ước xây dựng doanh nghiệp văn hóa.
Nhiều chủ doanh nghiệp đã duy trì chế độ sinh hoạt định kỳ, phbiến các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến việc thực hiện Quy chế dân chủ cho công nhân viên, người lao động; công khai các nội quy, quy định của đơn vị, các chế độ chính sách liên quan đến người lao động; công nhân viên, người lao động được bàn bạc các nội dung về phương hướng, nhiệm vụ, kế hoạch, giải pháp sản xuất kinh doanh, nội quy, quy chế của doanh nghiệp, công khai việc trích lập các loại quỹ trong công ty có liên quan đến người lao động. Nhiều doanh nghiệp tổ chức khá hiệu quả việc đối thoại định kỳ và đột xuất tại nơi làm việc đã góp phần giải quyết kịp thời kiến nghị của người lao động. Bên cạnh đó, việc tổ chức Hội nghị người lao động cũng được một số doanh nghiệp triển khai thực hiện tốt.

Nguồn tin: Anh Khoa

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây