Để quán triệt và triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả Chỉ thị số 40-CT/TW; Tỉnh ủy đã ban hành Kế hoạch số 233-KH/TU, ngày 10/6/2015 thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW, chỉ đạo các cấp ủy Đảng, chính quyền thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo đối với hoạt động tín dụng CSXH phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và tình hình thực tế của địa phương. Thực hiện Kế hoạch số 233-KH/TU ngày 10/6/2015 của Tỉnh ủy; Ban cán sự đảng UBND tỉnh đã lãnh đạo UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 158/KH-UBND ngày 14/7/2015 chỉ đạo thực hiện trong hệ thống cơ quan nhà nước. Các cấp, các ngành căn cứ chức năng, nhiệm vụ, chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện đồng bộ, hiệu quả Chỉ thị số 40-CT/TW, tăng cường quản lý chặt chẽ, nâng cao chất lượng tín dụng tại các xã, phường, thị trấn, quan tâm bổ sung nguồn vốn ủy thác từ ngân sách địa phương qua Ngân hàng CSXH để cho vay đúng đối tượng; đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến rộng rãi các chủ trương, chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi cho đông đảo người nghèo và các đối tượng chính sách khác để được tiếp cận và vay vốn phục vụ sản xuất nông nghiệp, học nghề... góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Kết quả sau 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW, tỉnh Bình Phước đã có trên 265 nghìn lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn từ nguồn vốn tín dụng CSXH, với doanh số cho vay trên 7.766.346 triệu đồng. Tổng dư nợ 19 chương trình tín dụng chính sách đến 30/4/2024 đạt 4.459.834 triệu đồng, tăng 3.027.252 triệu đồng so với năm 2014 (+211,3%), dư nợ tại các xã xây dựng nông thôn mới là 3.696.272 triệu đồng, dư nợ hộ đồng bào DTTS là 788.722 triệu đồng, số lượng khách hàng đang còn dư nợ tín dụng chính sách 87.426 hộ, tương ứng với 30,9% số hộ của tỉnh được vay vốn các chương trình tín dụng CSXH. Các chương trình tín dụng CSXH được bổ sung qua các năm, đa dạng đối tượng thụ hưởng góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế -xã hội của địa phương.
Vốn tín dụng chính sách đã được đầu tư đến 100% xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh; trong đó, tập trung ưu tiên cho vay các xã vùng đồng bào DTTS, vùng đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, các xã xây dựng nông thôn mới. Giai đoạn 2014-2024, nguồn vốn tín dụng CSXH đã góp phần giúp cho 21.453 hộ vượt qua ngưỡng nghèo; thu hút, tạo việc làm cho 27.401 lao động, 16.683 học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập, giúp cho 17 lao động thuộc gia đình chính sách được vay vốn đi xuất khẩu lao động có thời hạn ở nước ngoài, xây dựng 223.613 công trình nước sạch và vệ sinh môi trường ở nông thôn, xây dựng 942 căn nhà cho hộ nghèo và các hộ gia đình chính sách; 29 doanh nghiệp vay vốn theo Nghị quyết số 68/NQ-CP với số tiền 21.979 triệu đồng để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất cho 5.701 lượt người lao động; 8.315 khách hàng vay vốn với số tiền 509.496 triệu đồng theo Nghị quyết số 11/NQ-CP; 158 khách hàng là người chấp hành xong án phạt tù được vay vốn với số tiền là 12.950 triệu đồng theo Quyết định số 22/2023/QĐ-TTg; từ đó góp phần thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới; đảm bảo an sinh xã hội, ổn định an ninh chính trị và trật tự xã hội, ngăn chặn cho vay nặng lãi ở khu vực nông thôn; góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo, cụ thể: giai đoạn 2014-2015 giảm từ 1,66% xuống còn 1,43%; giai đoạn 2016-2021 giảm từ 6,15% xuống còn 0,43%; giai đoạn 2022-2023 giảm từ 1,76% xuống còn 0,4% (năm 2023).
Công tác phối hợp giữa các ngành, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị -xã hội với Ngân hàng CSXH Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị -xã hội từ tỉnh đến cơ sở đã phát huy vai trò trong phối hợp với Ngân hàng CSXH, các đơn vị liên quan thực hiện có hiệu quả việc tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về tín dụng CSXH đến các tầng lớp Nhân dân; tích cực tham gia giám sát và phản biện xã hội trong việc triển khai các chương trình tín dụng CSXH, qua đó nâng cao hiệu quả giám sát cộng đồng, toàn dân; đồng thời phối hợp chặt chẽ với các địa phương, đơn vị trong hướng dẫn, bình xét đối tượng vay vốn đảm bảo công khai, dân chủ gắn kiểm tra, giám sát, đôn đốc thu hồi nợ đến hạn, hướng dẫn người vay sử dụng vốn có hiệu quả; lồng ghép thực hiện chương trình vay vốn với các chương trình, dự án của các tổ chức chính trị -xã hội,qua đó góp phần nâng cao chất lượng hoạt động chuyển tải nguồn vốn tín dụng chính sách của các Tổ TK&VV. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam từ tỉnh đến cấp huyện đã ký kết Chương trình phối hợp với Ngân hàng CSXH, chỉ đạo cấp cơ sở phối hợp tốt với Ngân hàng CSXH trong việc thực hiện các chương trình tín dụng chính sách; mở tài khoản tiền gửi thanh toán của cơ quan Ủy ban Mặt trận Tổ quốcViệt Nam từ cấp tỉnh đến cấp huyện tại Ngân hàng CSXH.
Để chuyển tải vốn tín dụng chính sách đến đúng đối tượng thụ hưởng, đồng thời nâng cao chất lượng tín dụng, hỗ trợ tối đa cho người nghèo trong điều kiện phải tinh giản biên chế, tiết giảm chi phí quản lý, chi phí xã hội, Ngân hàng CSXH đã thực hiện phương thức quản lý tín dụng chính sách thông qua việc ủy thác một số công việc trong quy trình nghiệp vụ tín dụng cho 04 tổ chức chính trị -xã hội (Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên). Các tổ chức chính trị -xã hội nhận ủy thác chính là cầu nối giữa Nhà nước và Nhân dân thông qua việc tổ chức thành lập và chỉ đạo hoạt động của các Tổ TK&VV tại cơ sở, từ đó cộng đồng người nghèo và các đối tượng chính sách có điều kiện tiếp cận với dịch vụ tín dụng ưu đãi một cách dễ dàng; các tổ chức chính trị - xã hội phối hợp Ngân hàng CSXH tăng cường công tác tuyên truyền cho người dân hiểu rõ về nguy cơ, tác hại của tín dụng đen. Bên cạnh đó, các Hội, đoàn thể cấp xã cùng với Trưởng thôn, ấp, khu phố trực tiếp tham gia vào việc bình xét cho vay, kiểm tra giám sát hoạt động của các Tổ TK&VVvà việc sử dụng vốn của hộ vay; ngoài ra, còn phối hợp với Chính quyền địa phương và cơ quan chức năng hướng dẫn cách làm ăn, chuyển giao khoa học - kỹ thuật, áp dụng các chương trình khuyến nông, khuyến ngư vào sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế; từ đó, đồng vốn tín dụng CSXH đã mang lại hiệu quả, giúp hộ vay cải thiện đời sống, vươn lên thoát nghèo. Đồng thời, thông qua phương thức ủy thác cho vay, đã tạo điều kiện thuận lợi cho các Hội, đoàn thể thường xuyên tiếp xúc với hội viên, nắm bắt được tâmtư nguyện vọng của hội viên, giúp hội viên phát triển kinh tế gia đình, chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng lên; đồng thời tập hợp được đông đảo quần chúng Nhân dân tham gia vào Hội, từ đó góp phần đưa tổ chức Hội ngày càng phát triển vững mạnh. Tính đến ngày 30/4/2024, tổng dư nợ chương trình tín dụng thực hiện theo phương thức ủy thác qua các Hội, đoàn thể đạt 4.453.539 triệu đồng, chiếm 99,86% tổng dư nợ, với 87.331 khách hàng, 1.906 Tổ TK&VV; trong đó, tỷ lệ tổ xếp loại tốt và khá chiếm 99,11%; đến 30/4/2024 nợ quá hạn là 2.845 triệu đồng, tỷ lệ 0,06%/tổng dư nợ.
Toàn tỉnh có 111 Điểm giao dịch của Ngân hàng CSXH được bố trí trong khuôn viên UBND của 111xã, phường, thị trấn, thực hiện giao dịch vào ngày, giờ cố định hàng tháng (kể cả ngày thứ bảy, chủ nhật). Việc tổ chức hoạt động giao dịch tại 100% xã, phường, thị trấn hàng tháng nhằm giúp người nghèo và đối tượng chính sách tiếp cận chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ thuận lợi, tiết giảm chi phí cho người dân nhất là vùng nông thôn. Tại đây, các chủ trương, chính sách tín dụng ưu đãi và danh sách khách hàng đang vay vốn được niêm yết công khai tại Bảng thông tin tín dụng chính sách; khách hàng giao dịch trực tiếp với Ngân hàng CSXH để gửi tiền tiết kiệm, nhận tiền vay và trả nợ dưới sự chứng kiến của cán bộ tổ chức chính trị -xã hội, Tổ trưởng Tổ TK&VV và chính quyền địa phương. Thông qua các hoạt động tại Điểm giao dịch, chính quyền cơ sở cũng có điều kiện tiếp xúc nhiều hơn với người dân, nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng, kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc của người dân, góp phần giữ vững ổn định an ninh, trật tự và an toàn xã hội tại cơ sở. Mô hình Điểm giao dịch xã chính là một bước tiến trong cải cách thủ tục hành chính, là một đặc thù riêng có của Ngân hàng CSXH, đã và đang phát huy hiệu quả rất tích cực trong hoạt động của Ngân hàng CSXH. Mô hình này vừa tạo thuận lợi cho các đối tượng thụ hưởng tiếp cận dịch vụ, thông tin về tín dụng CSXH, tiết giảm chi phí, thời gian đi lại, vừa đảm bảo hoạt động tín dụng CSXH dân chủ, công khai với cách thức “giao dịch tại nhà, giải ngân, thu nợ tại xã”, góp phần hạn chế nguy cơ dẫn đến thất thoát, xâm tiêu, tham ô chiếm dụng vốn, tạo được lòng tin của Nhân dân với các chính sách của Đảng, Nhà nước và đối với hoạt động của Ngân hàng CSXH.
Qua 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW, có thể khẳng định đây là chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước, đáp ứng nguyện vọng của Nhân dân và ngày càng đi vào cuộc sống, củng cố lòng tin của Nhân dânđối với Đảng và Nhà nước, góp phần đạt mục tiêu giảm nghèo nhanh, bền vững; xây dựng nông thôn mới; đảm bảo an sinh xã hội; ổn định chính trị, an ninh quốc phòng; thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng, miền. Tín dụng CSXH được thực hiện thông qua Ngân hàng CSXH đã phát huy được sức mạnh của cả hệ thống chính trị; công tác lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc thực hiện được tăng cường. Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng, số lượt người được vay vốn tín dụng ngày càng nhiều, chất lượng tín dụng được nâng cao. Tín dụng CSXH đã góp phần ngăn chặn nạn cho vay nặng lãi, “tín dụng đen”; đặc biệt là những vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa, là một công cụ kinh tế thực hiện vai trò điều tiết của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đến với những đối tượng dễ bị tổn thương, phù hợp với chủ trương “không để ai bị bỏ lại phía sau”mà Đảng và Nhà nước đã đề ra; là một trongnhững đòn bẩy kinh tế kích thích người nghèo và các đối tượng CSXH khác có điều kiện phát triển sản xuất, cải thiện cuộc sống, tự vươn lên khẳng định vị thế của mình trong xã hội, góp phần xây dựng nông thôn mới, xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.