BÌNH PHƯỚC ĐẢY MẠNH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ

Thứ ba - 14/02/2023 15:23 411 0
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Trần Tuệ Hiền vừa ký ban hành Kế hoạch số 42/KH – UBND ngày 10/02/2023 về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2023 trên địa bàn tỉnh.
Mục tiêu nhằm tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, tích hợp, lồng ghép các nguồn lực thực hiện hoàn thành tốt các nội dung, nhiệm vụ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội dân tộc thiểu số và miền núi. Mục tiêu cụ thể: Phấn đấu giảm tối thiểu 1.000 hộ nghèo dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh; giải quyết đất ở cho 48 hộ; giải quyết nhà ở cho 629 hộ (xây dựng mới nhà ở là 431 hộ và sửa chữa nhà ở là 198 hộ); hỗ trợ chuyển đổi nghề cho 1.300 hộ; hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán cho 1.310 hộ; hỗ trợ nước sinh hoạt tập trung 04 công trình. Tiếp tục đầu tư các dự án Quy hoạch, sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư vùng đặc biệt khó khăn, biên giới và những nơi cần thiết; phấn đấu có trên 70% thôn đường giao thông đến trung tâm được cứng hóa; đầu tư hoàn chỉnh một số công trình cơ sở hạ tầng thuộc vùng đồng bào DTTS và MN; Hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư; xây dựng vùng nguyên liệu liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đầu ra cho các tổ hợp tác, hợp tác xã vùng đồng bào DTTS và MN; 95% phụ nữ có thai được phổ biến kiến thức, khám thai định kỳ, hỗ trợ y tế, sinh con ở cơ sở y tế hoặc có sự trợ giúp của cán bộ y tế; hỗ trợ tăng cường dinh dưỡng cho 100% trẻ em suy dinh dưỡng vùng đồng bào DTTS; Xây dựng, tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng dạy học các trường phổ thông dân tộc nội trú, phổ thông bán trú vùng đồng bào DTTS và MN; đào tạo nghề cho khoảng 500 người; tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho khoảng 100 hộ đồng bào DTTS và hộ dân tộc Kinh nghèo, cận nghèo ở xã đặc biệt khó khăn; bồi dưỡng kiến thức về chính sách dân tộc, công tác dân tộc cho khoảng 800 lượt cán bộ, công chức, viên chức và cán bộ cơ sở, cộng đồng dân cư. Thực hiện 01 cuộc khảo sát, kiểm kê, sưu tầm, tư liệu hóa di sản văn hóa; 01 lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn; 01 chương trình nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn phát huy giá trị văn hóa phi vật thể các DTTS nguy cơ mai một; xây dựng 01 mô hình văn hóa truyền thống; 01 câu lạc bộ sinh hoạt văn hóa dân gian tại thôn vùng DTTS và MN; hỗ trợ 30 đội văn nghệ được thành lập tại Nhà văn hóa - Khu thể thao các thôn, ấp; hỗ trợ trang thiết bị cho 10 Nhà văn hóa - Khu thể thao tại các thôn, ấp; hỗ trợ chống xuống cấp 01 di tích quốc gia đặc biệt, di tích quốc gia có giá trị tiêu biểu vùng đồng bào DTTS và MN; xây dựng 47 thiết chế văn hóa, thể thao tại các thôn, ấp vùng đồng bào DTTS và MN; hỗ trợ đầu xây dựng 01 điểm đến du lịch tiêu biểu thuộc vùng đồng bào đồng DTTS và MN; Hỗ trợ ứng dụng công nghệ thông tin cho cán bộ trong hệ thống chính trị cơ sở; hỗ trợ, tạo điều kiện cho người có uy tín trong cộng đồng làm hạt nhân chính trị, nòng cốt cơ sở trong vùng đồng bào DTTS và MN.

 Về phạm vi thực hiện: Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bảo dân tộc thiểu số và miền núi được thực hiện ở địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào DTTS và MN trên phạm vi của tỉnh; Trong đó, ưu tiên nguồn lực đầu cho địa bàn đặc biệt khó khăn (ĐBKK) thuộc vùng đồng bào DTTS và MN. Riêng Dự án 1, áp dụng trên địa bàn toàn tỉnh (thực hiện tích hợp Chương trình giảm 1.000 hộ nghèo DTTS).

Đối tượng thụ hưởng: , thôn vùng đồng bào DTTS và MN; Hộ gia đình, cá nhân người DTTS; hộ gia đình, cá nhân người dân tộc Kinh thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo sinh sống ở xã, thôn ĐBKK; Doanh nghiệp, Hợp tác xã, Liên hiệp Hợp tác xã, các tổ chức kinh tế hoạt động ở địa bàn các , thôn ĐBKK.

Định mức thực hiện:  Nguồn vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ thực hiện theo Thông số 15/2022/TT-BTC ngày 03/4/2022 của Bộ Tài chính quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025; Thông tư số 02/2022/TT-UBDT ngày 30/6/2022 của Ủy ban Dân tộc hướng dẫn thực hiện một số dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 và các văn bản có liên quan theo quy định của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Nguồn vốn ngân sách địa phương hỗ trợ thực hiện đảm bảo tỷ lệ đối ứng tối thiểu theo quy định tại Nghị quyết số 15/2022/NQ-HĐND ngày 12/7/2022 của HĐND tỉnh ban hành Quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn I: từ năm 2022 đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh; các nội dung chính sách tại Dự án 1 (Hỗ trợ đất ở, nhà ở, chuyển đổi nghề, nước sinh hoạt phân tán) thực hiện từ nguồn ngân sách tỉnh năm 2023 tại các Quyết định số 2316/QĐ- UBND ngày 15/12/2022 và Quyết định số 2359/QĐ-UBND ngày 22/12/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh (Định mức hỗ trợ Chương trình đặc thù giảm 1.000 hộ nghèo DTTS như định mức thực hiện năm 2022 trên địa bàn tỉnh).  

Dự án 1: Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất (chuyển đổi nghề) nước sinh hoạt. Đối tượng thụ hưởng:

Hộ DTTS nghèo; hộ dân tộc Kinh nghèo sinh sống ở xã, thôn ĐBKK vùng đồng bào DTTS và MN. Nội dung, định mức hỗ trợ: Hỗ trợ đất ở: 50 triệu đồng/hộ (Ngân sách Trung ương nguồn đầu phát triển (ĐTPT): 40 triệu đồng; đối ứng nguồn ĐTPT: 06 triệu đồng; Ngân sách tỉnh nguồn vốn lồng ghép từ Chương trình đặc thù giảm 1.000 hộ nghèo DTTS: 04 triệu đồng). Hỗ trợ xây dựng mới nhà ở: 86 triệu đồng/hộ (Ngân sách Trung ương nguồn ĐTPT: 40 triệu đồng; đối ứng nguồn ĐTPT: 06 triệu đồng; nguồn vốn lồng ghép từ quỹ vận động của UBMTTQ Việt Nam: 40 triệu đồng). Hỗ trợ sửa nhà ở: 30 triệu đồng/hộ (Ngân sách Trung ương nguồn ĐTPT: 20 triệu đồng; đối ứng nguồn ĐTPT: 03 triệu đồng; ngân sách tỉnh nguồn vốn lồng ghép từ Chương trình đặc thù giảm 1.000 hộ nghèo DTTS: 07 triệu đồng). Hỗ trợ chuyển đổi nghề: 40 triệu đồng/hộ (Ngân sách Trung ương nguồn sự nghiệp (SN): 10 triệu đồng; đối ứng nguồn sự nghiệp 1,5 triệu đồng; ngân sách tỉnh nguồn vốn lồng ghép từ Chương trình đặc thù giảm 1.000 hộ nghèo DTTS: 28,5 triệu đồng). Hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán, cụ thê: Mua dụng cụ chứa nước (bồn) là: 3,5 triệu đồng/hộ (Ngân sách Trung ương nguồn SN: 03 triệu đồng; nguồn vốn đối ứng: 0,5 triệu đồng). Giếng đào: 15 triệu đồng/hộ (Ngân sách Trung ương nguồn SN: 03 triệu đồng; nguồn vốn đối ứng: 0,5 triệu đồng; ngân sách tỉnh nguồn vốn lồng ghép từ Chương trình đặc thù giảm 1.000 hộ nghèo DTTS: 11,5 triệu đồng). Giếng khoan: 30 triệu đồng/hộ (Ngân sách Trung ương nguồn SN: 03 triệu đồng; nguồn vốn đối ứng: 0,5 triệu đồng; Ngân sách tỉnh nguồn vốn lồng ghép từ Chương trình đặc thù giảm 1.000 hộ nghèo DTTS: 26,5 triệu đồng). Hỗ trợ công trình giếng nước tập trung: 3.000 triệu đồng/công trình.

Nguồn vốn thực hiện Dự án 1 là: 107.011 triệu đồng, trong đó: Ngân sách Trung ương: 46.931 triệu đồng (vốn đầu tư phát triển (ĐTPT): 30.000 triệu đồng; vốn sự nghiệp (SN): 16.931 triệu đồng).  Ngân sách tỉnh (10%): 34.693 triệu đồng (vốn ĐTPT: 33.000 triệu đồng; vốn SN: 1.693 triệu đồng (đã tích hợp nguồn ngân sách tỉnh thực hiện Chương trình giảm 1.000 hộ nghèo DTTS). Ngân sách huyện (5%): 2.347 triệu đồng (vốn ĐTPT: 1.500 triệu đồng; vốn SN: 847 triệu đồng). Nguồn vốn lồng ghép từ quỹ vận động của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (UBMTTQVN) tỉnh: 17.240 triệu đồng. vốn vay Ngân hàng CSXH: 5.800 triệu đồng.

Dự án 2: Quy hoạch, sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư vùng đặc biệt khó khăn những nơi cần thiết.

Thực hiện đầu tư các dự án ổn định dân cư tại các huyện Lộc Ninh, Bù Đăng, Bù Gia Mập: Tiếp tục phân bổ nguồn vốn đầu tư thực hiện 05 dự án: Dự án bố trí, ổn định dân cư tại xã Lộc Thành, huyện Lộc Ninh. Dự án bố trí, sắp xếp ổn định dân di cư tự do vùng đặc biệt khó khăn và có nguy cơ thiên tai tại xã Lộc Phú, huyện Lộc Ninh. Dự án bố trí, ổn định dân cư tại xã Đồng Nai, huyện Bù Đăng. Dự án bố trí, ổn định dân cư tại Đắk Ơ, huyện Bù Gia Mập Dự án bố trí, ổn định dân cư tại xã Bù Gia Mập, huyện Gia Mập. Đối với 03 dự án bố trí, ổn định dân cư tại xã Lộc Thịnh, xã Lộc An, Lộc Tấn huyện Lộc Ninh: Giao Ban Dân tộc phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh phân bổ vốn khi có hướng dẫn của Bộ, ngành Trung ương. Nguồn vốn thực hiện Dự án 2: 108.970 triệu đồng (vốn ĐTPT), trong đó Ngân sách Trung ương: 95.000 triệu đồng. Ngân sách tỉnh: 9.220 triệu đồng. Ngân sách huyện: 4.750 triệu đồng.

Dự án 3: Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị.

 Hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị. Thực hiện xây dựng vùng nguyên liệu liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đầu ra cho chế biến rượu cần, văn hóa ẩm thực. Xây dựng mô hình hợp tác gắn với chuỗi giá trị, bền vững từ đầu vào, sản xuất điều hữu , điều sạch, tiêu sạch, sầu riêng hữu cơ, Dưỡng, lúa hữu cơ. Xây dựng mô hình hợp tác gắn với chuỗi giá trị, bền vững từ đầu vào, sản xuất hữu cơ và tiêu thụ sản phẩm hạt điều tại huyện Bù Đăng và huyện Bù Gia Mập. Nguồn vốn thực hiện Dự án 3: 20.663 triệu đồng (vốn SN), trong đó: Ngân sách Trung ương: 17.968 triệu đồng. Ngân sách địa phương: 1.797 triệu đồng. Ngân sách huyện: 898 triệu đồng.

Dự án 4: Đầu cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào DTTS các đơn vị sự nghiệp công lập của lĩnh vực dân tộc.

Phạm vi: Các xã, thôn vùng đồng bào DTTS MN. Nội dung thực hiện: Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu vùng đồng bào DTTS và MN; ưu tiên đối với các xã, thôn ĐBKK. Thực hiện công trình cơ sở hạ tầng chuyển tiếp năm 2022 tại huyện Lộc ninh. Thực hiện đầu tư công trình cơ sở hạ tầng khởi công mới tại 07 huyện Bù Đốp, Bù Đăng, Bù Gia Mập, Đồng Phú, Hớn Quản, Lộc Ninh, Phú Riềng. Thực hiện duy tu, sửa chữa công trình cơ sở hạ tầng trên địa bàn khó khăn và công trình sở hạ tầng các xã, thôn đã đầu tư từ giai đoạn trước tại 03 huyện Bù Đốp, Bù Gia Mập, Lộc Ninh. Đầu xây dựng, cải tạo nâng cấp mạng lưới chợ vùng biên giới đồng bào DTTS và MN tại huyện Bù Đốp.

Nguồn vốn thực hiện Dự án 4: 72.479 triệu đồng, trong đó: Ngân sách Trung ương: 63.025 triệu đồng (vốn ĐTPT: 60.000 triệu đồng; vốn SN; 3.025 triệu đồng).  Ngân sách tỉnh: 6.303 triệu đồng (vốn ĐTPT: 6.000 triệu đồng; vốn SN: 303 triệu đồng).  Ngân sách huyện: 3.151 triệu đồng (vốn ĐTPT: 3.000 triệu đồng; vốn SN: 151 triệu đồng).

Dự án 5: Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Đổi mới hoạt động, củng cố phát triển các trường phổ thông dân tộc nội trú (DTNT) và xóa mù chữ cho người dân vùng đồng bào DTTS. Xây dựng nhà sinh hoạt giáo dục văn hóa, công trình vệ sinh, nước sạch trường DTNT huyện Bù Đốp. Xây dựng bếp ăn và công trình vệ sinh cho trường TH Đăng Hà, xã Đăng Hà, huyện Đăng. Xây dựng công trình vệ sinh phục vụ bán trú cho trường TH Nguyễn Bá Ngọc, xã Minh Hưng, huyện Đăng. Đầu tư sở hạ tầng trường học xã Lộc Thành (xây phòng nhạc cụ dân tộc truyền thống). Thực hiện hỗ trợ tài liệu, sách giáo khoa, văn phòng phẩm tại 02 huyện Bù Đăng và Lộc Ninh. Mở lớp bổ túc văn hóa tại huyện Phú Riềng. Ban Dân tộc chủ trì tổ chức thực hiện mở lớp Bồi dưỡng kiến thức dân tộc và lớp Đào tạo tiếng dân tộc S’tiêng, Khmer. Dự án phát triển giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm người lao động vùng DTTS và MN. Thực hiện hỗ trợ đào tạo nghề tại các huyện Đăng, Bù Gia Mập, Đồng Phú, Phú Riềng, thị xã Bình Long và Sở Lao động - Thương binh và hội. Đào tạo nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ triển khai Chương trình ở các cấp. Thực hiện mở các lớp đào tạo nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ ở các cấp tại các huyện Bù Gia Mập, Hớn Quản, Phú Riềng, Lộc Ninh, thị xã Bình Long và Ban Dân tộc.

Nguồn vốn thực hiện Dự án 5: 52.829 triệu đồng, trong đó: Ngân sách Trung ương: 45.938 triệu đồng (vốn ĐTPT: 7.900 triệu đồng; vốn SN: 38.038 triệu đồng). Ngân sách tỉnh: 4.594 triệu đồng (vốn ĐTPT: 790 triệu đồng; vốn SN: 3.804 triệu đồng). Ngân sách huyện: 2.297 triệu đồng (vốn ĐTPT: 395 triệu đồng; vốn SN: 1.902 triệu đồng).

Dự án 6: Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch

Nội dung: Bảo tồn làng, bản truyền thống tiêu biểu vùng đồng bào DTTS MN. Thực hiện khảo sát, kiểm , sưu tầm, liệu hóa di sản văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS. Tổ chức lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, truyền dạy văn hóa phi vật thể. Hỗ trợ chương trình nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa phi vật thể các dân tộc thiểu số có nguy cơ mai một. Xây dựng mô hình văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số; Xây dựng câu lạc bộ sinh hoạt văn hóa dân gian tại các thôn vùng đồng bào DTTS và miền núi, vùng di dân tái định cư; Hỗ trợ cho đội văn nghệ được thành lập tại Nhà văn hóa - Khu thể thao thôn vùng đồng bào đồng dân tộc thiểu số và miền núi; Hỗ trợ đầu tư xây dựng điểm đến du lịch tiêu biểu thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; Hỗ trợ trang thiết bị cho nhà văn hóa, thể thao tại Nhà văn hóa - Khu thể thao thôn vùng đồng bào đồng dân tộc thiểu số và miền núi; Hỗ trợ chống xuống cấp di tích quốc gia có giá trị tiêu biểu vùng đồng bảo đồng dân tộc thiểu số và miền núi; Xây dựng thiết chế văn hóa, thể thao tại các thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Nguồn vốn thực hiện Dự án 6: 13.712 triệu đồng, trong đó: Ngân sách Trung ương: 11.851 triệu đồng (vốn ĐTPT: 8.336 triệu đồng; vốn SN: 3.515 triệu đồng). Ngân sách tỉnh: 1.269 triệu đồng (vốn ĐTPT: 917 triệu đồng; vốn SN: 352 triệu đồng). Ngân sách huyện: 593 triệu đồng (vốn ĐTPT: 417 triệu đồng; vốn SN: 176 triệu đồng).

Dự án 7: Chăm sóc sức khỏe Nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người DTTS; phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em

Nội dung: Thực hiện xây dựng và phát triển y tế cơ sở vùng đồng bào DTTS MN: Đầu tư mua sắm trang thiết bị thiết yếu cho trung tâm y tế huyện; Đào tạo nhân viên y tế thôn ấp, y học gia đình; Hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật về trạm y tế xã; Chăm sóc sức khỏe dinh dưỡng bà mẹ và trẻ em nhằm giảm tử vong bà mẹ, tử vong trẻ em nâng cao tầm vóc, thể lực người DTTS.

Nguồn vốn thực hiện Dự án 7 là 2.952 triệu đồng (vốn SN), trong đó: - Ngân sách Trung ương: 2.567 triệu đồng. Ngân sách tỉnh: 257 triệu đồng. Ngân sách huyện: 128 triệu đồng.

Dự án 8: Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em.  

Nội dung: Hoạt động tuyên tryền, vận động thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” góp phần xóa bỏ các định kiến khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng, những tập tục văn hóa có hại và một số vấn đề xã hội cấp thiết cho phụ nữ và trẻ em. Xây dựng và nhân rộng các mô hình thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ; thúc đầy bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết của phụ nữ và trẻ em. Đảm bảo tiếng nói và sự tham gia thực chất của phụ nữ và trẻ em trong các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của cộng đồng, giám sát và phản biện; hỗ trợ phụ nữ tham gia lãnh đạo trong hệ thống chính trị. Trang bị kiến thức về bình đẳng giới, kỹ năng thực hiện lồng ghép giới cho cán bộ trong hệ thống chính trị, già làng, trưởng thôn (ấp), chức sắc tôn giáo và người uy tín trong cộng đồng.

Nguồn vốn thực hiện Dự án 83.327 triệu đồng (vốn SN), trong đó: Ngân sách Trung ương: 2.893 triệu đồng. Ngân sách tỉnh: 289 triệu đồng. Ngân sách huyện: 145 triệu đồng.

Dự án 9: Đầu phát triển nhóm DTTS rất ít người và nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn.
Đầu phát triển kinh tế - hội các dân tộc còn gặp nhiêu khó khăn, dân tộc khó khăn đặc thù. Thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất và sinh kế cho hộ DTTS gặp nhiều khó khăn trên địa bàn xã, thôn đặc biệt khó khăn. Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS và MN. Thực hiện Đề án giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS và MN.

Nguồn vốn thực hiện Dự án 9 là 8.212 triệu đồng (vốn SN), trong đó: - Ngân sách Trung ương: 7.141 triệu đồng. Ngân sách tỉnh: 714 triệu đồng. Ngân sách huyện: 357 triệu đồng.

Dự án 10: Truyền thông, tuyên truyền, vận động trong vùng đồng bào DTTS; kiểm tra, giám sát đánh giá việc tổ chức thực hiện Chương trình.

Biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến, phát huy vai trò của người có uy tín; phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý và tuyên truyền, vận động đồng bào; truyền thông phục vụ tổ chức triển khai thực hiện Đề án tổng thể và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và MN giai đoạn 2021 – 2030. Biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến, phát huy vai trò của già làng tiêu biểu, người có uy tín. Phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS: Tuyên truyền, vận động nhân dân vùng đồng bào DTTS và miền núi, biên giới tham gia tổ chức, triển khai thực hiện Chương trình; Phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền vùng đồng bào DTTS (tổ chức hội nghị, phát hành tài liệu...). Tăng cường, nâng cao khả năng tiếp cận và thụ hưởng hoạt động trợ giúp pháp lý chất lượng cho vùng đồng bào DTTS và MN.

Ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh trật tự vùng đồng bào DTTS và MN; Chuyển đổi số trong tổ chức triển khai thực hiện Chương trình MTQG dân tộc và miền núi; Tổ chức thực hiện các hoạt động Hội nghị, hội thảo, buổi làm việc trực tuyến của Ban Chỉ đạo và cơ quan giúp việc cho BCĐ liên quan đến công tác chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức triển khai thực hiện Chương trình; Hỗ trợ thiết lập các điểm hỗ trợ đồng bào DTTS ứng dụng CNTT tại Ủy ban nhân dân để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội đảm bảo an ninh trật tự. Giao cho Ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với các sở ngành của tỉnh liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh phân bổ nguồn vốn thực hiện khi có đủ hướng dẫn của Bộ, ngành Trung ương theo quy định; Hỗ trợ xây dựng và duy trì chợ sản phẩm trực tuyến vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Kiểm tra, giám sát, đánh giá, đào tạo, tập huấn việc tổ chức thực hiện Chương trình.

Nguồn vốn thực hiện Dự án 10 là 8.702 triệu đồng, trong đó: Ngân sách Trung ương: 7.567 triệu đồng (vốn ĐTPT: 726 triệu đồng; vốn SN: 6.841 triệu đồng). Ngân sách tỉnh: 757 triệu đồng (vốn ĐTPT: 73 triệu đồng; vốn SN 684 triệu đồng). Ngân sách huyện: 378 triệu đồng (vốn ĐTPT: 36 triệu đồng; vốn SN 342 triệu đồng).  

Tổng nhu cầu kinh phí thực hiện Chương trình MTQG dân tộc và miền núi trên địa bàn tỉnh năm 2023 là: 398.857 triệu đồng, trong đó: Ngân sách Trung ương: 300.881 triệu đồng (vốn ĐTPT: 201.962 triệu đồng; vốn SN: 98.919 triệu đồng). Ngân sách tỉnh: 59.892 triệu đồng (vốn ĐTPT: 50.000 triệu đồng; vốn SN: 9.892 triệu đồng), cụ thể: Nguồn vốn ĐTPT 50.000 triệu đồng (đối ứng: 20.000 triệu đồng; Chương trình giảm 1.000 hộ nghèo DTTS: 30.000 triệu đồng). Nguồn vốn SN đối ứng: 9.892 triệu đồng. Ngân sách huyện: 15.044 triệu đồng (vốn ĐTPT: 10.098 triệu đồng; vốn SN: 4.946 triệu đồng). Nguồn vốn lồng ghép từ quỹ vận động của UBMTTQVN tỉnh: 17.240 triệu đồng. Vốn vay Ngân hàng Chính sách hội tỉnh: 5.800 triệu đồng.

Tổ chức quán triệt, phổ biến, đẩy mạnh tuyên truyền mục tiêu của Chương trình sâu rộng đến các cấp, các ngành, các tầng lớp dân cư và người DTTS nhằm thay đổi và chuyển biến nhận thức trong công tác dân tộc, chính sách dân tộc, giảm nghèo vùng đồng bào DTTS, khơi dậy ý chí chủ động, vươn lên của người DTTS, nhất là hộ nghèo, cận nghèo đồng bào DTTS.

Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm và bền vững, tập trung cho các xã, thôn đặc biệt khó khăn nhất; giải quyết các vấn đề bức xúc, cấp bách nhất; ưu tiên hỗ trợ hộ nghèo, các nhóm DTTS khó khăn nhất. Bảo đảm công khai, dân chủ, phát huy quyền làm chủ sự tham gia tích cực, chủ động của cộng đồng và người dân; phát huy tinh thần nỗ lực vươn lên của đồng bào DTTS.

Lồng ghép việc thực hiện các chính sách thuộc Đề án nói chung và các dự án thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và MN với Chương trình giảm hộ nghèo đồng bào DTTS của tỉnh; Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững; Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới ở các xã, thôn ĐBKK vùng đồng bào DTTS MN của tỉnh.

Tăng cường chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá tiến độ việc thực hiện Chương trình ở các cấp, các ngành. Phòng, chống, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi tiêu cực, tham nhũng, lãng phí trong quá trình thực hiện Chương trình.

Nguồn tin: Trần Đức Mậu – Ban DVTU

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập14
  • Hôm nay2,683
  • Tháng hiện tại50,993
  • Tổng lượt truy cập1,773,525
hcm bdv001 hcm bdv002
Liên kết


bien dao01bien dao02
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây