NHỮNG KẾT QUẢ NỔI BẬT QUA 13 NĂM THỰC HIỆN PHÁP LỆNH 34 VỀ THỰC HIỆN DÂN CHỦ Ở XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN

Thứ tư - 24/06/2020 21:38 683 0
Đồng chí Trần Tuệ Hiền - Chủ tịch UBND tỉnh, cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành tỉnh kiểm tra các công trình thi công tại TP. Đồng Xoài
Đồng chí Trần Tuệ Hiền - Chủ tịch UBND tỉnh, cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành tỉnh kiểm tra các công trình thi công tại TP. Đồng Xoài
Từ khi Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 ngày 20/4/2007 của Ủy Ban Thường vụ Quốc hội về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn được ban hành và có hiệu lực, việc triển khai thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn trên địa bàn Bình Phước đã có sự chuyển biến tích cực; cấp ủy, chính quyền các cấp đã nhận thức rõ hơn về vai trò, trách nhiệm trong chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn; sự phối hợp giữa cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội đã có sự thống nhất, đồng bộ; nhận thức của nhân dân từng bước được nâng cao, thể hiện tinh thần trách nhiệm cao hơn trong việc phát huy quyền làm chủ của mình, kết quả đạt được cụ thể như sau:
Đối với nội dung công khai để dân biết, dân bàn: Hầu hết các địa phương đã thực hiện công khai cho nhân dân biết những chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan trực tiếp đến nhân dân và địa phương như: Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; dự toán, quyết toán ngân sách hàng năm; việc đầu tư xây dựng các chương trình, dự án; việc thu, chi, quản lý sử dụng các loại quỹ, việc thu các loại phí, lệ phí, công tác cải cách thủ tục hành chính. Hình thức công khai được thực hiện đa dạng, phong phú như công bố rộng rãi thông qua hệ thống truyền thanh, in ấn, cấp phát tài liệu tuyên truyền, hội nghị họp dân, tiếp xúc cử tri, niêm yết công khai tại trụ sở UBND các xã, phường, thị trấn và các điểm tập trung dân cư ... một số kết quả nổi bật như huyện Lộc Ninh từ năm 2008 đến nay đã vận động nhân dân các khu dân cư đóng góp được 13.426.357.601 đồng và 33.947 ngày công lao động để xây dựng trực tiếp các công trình hạ tầng ở nông thôn; huyện Bù Đăng đã vận động nhân dân  đóng góp trên 9 tỷ 120 triệu đồng làm mới và sửa chữa 175,6 km đường giao thông nông thôn, 68 cầu cống các loại, kéo 122,3 km đường điện hạ thế; huyện Đồng Phú vận động nhân dân đóng góp xây dựng và sửa chữa 18 cầu cống, sửa chữa 15 phòng học, kéo 11,32 km đường điện hạ thế, hỗ trợ hơn 4 tấn gạo, giúp 26 nghìn con giống, 130 máy xịt thuốc, gần 07 tấn phân bón, hơn 08 nghìn lít thuốc trừ sâu, nâng cấp sửa chữa 185,34 km đường giao thông nông thôn tại các xã Thuận Lợi, Đồng Tâm, Tân Hưng, Tân Lợi, Tân Hòa với tổng số tiền trên 37 tỷ đồng. Nhân dân đã tham gia hiến đất, góp tiền, góp công để làm đường giao thông nông thôn, xây dựng các công trình phúc lợi, kết quả điển hình như: xã Lộc Tấn huyện Lộc Ninh đã đóng góp hơn 01 tỷ đồng để tu sửa và nâng cấp hơn 10 km đường giao thông, 01 cống thoát nước, 01 đập tràn, 02 phòng học và 06 công trình đường hạ thế; thị xã Phước Long với mô hình xây dựng con đường tự quản, con đường không rác đến từng khu dân cư; nhân dân thành phố Đồng Xoài, thị xã Bình Long và xã Minh Thắng huyện Chơn Thành đã hiến hàng nghìn mđất, chặt hàng nghìn cây ăn trái, cây nông nghiệp để kéo điện, làm đường giao thông nông thôn về khu dân cư.
Đối với nội dung nhân dân giám sát, tập trung vào các nội dung như giám sát hoạt động của HĐND – UBND; kết quả thực hiện Nghị quyết của HĐND, các quyết định của UBND; việc cải cách thủ tục hành chính; việc quản lý, sử dụng các nguồn đóng góp trong nhân dân; công tác bình xét hộ nghèo; công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo… Kết quả, qua triển khai UBMTTQVN các cấp đã phối hợp giám sát được 342 cuộc, tổng hợp kiến nghị các ngành chức năng 568 kiến nghị việc triển khai Pháp lệnh 34. Từ năm 2007 đến nay, các Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng đã tổ chức giám sát được 5.434 cuộc với hơn 8.912 thành viên tham gia với tổng số công trình giám sát là 1.538 công trình. Qua giám sát, đã phát hiện 596 công trình có sai phạm, không đảm bảo chất lượng đã kịp thời kiến nghị các ngành chức năng xem xét, xử lý theo quy định. Nhìn chung công tác giám sát và vận động nhân dân tham gia giám sát việc triển khai thực hiện Pháp lệnh 34 đã được UBMTTQVN các cấp, Ban thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng triển khai thực hiện có hiệu quả. Từ đó kịp thời phát hiện những vướng mắc, bất cập trong quá trình thực hiện các chủ trương, chính sách pháp luật, những vụ việc sai phạm của cán bộ, công chức, viên chức ở cơ sở trong việc thực hiện nhiệm vụ, kiến nghị các ngành chức năng xem xét, xử lý theo quy định.
Từ những kết quả nêu trên, có thể khẳng định rằng việc triển khai, thực hiện Pháp lệnh 34 trên địa bàn tỉnh đã tạo được sự đồng thuận trong Nhân dân, quyền làm chủ của Nhân dân được nâng lên thông qua việc Nhân dân tích cực tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền cơ sở, hăng hái tham gia đóng góp xây dựng và hoàn thiện hệ thống hạ tầng ở nông thôn, làm đổi thay đáng kể bộ mặt nhiều vùng nông thôn ở Bình Phước.

Nguồn tin: Tấn Nhu:

Tổng số điểm của bài viết là: 3 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 3 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập19
  • Hôm nay4,188
  • Tháng hiện tại74,583
  • Tổng lượt truy cập1,172,717
hcm bdv001 hcm bdv002
Liên kết


bien dao01bien dao02
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây