THỰC HIỆN HIỆU QUẢ CÁC BIỆN PHÁP VẬN ĐỘNG QUẦN CHÚNG BẢO VỆ AN NINH QUỐC GIA, GIỮ GÌN TRẬT TỰ, AN TOÀN XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

Chủ nhật - 05/05/2024 21:01 205 0
Sau hơn 10 năm thực hiện Nghị định số 06/2014 của Chính phủ về biện pháp vận động quần chúng bảo vệ an ninh quốc gia (ANQG), giữ gìn TTATXH, dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, hệ thống Mặt trận Tổ quốc đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong công tác vận động quần chúng bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh. Công tác tuyên truyền đã có nhiều sự đổi mới, các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước do Mặt trận phát động ngày càng thiết thực, gần dân, sát cơ sở và đi vào cuộc sống; qua đó đã tạo được sự đồng thuận trong xã hội, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh tỉnh nhà ngày càng ổn định và phát triển.
Đại diện lãnh đạo Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Công ty Xổ số kiến thiết An Giang và Bình Phước cùng lãnh đạo huyện Đồng Phú dự lễ bàn giao nhà (Nguồn ảnh: Báo Bình Phước)
Đại diện lãnh đạo Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Công ty Xổ số kiến thiết An Giang và Bình Phước cùng lãnh đạo huyện Đồng Phú dự lễ bàn giao nhà (Nguồn ảnh: Báo Bình Phước)
Thực hiện tốt công tác tuyên truyền: MTTQ các cấp trong tỉnh đã đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền phù hợp với tình hình thực tế nhằm phổ biến, hướng dẫn các cơ quan, tỏ chức, toàn thể nhân dân nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật và trách nhiệm tham gia công tác bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội như: tuyên truyền qua các buổi họp dân, các ngày lễ kỷ niệm, truyền thống ngành, tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh ở khu dân cư, tuyên truyền trên chuyên mục đại đoàn kết toàn dân, trên bản tin công tác mặt trận, trên Website Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh…Kết quả đã tổ chức tuyên truyền được 6.856 đợt, với trên 956.274 lượt người dự nghe; in ấn 6.967 băng rôn, khẩu hiệu để tuyên truyền, phát 11.756 giờ trên hệ thống loa truyền thanh ở khu dân cư, đăng 2.022 tin, bài trên bản tin công tác mặt trận và Website của Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh. Đặc biệt, là Bản tin Phong trào toàn dân bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới, mỗi quý phát hành một số với số lượng 1.200 cuốn, đến nay đã phát hành được 14 số với 16.800 cuốn cấp phát miễn phí đến các cơ quan, đơn vị trong tỉnh. Hiện nay đã ngưng phát hành và chuyển sang tuyên truyền trên thông tin điện tử của hệ thống MTTQVN các cấp.

Hiện nay, các hoạt động nắm tình hình an ninh trật tự, tình hình tội phạm, ma túy, củng cố các tổ an ninh nhân dân, tổ tự quản, tổ hòa giải …được tiến hành đồng bộ ở khu dân cư. Trên địa bàn tỉnh đã duy trì hoạt động 327 mô hình tại các khu dân cư thuộc 111 xã, phường, thị trấn và 48 mô hình trong các cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường, các mô hình đã phát huy tốt tác dụng và hiệu quả. Tiêu biểu như mô hình “Tiếng kẻng an ninh”, “Tổ An ninh nhân dân tự quản”, “Giáo xứ an toàn về ANTT”, “Tái hòa nhập cộng đồng”, “Khu dân cư không có tội phạm hoạt động hoặc nếu có thì phát hiện nhanh ngăn chặn kịp thời”, “Đội xe ôm phòng, chống tội phạm”, “Khu nhà trọ công nhân an toàn về ANTT”, “Nữ chủ nhà trọ tham gia giữ gìn ANTT”...  toàn tỉnh đã và đang duy trì hiệu quả trên 2.100 mắt camera được lắp đặt tại các trục đường chính liên xã, thôn, ấp. Duy trì 59 điểm sáng chấp hành pháp luật của cấp tỉnh và cấp huyện và 190 điểm sáng chấp hành pháp luật của cấp xã với tổng số 615 “tổ, nhóm nòng cốt”, “Câu lạc bộ pháp luật” ở khu dân cư với hơn 4.000 thành viên. Thông qua các hoạt động trên, nhân dân đã cung cấp được hàng ngàn nguồn tin tố giác tội phạm có giá trị.

Bên cạnh đó, Mặt trận Tổ quốc các cấp đã phối hợp với các đoàn thể thành viên và các ngành chức năng địa phương duy trì hoạt động 244 mô hình thực hiện an toàn giao thông trong đó có 122 mô hình “Đoạn đường tự quản”; đã duy trì hoạt động có hiệu quả 38 mô hình khu dân cư “Tự quản về an toàn giao thông” ở các xã, phường, thị trấn này không có xảy ra tai nạn giao thông và không có người vi phạm pháp luật về an toàn giao thông.

Thực hiện công tác phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương: MTTQVN các cấp đã thực hiện tốt việc duy trì công tác phối hợp với các ngành thông qua chương trình, kế hoạch phối hợp và có sự đánh giá định kỳ đã giúp công tác bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội và phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc luôn đạt hiệu quả cao

Thực hiện tốt phát triển kinh tế - xã hội kết hợp chặt chẽ với đảm bảo quốc phòng, an ninh, giải quyết tốt các vấn đề xã hội:

Việc thực hiện chính sách đảm bảo an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững được chú trọng, Trong mười năm qua, toàn tỉnh đã vận động Quỹ “Vì người nghèo” được trên 311 tỷ đồng, đã hỗ trợ xây dựng và bàn giao được 12.811 căn nhà Đại đoàn kết, nhà tình thương cho hộ nghèo có khó khăn về nhà ở, hỗ trợ tiếp theo chương trình 167 với 1.062 căn, sửa chữa và nâng cấp 593 căn nhà tình thương và xây dựng 43 công trình dân sinh. Vận động các hộ gia đình có điều kiện kinh tế khá, giàu giúp cho 8.323 hộ khó khăn có điều kiện phát triển kinh tế, qua đó có hàng ngàn hộ gia đình vươn lên thoát nghèo bền vững...

Hàng năm, UBMTTQVN các cấp đã phối hợp với các tổ chức thành viên vận động các tầng lớp nhân dân thực hiện chương trình an sinh xã hội trên địa bàn toàn tỉnh với số tiền tương đương trên 81 tỷ đồng để thực hiện nhiều chương trình an sinh xã hội như: tặng quà tết cho người nghèo, thực hiện các chương trình “Trái tim nhân ái”, “Vì đàn em thân yêu”, “Hũ gạo tình thương”, “Nghĩa tình đồng đội”, “Nông dân giúp nông dân”, “Hướng về phụ nữ và trẻ em nghèo”… qua đó đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh theo chuẩn mới cuối năm 2023 xuống còn 0,40% (1.121 hộ), hộ cận nghèo xuống còn 0,94% (2.648 hộ). Bên cạnh đó, MTTQ các cấp còn tích cực phối hợp với các đơn vị sản xuất kinh tế, các chủ trang trại trên địa bàn hỗ trợ cây con giống, vật nuôi và tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ con em các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn có công ăn việc làm, xây dựng các mô hình phát triển kinh tế nhất là đối với khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

Việc thực hiện công tác cứu trợ, vận động các đơn vị, tổ chức, cá nhân ủng hộ khắc phục hậu quả thiên tai bão lũ với số tiền 40,59 tỷ đồng. Phát huy tinh thần đoàn kết tương thân tương ái “Nhường cơm sẻ áo”. Từ nguồn vận động được, tỉnh đã hỗ trợ đồng bào các tỉnh miền Trung, miền Tây Nam bộ, các tỉnh Tây Nguyên; các tỉnh miền núi phía Bắc bị thiệt hại do thiên tai, bão lũ gây ra.

  Thực hiện Công tác đối ngoại nhân dân trên vùng biên giới: UBMTTQ Việt Nam tỉnh, Bộ chỉ huy quân sự, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng, Công an tỉnh và các huyện biên giới Lộc Ninh, Bù Đốp, Bù Gia Mập thường xuyên phối hợp, tham gia các buổi gặp gỡ, hội đàm trao đổi thông tin tình hình hai bên biên giới, thăm hỏi, tặng quà, giao lưu VHVN-TDTT nhân dịp các ngày lễ, tết… Thông qua các hoạt động đối ngoại đã góp phần thắt chặt thêm tình hữu nghị, đoàn kết giữa quân và dân hai nước nói chung và các tỉnh có chung đường biên giới với Bình Phước nói riêng.

Phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc: Công tác củng cố, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc được thực hiện thường xuyên MTTQ các cấp tích cực phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành và thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Cùng với đó, công tác tăng cường công tác nắm bắt tình hình nhân dân và tập hợp, phản ánh ý kiến của nhân dân đến các cơ quan Đảng, Nhà nước theo định kỳ 3 tháng/1 lần, thông qua chuyên mục “Đại đoàn kết toàn dân tộc” phát sóng trên Đài phát thanh và truyền hình Bình Phước; song song đó, MTTQ tích cực phối hợp trong tiếp xúc cử tri định kỳ, nơi cư trú cũng như các chuyên đề nhằm kịp thời phản ánh các ý kiến, kiến nghị, tâm tư, nguyện vọng của cử tri và nhân dân trong tỉnh đến với Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành ở Trung ương và các ngành chức năng trong tỉnh, từ đó giúp cho việc xây dựng, ban hành và thực thi các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước được đồng bộ, thống nhất và triển khai thực hiện ngày càng hiệu quả hơn, kết quả đã tổ chức được 386 cuộc tiếp xúc cử tri định kỳ tại các đơn vị bầu cử trên địa bàn tỉnh. Tổ chức được 02 cuộc tiếp xúc cử tri nơi cư trú; tại các buổi tiếp xúc, đại biểu Quốc hội tỉnh,16 cuộc tiếp xúc cử tri theo chuyên đề và lĩnh vực như: kinh tế - xã hội.

  Thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội: Thông qua các hoạt động kết nghĩa, đỡ đầu của MTTQVN các huyện, thị, thành phố tuyến sau với các đơn vị Bộ đội Biên phòng được thực hiện có hiệu quả. UBMTTQVN các huyện, thị, thành phố phối hợp với Chính quyền và các tổ chức thành viên cùng cấp đã chủ động thực hiện nhiều hoạt động thiết thực với các đơn vị Bộ đội Biên phòng trên vùng biên giới, như: Thăm hỏi, tặng quà và trang thiết bị phục vụ công tác cho cán bộ, chiến sỹ các đơn vị Bộ đội Biên phòng trong dịp Tết Nguyên đán, “Ngày Biên phòng toàn dân”, trong các đợt dịch Covid – 19 UBMTTQVN tỉnh đã tham mưu tỉnh trích Quỹ “Cứu trợ tỉnh” nguồn phòng, chống dịch Covid-19 với 4 tỷ 550,96 triệu đồng để thăm và tặng quà cho chiến sỹ đang làm nhiệm vụ tại các đồn, chốt kiểm dịch tuyến biên giới trong toàn tỉnh  Cùng với hoạt động trên, các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể còn tổ chức thăm hỏi, giúp đỡ vật chất và động viên tinh thần các gia đình thương binh, liệt sĩ, các gia đình cán bộ, chiến sĩ biên phòng ở hậu phương có hoàn cảnh khó khăn… Qua hoạt động của MTTQVN các cấp và các tổ chức thành viên của mặt trận, đã góp phần động viên cán bộ, chiến sỹ bộ đội Biên phòng tỉnh vững lòng tin vào các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, yên tâm cầm chắc tay súng bảo vệ Biên cương của Tổ quốc, giữ gìn sự bình yên cho nhân dân Bình Phước nói riêng, cả nước nói chung.

Thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở: Thời gian qua được MTTQVN các cấp và các ngành chức năng phối hợp thực hiện có hiệu quả. MTTQVN các cấp đã phối hợp với các ngành chức năng củng cố, kiện toàn 851 tổ hòa giải ở cơ sở với 5.947 thành viên, trong đó đa số các Tổ hòa giải ở cơ sở đều có sự tham gia của Ban công tác MT và các tổ chức đoàn thể ở khu dân cư. Tiêu biểu trong 5 năm (2016-2020): các Tổ hòa giải đã tiến hành hòa giải 7.813 vụ việc, trong đó tiến hành xác minh hòa giải thành 6.154 vụ việc (đạt tỷ lệ 78,7%), chuyển Tòa án và các ngành chức năng xem xét, giải quyết 1.659 vụ việc. Thông qua công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật và tham gia hòa giải trực tiếp các vụ việc xảy ra trên địa bàn khu dân cư của các Tổ hòa giải đã góp phần nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân, vận động nhân dân tham gia thực hiện tốt các chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước; đồng thời, qua công tác thực hiện hòa giải ở cơ sở, đã giải quyết kịp thời những tranh chấp, mâu thuẫn phát sinh từ cơ sở góp phần phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở các địa phương.

Công tác giám sát và phản biện xã hội: Từ năm 2014 đến nay, MTTQVN các cấp đã chủ trì, tổ chức 1.598 cuộc giám sát MTTQ các cấp chủ trì tổ chức phản biện xã hội được 523 văn bản dự thảo. Điển hình như các cuộc giám sát về: Tổng rà soát việc thực hiện chính sách đối với người có công; việc triển khai thực hiện dân chủ ở cơ sở; về công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân; việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường, đảm bảo an toàn thực phẩm; giám sát cán bộ, đảng viên và công tác cán bộ; việc triển khai các quy định của pháp luật về phòng, chống dịch; việc thực hiện các chính sách hỗ trợ cho các đối tượng bị ảnh hưởng bởi đại dịch bệnh Covid -19… Công tác phản biện xã hội: MTTQ các cấp chủ trì tổ chức phản biện xã hội được 523 văn bản dự thảo (trong đó, MTTQVN cấp tỉnh phản biện xã hội 43 văn bản dự thảo); điển hình như: phản biện xã hội đối với Dự thảo “Quy hoạch tỉnh Bình Phước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050” với 174 ý kiến tham gia phản biện đã được đơn vị soạn thảo và Hội đồng tư vấn tiếp thu, đánh giá cao về chất lượng, tính khoa học, tính thực tiễn. Sau các cuộc giám sát, đều có báo cáo kết quả giám sát và gửi kiến nghị đến các cấp ủy, chính quyền và các ngành chức năng kịp thời chỉ đạo, chấn chỉnh, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, hạn chế, thiếu sót trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện.…

Để tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác vận động quần chúng góp phần giữ vững an ninh, bảo vệ Tổ quốc, cần thực hiện tốt một số nội dung, nhiệm vụ chủ yếu sau:
 
Một là, tập trung tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các Chương trình hành động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và của các tổ chức thành viên; các Nghị quyết, Chương trình hành động của Tỉnh ủy, của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, góp phần hoàn thành mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà. Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền các tầng lớp Nhân dân tích cực phòng, chống dịch Covid-19 và thích ứng trong điều kiện bình thường mới. Đại diện tập hợp, phản ánh các ý kiến, kiến nghị của Nhân dân đến các cơ quan Đảng, chính quyền, Mặt trận cấp trên và đôn đốc, giám sát kết quả việc xử lý giải quyết. Vận động, tập hợp, đoàn kết các tầng lớp Nhân dân, đồng bào các dân tộc, tôn giáo, người Việt Nam ở nước ngoài chung sức vì cộng đồng, xây dựng quê hương, đất nước.

Hai là, Vận động Nhân dân thi đua lao động sáng tạo, thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, giữ vững quốc phòng, an ninh của địa phương và đất nước: Khơi dậy mạnh mẽ hơn nữa tinh thần yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, tinh thần đoàn kết, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc của toàn dân tộc gắn với xây dựng, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa con người Việt Nam trong thời kỳ mới; bảo vệ môi trường; tăng cường tự quản, đẩy lùi tiêu cực, tội phạm và tệ nạn xã hội; tham gia các hoạt động đảm bảo an sinh xã hội, giúp đỡ người nghèo, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh; củng cố nền quốc phòng toàn dân, giữ vững thế trận an ninh nhân dân. Tiếp tục triển khai thực hiện tốt công tác vận động xây dựng Quỹ “Vì người nghèo” các cấp trong tỉnh phấn đấu đạt và vượt chỉ tiêu đề ra. Động viên các tầng lớp Nhân dân thi đua lao động sáng tạo, phát triển sản xuất kinh doanh, vươn lên làm giàu chính đáng, giảm nghèo bền vững, chung sức cùng Đảng bộ, chính quyền thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Ba là, phát huy dân chủ, tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền; giám sát và phản biện xã hội: Thực hiện vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, hội viên và các tầng lớp Nhân dân; tạo môi trường để nhân dân phát huy quyền làm chủ, bày tỏ ý kiến, kiến nghị và tâm tư nguyện vọng với Đảng, Nhà nước. Thực hiện chức năng giám sát, phản biện xã hội; đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, vận động Nhân dân tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền. Trong đó tập trung, giám sát những nội dung nổi cộm, bức xúc được dư luận và Nhân dân quan tâm. Tham gia góp ý các chính sách, dự thảo luật; tuyên truyền, phổ biến và thực hiện pháp luật, công tác hòa giải; tập huấn công tác Mặt trận tham gia hòa giải ở cơ sở.

Bốn là, tăng cường đoàn kết quốc tế, mở rộng hoạt động đối ngoại Nhân dân bằng các biện pháp tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện chủ trương đối ngoại của Đảng, chính sách ngoại giao của Nhà nước, tăng cường đoàn kết, hữu nghị, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước. Củng cố, xây dựng, mở rộng quan hệ hợp tác với các tổ chức Nhân dân các nước láng giềng, trong khu vực và thế giới, góp phần giữ vững hòa bình, độc lập và toàn vẹn lãnh thổ.

Năm là, tăng cường củng cố tổ chức, đổi mới nội dung, phương thức, nâng cao hiệu quả hoạt động của MTTQ Việt Nam, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới như rà soát các chương trình, kế hoạch phối hợp công tác giữa Mặt trận với các cơ quan nhà nước, các tổ chức thành viên cùng cấp và các tổ chức khác tại địa phương để duy trì hoạt động đảm bảo hiệu quả. Đồng thời củng cố, bổ sung Ủy viên Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp với thành phần, cơ cấu hợp lý, thực sự là liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện rộng rãi, đại diện tiêu biểu cho ý chí và nguyện vọng của Nhân dân. Xây dựng đội ngũ cán bộ ngang tầm với nhiệm vụ của Mặt trận trong tình hình mới, chuyên nghiệp, hoạt động hiệu quả, có phẩm chất và năng lực phù hợp với yêu cầu của công tác vận động quần chúng; mở rộng và phát huy mạnh mẽ vai trò của lực lượng cộng tác viên, bán chuyên trách. Củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy phù hợp với chức năng, nhiệm vụ theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu quả.

Nguồn tin: KHÁNH LIÊN -BDVTU

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây