BÌNH PHƯỚC: CÔNG TÁC LÃNH ĐẠO, CHỈ ĐẠO CỦA CÁC CẤP ỦY SAU 5 NĂM TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 19-CT/TW CỦA BAN BÍ THƯ VỀ TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC Ở VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC KHMER TRONG TÌNH HÌNH MỚI

Thứ tư - 19/07/2023 21:42 641 0
Thực hiện Chỉ thị số 19-CT/TW của Ban Bí thư, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đã ban hành Kế hoạch số 126-KH/TU ngày 29/6/2018 về việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 19-CT/TW ngày 10/01/2018 của Ban Bí thư về tăng cường công tác ở vùng đồng bào dân tộc Khmer trong tình hình mới.
Lễ hội Phá Bàu của đồng bào dân tộc Khmer ở xã Lộc Khánh- huyện Lộc ninh, sân chơi cho bà con chia sẻ kinh nghiệm trong lao động sản xuất và gìn giữ nét văn hóa truyền thống của dân tộc
Lễ hội Phá Bàu của đồng bào dân tộc Khmer ở xã Lộc Khánh- huyện Lộc ninh, sân chơi cho bà con chia sẻ kinh nghiệm trong lao động sản xuất và gìn giữ nét văn hóa truyền thống của dân tộc
Bình Phước là tỉnh miền núi, biên giới; trong đó có: 58 xã, phường, thị trấn vùng DTTS và miền núi, có 15 xã biên giới thuộc 03 huyện: Lộc Ninh, Bù Đốp và Bù Gia Mập. Dân số toàn tỉnh 1.034.667 người với 41 thành phần dân tộc, có 203.519 người dân tộc thiểu số (DTTS), chiếm 19,67% (trong đó dân tộc Khmer có 21.239 người chiến 2,05 % dân số toàn tỉnh và chiếm 10,43% DTTS); sinh sống đan xen trên địa bàn 111 xã, phường, thị trấn của 11 huyện, thị xã, thành phố; chủ yếu sống bằng nghề nông nghiệp, tập trung ở địa bàn miền núi, vùng xa, biên giới, có vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng an ninh và môi trường sinh thái. Đại bộ phận đồng bào dân tộc Khmer sinh sống chủ yếu ở 04 địa phương: huyện Lộc Ninh (xã Lộc Khánh, xã Lộc Hưng, xã Lộc Thịnh, xã Lộc Quang, xã Lộc Thành), thị xã Chơn Thành (xã Nha Bích), thành phố Đồng Xoài (phường Tân Xuân, Tân Thiện) và huyện Đồng Phú (xã Tân Phước, xã Tân Lập); về tín ngưỡng chủ yếu theo đạo Phật hệ phái Nam Tông, một bộ phận theo đạo Tin lành; toàn tỉnh có 06 chùa Phật giáo Nam tông Khmer.

Toàn tỉnh có 280.242 hộ dân, có 2.879 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 1,03 % tổng số hộ dân; có 1.696 hộ nghèo DTTS, chiếm tỷ lệ 0,6%/tổng số hộ dân và chiếm tỷ lệ gần 58,89%/tổng số hộ nghèo của tỉnh. Trong đó có 136 hộ là đồng bào dân tộc Khmer, chiếm tỷ lệ 8% hộ nghèo DTTS.

Những năm qua, mặc dù tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh gặp nhiều khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, nhất là đại dịch Covid-19 nhưng về kinh tế, đời sống của đồng bào các dân tộc nói chung và đồng bào Khmer trên địa bàn tỉnh nói riêng tương đối ổn định. Đa số đồng bào dân tộc Khmer sinh sống chủ yếu bằng sản xuất nông nghiệp, buôn bán nhỏ lẻ, làm thuê, làm mướn và làm công nhân ở các khu công nghiệp; có một số hộ áp dụng khoa học kỹ thuật vào trồng trọt, chăn nuôi nên đời sống tương đối ổn định, có một số hộ khá, giàu; một số ít hộ gia đình vẫn còn khó khăn, không có việc làm ổn định, còn trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước.

Đồng bào Khmer chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước; tiếp tục giữ gìn và phát huy tốt bản sắc văn hoá truyền thống của dân tộc mình; các ngày lễ, tết của dân tộc được tổ chức trang trọng, tiết kiệm, vui tươi, an toàn, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa phương.

Thực hiện Chỉ thị số 19-CT/TW của Ban Bí thư, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đã ban hành Kế hoạch số 126-KH/TU ngày 29/6/2018 về việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 19-CT/TW, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 108/KH-UBND, ngày 04/5/2018 tổ chức, triển khai thực hiện Chỉ thị số 19-CT/TW; chỉ đạo các cấp uỷ, tổ chức đảng, địa phương, cơ quan, đơn vị tổ chức triển khai thực hiện gắn với nhiệm vụ chính trị, phù hợp với tình hình thực tế địa phương, đơn vị. Kết quả, toàn tỉnh đã quán triệt, triển khai trong đảng viên được 226 cuộc, với 5.936 đảng viên dự; trong đoàn viên, hội viên và nhân dân được 3.517 cuộc, với gần 90.000 người dự.

Thực hiện chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, các cấp uỷ, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn, cán bộ phụ trách công tác dân tộc từ tỉnh đến cơ sở nâng cao chất lượng công tác tham mưu thực hiện chính sách dân tộc nói chung và chính sách đối với dân tộc Khmer nói riêng, tạo điều kiện chăm lo phát triển như các dân tộc khác. Trong 05 năm, các cấp, các ngành đã ban hành 202 văn bản lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện về công tác dân tộc (cấp tỉnh 57, cấp huyện 145); tổ chức sơ kết 03 năm thực hiện Chỉ thị số 19-CT/TW và sơ kết 03 năm thực hiện Kết luận số 65-KL/TW, ngày 30/10/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW, ngày 12/3/2003 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về công tác dân tộc trong tình hình mới. Qua đó, đánh giá kết quả thực hiện, nhất là những hạn chế, khó khăn, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm để có giải pháp chỉ đạo thực hiện tốt hơn trong thời gian tới.

Nhìn chung, qua 05 năm quán triệt, triển khai và tổ chức thực hiện Chỉ thị số 19-CT/TW gắn với các văn bản quy định của Đảng có liên quan đã tạo sự chuyển biến tích cực; các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị - xã hội, đội ngũ cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và nhân dân nhận thức sâu sắc và toàn diện hơn về công tác đối với dân tộc Khmer, tích cực đổi mới nội dung, phương thức vận động đồng bào các dân tộc nói chung, dân tộc Khmer nói riêng phát huy vai trò, tích cực tham gia phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn an ninh trật tự tại địa phương, tham gia góp ý xây dựng Đảng, hệ thống chính trị; thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, nâng cao cảnh giác trước các hoạt động lợi dụng tự do, dân chủ phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó có đồng bào dân tộc Khmer phấn khởi và tích cực hưởng ứng các cuộc vận động, các phong trào thi đua của cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội phát động. Bên cạnh đó, việc đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được quan tâm, góp phần tạo diện mạo mới cho vùng đồng bào DTTS nói chung và đồng bào Khmer nói riêng; đời sống của đồng bào được cải thiện rõ nét. Sự nghiệp giáo dục - đào tạo và chăm sóc sức khỏe nhân dân có nhiều tiến bộ; các giá trị văn hóa dân tộc truyền thống được bảo tồn và phát huy. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc cơ bản được bảo đảm; đoàn kết giữa đồng bào Khmer với các dân tộc tiếp tục được củng cố. Hệ thống chính trị ở cơ sở vùng DTTS được tăng cường, đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc được kiện toàn, đáp ứng tốt hơn yêu cầu, nhiệm vụ. Quốc phòng, an ninh, chính trị được giữ vững, ổn định.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, công tác triển khai, thực hiện Chỉ thị số 19-CT/TW vẫn còn tồn tại một số hạn chế. Đến nay, chưa thực hiện được một số mục tiêu mà Chỉ thị đã đề ra: Xây dựng chương trình, quy chế thống nhất về nội dung giảng dạy chữ Khmer ở các cấp học; chưa xây dựng được cơ chế, chính sách hỗ trợ sửa chữa, trùng tu chùa chiền cho đồng bào dân tộc Khmer; dự án xây dựng nhà hành lễ và nhà hỏa táng hiện đại đang bị vướng mắc ở nhiều hạng mục và thiếu kinh phí. So với sự phát triển chung của toàn tỉnh, đời sống của đồng bào Khmer vẫn còn nhiều khó khăn, kinh tế - xã hội phát triển chậm, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo và nguy cơ tái nghèo cao; khoảng cách giàu nghèo có xu hướng gia tăng. Hủ tục, tập quán lạc hậu, mê tín dị đoan châm được khắc phục; còn tiềm ẩn yếu tố phức tạp về an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.

Nguyên nhân là do một số cấp uỷ, chính quyền, nhất là cấp cơ sở chưa nhận thức đầy đủ về vị trí, tầm quan trọng của công tác ở vùng đồng bào dân tộc Khmer trong tình hình mới; thiếu chủ động, linh hoạt trong thực hiện công tác tham mưu, đề xuất những giải pháp liên quan để lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện; Công tác phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị có liên quan trong thực hiện một số chính sách đối với đồng bào dân tộc Khmer có lúc, có nơi chưa kịp thời, thiếu đồng bộ; Hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở tuy có đổi mới nhưng chưa thu hút, tập hợp được nhiều đồng bào dân tộc Khmer tham gia sinh hoạt, hoạt động trong tổ chức đã ảnh hưởng đến tỷ lệ phát triển đảng viên, đoàn viên, hội viên chưa cao; Việc thực hiện nghiên cứu đầu tư xây dựng lò hỏa táng nhiệt điện đảm bảo các tiêu chuẩn về môi trường, cảnh quan phù hợp với phong tục truyền thống của người dân tộc Khmer theo mô hình đang được thực hiện tại các tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng có tổng mức đầu tư lớn, nguồn ngân sách địa phương còn khó khăn, trong khi Trung ương chưa có cơ chế và nguồn kinh phí hỗ trợ các địa phương đầu tư xây dựng các cơ sở hoả táng; Một bộ phận nhỏ đồng bào dân tộc Khmer chưa chủ động vươn lên trong cuộc sống, còn trông chờ sự hỗ trợ của Nhà nước.

Để khắc phục được những tồn tại hạn chế, các cấp ủy trong tỉnh cần rút ra một số bài học kinh nghiệm đó là:
- Cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và tổ chức chính trị - xã hội các cấp phải nhận thức sâu sắc quan điểm của Đảng, Nhà nước đối với công tác ở vùng đồng bào dân tộc Khmer; kịp thời triển khai các chủ trương, chính sách đảm bảo an sinh xã hội để đồng bào phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước.

- Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội phải thường xuyên phát động và tạo điều kiện để đồng bào Khmer tham gia vào tổ chức, tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động ở địa phương để họ ngày càng gắn bó hơn với quê hương, đất nước.

- Xây dựng, quản lý và phát huy tốt vai trò già làng, người có uy tín, lực lượng cốt cán trong đồng bào dân tộc Khmer nhằm tạo mối quan hệ mật thiết cũng như nắm bắt kịp thời những tâm tư, tình cảm của đồng bào để nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, vận động đồng bào chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

- Đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc nói chung và công tác ở vùng đồng bào dân tộc Khmer nói riêng cần am hiểu phong tục tập quán, sinh hoạt, tiếng nói của đồng bào.

Nguồn tin: Anh Đào – BDVTU

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây