KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC TRONG THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ Ở CÁC LOẠI HÌNH CƠ SỞ SAU 5 NĂM THỰC HIỆN KẾT LUẬN SỐ 120-KL/TW

Thứ tư - 09/06/2021 10:37 462 0
Trong 05 năm qua việc thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở tiếp tục có những chuyển biến tích cực, nhận thức và trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu tổ chức Đảng, thủ trưởng cơ quan, đơn vị trong việc thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở ngày càng phát huy. Việc thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở gắn với việc thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về “tăng cường xây dựng chỉnh đốn Đảng, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, gắn với thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, giúp thủ trưởng cơ quan, đơn vị thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị được giao, phát huy quyền làm chủ của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và ý thức chấp hành pháp luật, thực hành dân chủ trong nhân dân có nhiều chuyển biến rõ rệt. Cấp ủy, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở luôn coi trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, tạo không khí dân chủ, cởi mở, phát huy sức mạnh tổng hợp trong các tầng lớp nhân dân, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh; thu ngân sách hàng năm đều đạt và vượt chỉ tiêu do HĐND đề ra, hạ tầng thiết yếu được quan tâm đầu tư; an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh được giữ vững.
Đồng Nguyễn Văn Lợi – Bí thư Tỉnh ủy chủ trì làm việc với tổ rà soát, tham mưu Thường trực Tỉnh ủy về cải cách thủ tục hành chính và xây dựng chính quyền điện tử: nguồn Báo Bình Phước
Đồng Nguyễn Văn Lợi – Bí thư Tỉnh ủy chủ trì làm việc với tổ rà soát, tham mưu Thường trực Tỉnh ủy về cải cách thủ tục hành chính và xây dựng chính quyền điện tử: nguồn Báo Bình Phước
Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn theo Pháp lệnh số 34:Các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở gắn với nhiệm vụ chính trị phát triển kinh tế – xã hội ở địa phương, phong trào thi đua “dân vận khéo”; cuộc vận động “toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” tạo được sự đồng thuận trong nhân dân. Những nội dung nổi bật nhất là tập trung công khai các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các Nghị quyết của HĐND các cấp; dự án phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội, dự toán, quyết toán ngân sách hàng năm của cấp xã; phương án đền bù, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, tái định cư liên quan đến dự án, công trình trên địa bàn cấp xã; việc quản lý và sử dụng các loại quỹ, khoản đầu tư để nhân dân biết với nhiều hình thức phù hợp, đã phát huy được hiệu quả tích cực, góp phần củng cố tinh thần đoàn kết, gắn bó trong cộng đồng dân cư.

Chính quyền xã, phường, thị trấn quan tâm đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, nhất là cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông”, dịch vụ công trực tuyến trên cổng dịch vụ công của tỉnh mức độ 3, mức độ 4 đạt tỷ lệ 83,6%; tỷ lệ tiếp nhận hồ sơ thủ tục hành chính trên môi trường điện tử đã được nâng cao đạt 97%. Hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến đã được đầu tư trang bị đến tận cấp xã; tỷ lệ cán bộ công chức sử dụng hộp thư điện tử công vụ trong xử lý công việc đạt 90%. Hệ thống thông tin một cửa điện tử được triển khai đồng bộ tại 100% UBND cấp xã. Từ đó đã rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ, tiết kiệm thời gian, giảm phiền hà cho nhân dân; chất lượng giải quyết thủ tục hành chính được nâng lên rõ rệt, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp khi tiếp xúc và giải quyết công việc.

Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư cộng đồng, các xã, phường, thị trấn thường xuyên được củng cố, bồi dưỡng, tập huấn nâng dần chất lượng hoạt động, tập trung vào một số nội dung giám sát cụ thể như: Tiếp công dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, đầu tư cơ sở hạ tầng ở nông thôn; các dự án đầu tư ở cộng đồng; việc thu các loại phí, lệ phí; các công trình thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới; chương trình giảm nghèo bền vững. Các kiến nghị sau giám sát cơ bản được chính quyền địa phương, các chủ đầu tư quan tâm xem xét, giải quyết và trả lời thỏa đáng, đã góp phần đảm bảo chất lượng và tính hiệu quả của các công trình, chương trình, dự án được đầu tư, thực hiện ở xã, phường, thị trấn, cụ thể: Năm 2016 Ban Thanh tra nhân dân các xã, phường, thị trấn đã tổ chức 1.067 đợt giám sát theo kế hoạch, phát hiện và kiến nghị xử lý kịp thời 18 sai phạm; Ban giám sát đầu tư cộng đồng đã tổ chức được 683 đợt đối với 399 công trình, phát hiện 11 công trình vi phạm, đã kiến nghị xử lý thao quy định. Năm 2017, Ban Thanh tra nhân dân tổ chức giám sát 580 cuộc, phát hiện kiến nghị xử lý 16 vụ việc sai phạm; Ban giám sát đầu tư của cộng đồng tổ chức giám sát 661 cuộc với 517 công trình, phát hiện kiến nghị, xử lý 101 công trình vi phạm. Năm 20128 Ban Thanh tra nhân dân tổ chức giám sát 582 cuộc, phát hiện kiến nghị xử lý 42 vụ việc sai phạm; Ban giám sát đầu tư của cộng đồng tổ chức giám sát 499 cuộc với 499 công trình, phát hiện kiến nghị, xử lý 97 công trình vi phạm. Năm 2019 Ban Thanh tra nhân dân tổ chức giám sát 615 cuộc, phát hiện kiến nghị xử lý 59 vụ việc sai phạm; Ban giám sát đầu tư của cộng đồng tổ chức giám sát 689 cuộc với 728 công trình, phát hiện kiến nghị, xử lý 76 công trình vi phạm.  Năm 2020, Ban Thanh tra nhân dân tổ chức giám sát 858 cuộc, phát hiện kiến nghị xử lý 784 vụ việc sai phạm; Ban giám sát đầu tư của cộng đồng tổ chức giám sát 896 cuộc với 732 công trình, phát hiện kiến nghị, xử lý 694 công trình vi phạm.

Thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính Nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập: Các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập đều công khai các nội dung theo quy định của Nghị định số 04/2015/NĐ-CP, tích cực triển khai các văn bản pháp luật liên quan, gắn với thực hiện Luật cán bộ, Công chức, Luật Viên chức, quy chuẩn đạo đức và nội quy, quy chế của cơ quan. Tất cả các cơ quan, đơn vị đều xây dựng quy chế làm việc, quy chế chi tiêu nội bộ; trong công tác cán bộ, các cơ quan, đơn vị đã thực hiện nghiêm túc quy trình, tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức, viên chức đều được công khai minh bạch; công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, đề bạt, bổ nhiệm, đánh giá phân loại cán bộ, công chức, viên chức hàng năm được thực hiện đảm bảo nguyên tắc công khai dân chủ.

Công tác cải cách thủ tục hành chính trong việc giải quyết công việc của nhân dân, tổ chức, doanh nghiệp tiếp tục được đẩy mạnh thực hiện tại 100% cơ quan hành chính Nhà nước. Đến nay đã đưa vào vận hành Trung tâm giám sát điều hành thông minh (IOC) tỉnh, hiện tại đã có 10 chức năng thực hiện giám sát, gồm các dịch vụ: Giám sát, điều hành chỉ tiêu báo cáo, thống kế kinh tế - xã hội; giám sát hiệu quả hoạt động của chính quyền, dịch vụ công; giám sát, điều hành an toàn giao thông, điều hành an ninh trật tự; tương tác, giao tiếp phục vụ công dân; giám sát, điều hành lĩnh vực Y tế; giám sát, điều hành lĩnh vực giáo dục; giám sát quản lý, sử dụng đất đai, quy hoạch xây dựng; giám sát an ninh mạng, an toàn thông tin; giám sát thông tin báo chí, mạng xã hội; giám sát du lịch thông minh phục vụ chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo tỉnh. Nhiều thủ tục hành chính được rút ngắn thời gian giải quyết, nhất là lĩnh vực đất đai, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh trong các khu công nghiệp. Sau “chiến dịch 50 ngày đêm” (từ ngày 31 tháng 3 đến nay) triển khai quyết liệt, từ vị trí 47/63 tỉnh, thành phố, Bình Phước vươn lên đứng đầu cả nước khi được rà soát, kết nối thành công 1.224 dịch vụ công lên Cổng dịch vụ công quốc gia. Trong đó dịch vụ công mức độ 4 của Bình Phước kết nối lên cổng 777 dịch vụ (tính đến ngày 16/5); cấp trên 1.400 hồ sơ chứn thực điện tử, trở thành tỉnh có kết quả tốt thứ 2/63 tỉnh, thành phố về cung cấp dịch vụ này. Từ việc có trên 15.000 hồ sơ quá hạn, chiếm 10%, hiện giảm còn 58 hồ sơ trễ hạn/27.855 hồ sơ đang giải quyết, chiếm 0,21%.
 
image002 7
Hình ảnh điều hành, giám sát của trung tâm IOC tỉnh: nguồn Báo Bình Phước

Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc: Việc thực hiện quy chế dân chủ theo Nghị định số 149/2018/NĐ-CP của Chính phủ trong 05 năm qua tiếp tục có nhiều chuyển biến tích cực. Nhiều chủ doanh nghiệp đã duy trì chế độ sinh hoạt định kỳ, phổ biến các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước liên quan đến việc thực hiện quy chế dân chủ cho công nhân viên, người lao động; công khai các nội quy, quy định của đơn vị, các chế độ chính sách liên quan đến người lao động; công nhân viên, người lao động được bàn bạc các nội dung về phương hướng, nhiệm vụ, kế hoạch, giải pháp sản xuất kinh doanh, nội quy, quy chế của doanh nghiệp, công khai việc trích lập các loại quỹ trong công ty có liên quan đến người lao động. Nhiều doanh nghiệp tổ chức khá hiệu quả việc đối thoại định kỳ và đột xuất tại nơi làm việc đã góp phần giải quyết kịp thời kiến nghị của người lao động. Bên cạnh đó việc tổ chức hội nghị người lao động cũng được một số doanh nghiệp triển khai thực hiện tốt.

Nguồn tin: Anh Khoa (TH)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập25
  • Hôm nay2,710
  • Tháng hiện tại73,105
  • Tổng lượt truy cập1,171,239
hcm bdv001 hcm bdv002
Liên kết


bien dao01bien dao02
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây