CHÍNH PHỦ BAN HÀNH NGHỊ QUYẾT VỀ CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG, CHỐNG COVID – 19

Thứ ba - 22/03/2022 22:14 546 0
Ngày 17/3/2022, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam ký ban hành Nghị quyết số 38/NQ – CP về Chương trình phòng, chống dịch Covid – 19.
Mục tiêu của chương trình là:  Bảo đảm kiểm soát dịch hiệu quả, kiểm soát tốc độ lây lan trong cộng đồng, bảo vệ tối đa sức khỏe, tính mạng của người dân, hạn chế đến mức thấp nhất các ca bệnh nặng, tử vong do dịch Covid – 19; khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội.
Mục tiêu cụ thể là:
Bảo đảm đạt tỷ lệ bao phủ vắc xin phòng Covid – 19: Đến hết quý I năm 2022: Hoàn thành việc tiêm mũi 2 cho người dân từ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi, tiêm mũi 3 cho người từ 18 tuổi trở lên đến lịch tiêm chủng, trừ các đối tượng chống chỉ định tiêm. Bảo đảm đủ vắc xin và hoàn thành tiêm cho trẻ em từ 5 tuổi đến dưới 12 tuổi trước tháng 9 năm 2022.
Kiểm soát sự lây lan của dịch Covid – 19: Tất cả các cấp chính quyền có kịch bản phòng, chống dịch Covid – 19. Tất cả mọi người dân tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp; tất cả các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thực hiện đánh giá nguy cơ lây nhiễm và cập nhật, báo cáo kết quả đánh giá.
Có chiến lược giám sát, phát hiện các trường hợp nhiễm SARS CoV- 2 linh hoạt, phù hợp với tình hình dịch trong từng giai đoạn.
Giảm tỷ lệ tử vong do COVID – 19/1triệu dân xuống mức thấp hơn mức trung bình của Châu Á.
Nâng cao năng lực hệ thống y tế, đặc biệt là y tế dự phòng và y tế cơ sở; tăng cường đầu tư trang thiết  bị y tế, có các chế độ,  chính sách đãi ngộ phù hợp với những người làm nhiệm vụ y tế dự phòng, y tế cơ sở; tăng cường chất lượng cấp cứu và hồi sức tích cực ở cơ sở khám bệnh, chữa bệnh các tuyến.
100% các trung tâm kiểm soát bệnh tật cấp tỉnh, trung tâm y tế cấp huyện, trạm y tế cấp xã, y tế tại các cơ sở giam giữ, bệnh xá trong các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang được tăng cường năng lực để thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn trong phòng, chống dịch.
Bảo đảm số giường hồi sức tích cực tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ cấp huyện trở lên theo hướng dẫn của bộ y tế và có kế hoạch huy động, phân công các cơ sở y tế trên địa bàn (bao gồm cả cơ sở ngoài công lập) tham gia phòng, chống dịch COVID – 19 (kể cả điều trị).
100% người mắc COVID – 19 diễn biến nặng, nguy kịch được điều trị, chăm sóc sức khỏe theo quy định.
Tổ chức triển khai hoạt động khám bệnh, chữa bệnh từ xa theo quy định để tăng tỷ lệ tiếp cận với dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của người mắc COVID – 19 và người không thể tiếp cận cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do dịch COVID – 19.
bảo vệ các nhóm dễ bị tổn thương bởi dịch COVID – 19
Tất cả các đối tượng dễ bị tổn thương như người cao tuổi, người có bệnh nền, người khuyết tật, phụ nữ mang thai, người không nơi nương tựa, trẻ mồ côi, đồng bào dân tọc thiểu số, nhóm lao động di cư ở các thành thị, … đều được bảo đảm tiếp cận các dịch vụ y tế.
Bảo đảm thông tin, truyền thông phục vụ công tác phòng, chống dịch: Chủ động trong định hướng dư luận; bảo đảm người dân được thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời về các biện pháp phòng, chống dịch để người dân hiểu, dồng thuận, tạo niềm tin xã hội trong tổ chức triển khai thực hiện. 100% các cơ sở tiêm chủng, xét nghiệm, điều trị cập nhật đầy đủ, kịp thời thong tin tiêm chủng, xét nghiệm, kết quả điều trị của các cá nhân.
Bảo đảm vừa phòng, chống dịch vừa phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và ổn định đời sống nhân dân
100% người dân thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
100% các cơ quan, tổ chức, doanh nghệp chủ động thực hiện kế hoạch phòng, chống dịch phù hợp.
100% các cơ sở giáo dục đào tạo thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch an toàn; tổ chức học trực tiếp hoặc trực tuyến kết hợp với trực tiếp phù hợp theo hướng dẫn của bộ giáo dục và đào tạo.
Chương trình này được thực hiện trong thời gian 02 năm 2022 – 2023. Trường hợp dịch bệnh kết thúc sớm hơn hoặc kéo dài sang năm 2024, Bộ Y tế báo cáo Chính phủ xem xét việc tiếp tục thực hiện chương trình này hoặc sửa đổi, bổ sung kịp thời, phù hợp với tình hình dịch bênh.
Một số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu:  
1. Tăng cường sự lãnh đạo của đảng, huy động cả hệ thống chính trị nhất là tại cơ sở, huy động tối đa nguồn lực và sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, huy động toàn dân tham gia công tác phòng, chống dịch; bảo đảm sự phối hợp đồng nbooj, nhất quán, chặt chẽ giữa các bộ, ngành, giữa trung ương và địa phương tránh tình trạng cát cứ, chồng chéo, cứng nhắc; thường xuyên nghiêm túc quán triệt các đường lối, chính sách của đảng, pháp luật của nhà nước.
2. Nâng cao hơn nữa trách nhiệm người đứng đầu các đơn vị, địa phương; bảo đảm tính chủ động, linh hoạt, tự chịu trách nhiệm; thực hiện quan điểm thống nhất trong lãnh đạo, chỉ đạo đi đoi với đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong tổ chức thực hiện, bảo đảm nguồn lực và nâng cao chất lượng đọi ngũ cán bộ; phát huy vai trò nòng cốt của lực lượng y tế, các lực lượng tuyến đầu trong phòng, chống dịch.
thực hiện tốt phương châm 4 tại chổ, đặc biệt là chỉ huy, điều phối, phối hợp tại chổ để đáp ứng có hiệu quả các tình huống dịch bệnh theo kịch bản phòng, chống dịch; bảo đảm sự phối hợp hiệu quả giữa các lực lượng tại chổ và lực lượng tăng cường khi cần thiết; xây dựng quy chế phối hợp liên nghành và điều phối nguồn lực trong tình huống dịch bệnh khẩn cấp cấp tỉnh và quốc gia.
3. Bao phủ vắc xin phòng COVID – 19: Triển khai tiêm vắc xin bảo đảm tiến độ nhanh nhất có thể; tăng cường vận động người dân tiêm vắc xin, đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người (bao gồm cả người bệnh đến khám tại cơ sở y tế) để tránh bỏ sót; khẩn trương hoàn thành trong quý 1 năm 2022 việc tiêm mũi 2 cho người dân từ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi, tiêm mũi 3 cho người từ 18 tuổi trở lên đến lịch tiêm chủng, trừ các đói tượng chống chỉ định tiêm; tổ chức triển khai tiêm an toàn, khoa học, hiệu quả cho trẻ em từ 5 tuổi đến dưới 12 tuổi ngay khi có vắc xin.
4. Bảo đảm an sinh xã hội: Tổ chức thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách an sinh xã hội, phúc lợi xã hội phù hợp với tình hình dịch bệnh. Tăng cường triển khai, ứng dụng có hiệu quả cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để nắm sát các đối tượng cần trợ giúp về an sinh xã hội; huy động phát huy tốt vai trò của hệ thống chính trị cơ sở tham gia xác định đối tượng và rà soát để bảo đảm hỗ trợ đúng đối tượng, tránh bỏ sót, tránh thất thoát; bổ sung nộ dung hỗ trợ an sinh xã hội để phòng, chống dịch vào cơ sở dữ liệu quốc gia về an sinh xã hội.
5. Về tài chính, hậu cần: Kinh phí thực hiện chương trình phòng, chống dịch COVID – 19 được bố trí từ nguồn ngân sách nhà nước và nguồn tài chính hợp pháp khác (gồm cả nguồn kinh phí trong chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội ban hành kèm theo Nghị quyết số 11/NQ – CP  ngày 30/01/2022 của Chính phủ), quỹ bảo hiểm y tế, nguồn cá nhân tự chi trả và kinh phí huy động từ các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp.  Việc sử dụng kinh phí phòng, chống dịch bảo dảm hiệu quả, chống tiêu cực, lãng phí. Các cơ quan chức năng thực hiện giám sát chặt chẽ, công khai, minh bạch kinh phí phòng, chống dịch.
6. Các địa phương tiếp tục triển khai kế hoạch thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch COVID – 19 theo Nghị quyết số 128/NQ – CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ, bảo đảm thực hiện nhất quán theo quy định, hướng dẫn thống nhất của các bộ, ngành, đồng thời phát huy tính chủ động, sáng tạo của địa phương trong kiểm soát tình hình dịch bệnh, tạo điều kiện khôi phục sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội, đưa đời sống sinh hoạt của nhân dân dần trở lại tình trạng bình thường mới; không để tình trạng cục bộ, cát cứ trong ban hành và thực hiện các giải pháp trên mức cần thiết gây ảnh hưởng tiêu cực tới sản xuất kinh doanh, đời sống nhân dân.
Các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chủ động xây dựng và tổ chức thực hiện hiệu quả kế hoạch phòng, chống dịch gắn với phương án hoạt động, sản xuất, kinh doanh tại địa phương (đến tận xã, phường, tổ dân phố) và cập nhật, báo cáo kết quả đánh giá.
7. Triển khai hiệu quả công tác dân vận, phát huy vai trò nòng cốt của MTTQVN và các tổ chức thành viên, góp phần tạo sự đồng thuận xã hội, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phấn đấu hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đề ra.
Tăng cường vận động các tầng lớp nhân dân, nhất là đoàn viên, hội viên và các tổ chức thành viên của MTTQVN, người có uy tín và đồng bào các dân tộc thiểu số; chức sắc, chức việc và đồng bào có tôn giáo tuân thủ và tích cực tham gia các hoạt động phòng, chống dịch COVID – 19; vận động các doanh nghiệp, tổ chức chủ động, tự giác tuân thủ và tích cực tham gia các hoạt động phòng, chống dịch COVID – 19.
Khuyến khích các hoạt động thiện nguyện, hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi dịch COVID – 19 theo đúng các quy định của pháp luật hiện hành.

Nguồn tin: Trần Đức Mậu - BDVTU

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây