BÌNH PHƯỚC ĐỀ RA 7 NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TIẾP TỤC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 33-NQ/TW TRONG GIAI ĐOẠN MỚI

Thứ hai - 06/05/2024 22:23 32 0
Với mục tiêu, tiếp tục xây dựng và phát triển văn hóa Bình Phước đa dạng, bản sắc và hội nhập; vừa đậm đà giá trị văn hóa của dân tộc, vừa giàu có bản sắc của địa phương. Tỉnh Bình Phước quyết tâm xây dựng con người Bình Phước phát triển toàn diện, có đầy đủ những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam; đồng thời phát huy mạnh mẽ các đặc tính nổi trội là hòa hợp, nghĩa tình, tự cường, kỷ cương, sáng tạo.
Nghề dệt thổ cẩm của người M’nông không chỉ mang nhiều ý nghĩa văn hóa đặc sắc mà còn thể hiện mối quan hệ gắn kết cộng đồng
Nghề dệt thổ cẩm của người M’nông không chỉ mang nhiều ý nghĩa văn hóa đặc sắc mà còn thể hiện mối quan hệ gắn kết cộng đồng
Thực hiện Kế hoạch số 417-KH/BTGTW, ngày 12/01/2024 của Ban Tuyên giáo Trung ương về tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngày 09/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Sau 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW, Chương trình hành động số 42-CTr/TU, nhận thức của đa số cấp ủy đảng, chính quyền, cán bộ, đảng viên và Nhân dân trong
 
https://media.baobinhphuoc.com.vn/upload/news/8_2023/35fa5c9c4640961ecf51_06231210072023_10565308082023_21263708082023.jpg
Lãnh đạo tỉnh và huyện Bù Đăng tham quan sản phẩm thổ cẩm của đồng bào M'nông ở Bình Phước

tỉnh Bình Phước về tầm quan trọng của việc xây dựng và phát triển văn hóa, con người trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập 17 quốc tế ngày càng được nâng lên. Các quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp, đảm bảo đúng mục đích, yêu cầu đề ra. Tỉnh đã vận dụng, triển khai thực hiện, từng bước đưa Nghị quyết vào cuộc sống, phù hợp với tình hình thực tế. Các cơ quan, đơn vị, địa phương đã chủ động trong tham mưu, đề xuất, xây dựng và ban hành các chương trình, kế hoạch, đề án về xây dựng phát triển văn hóa, con người trên địa bàn tỉnh. Nhiều chủ trương trên lĩnh vực văn hóa, văn nghệ và xây dựng con người được ban hành; nhiều chỉ tiêu văn hóa đạt và vượt; đã tập trung nhiều nguồn lực và gắn kết, lồng ghép các chương trình phát triển kinh tế - xã hội để xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh; xây dựng con người phát triển toàn diện. Qua đó, nâng cao nhận thức các cấp ủy đảng, chính quyền, cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về vị trí, vai trò của văn hóa trong đời sống xã hội cũng như tạo được sự đồng thuận, nhất trí cao trong Đảng, ngoài xã hội với việc tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ và các nhóm giải pháp Nghị quyết đã đề ra. Các chương trình, đề án về văn hóa được thực hiện theo đúng kế hoạch, đảm bảo yêu cầu, chất lượng và tiến độ, góp phần đưa nghị quyết vào cuộc sống, thiết thực nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân tỉnh Bình Phước. Bộ mặt xã hội, môi trường văn hóa, tình làng, nghĩa xóm, ứng xử… thay đổi đáng kể theo hướng tích cực, phát triển văn hóa dần tương xứng với phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa được lan tỏa gắn kết chặt chẽ với quốc phòng, an ninh và xây dựng Đảng.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Bình Phước có 45 di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng; trong đó có 5 di tích quốc gia đặc biệt, 12 di tích quốc gia, 28 di tích cấp tỉnh và 6 di sản văn hóa đã được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Tính đến nay, đã có 4 di sản văn hóa phi vật thể của các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Ngoài ra, tỉnh cũng đã phục dựng được 8 lễ hội của đồng bào các dân tộc thiểu số; mở các lớp truyền dạy và thực hành như: mô hình đan lát truyền thống của người Khmer, kỹ thuật chế biến rượu cần và dệt thổ cẩm của đồng bào S’tiêng…

Ngày 11/8/2023, Bình Phước là địa phương đầu tiên ở miền Nam tổ chức Hội nghị Văn hoá, hội nghị có quy mô lớn, mang tính chiến lược trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Bình Phước. Đây là đợt sinh hoạt chính trị rộng khắp, với 193 điểm cầu trong và ngoài tỉnh với hơn 12.700 đại biểu, cán bộ, đảng viên, Nhân dân tham gia trực tuyến và trực tiếp. Hội nghị là dịp để toàn Đảng, toàn quân và toàn dân tỉnh Bình Phước nói chung, ngành văn hoá, thể thao và du lịch nói riêng, nhất là những người làm công tác văn hóa, đội ngũ văn nghệ sĩ của tỉnh nhận thức sâu sắc, đầy đủ và toàn diện hơn về vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng của văn hoá trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; cổ vũ, khơi dậy mạnh mẽ khát vọng cống hiến vì quê hương, đất nước, tạo nguồn lực nội sinh và nguồn lực đột phá để thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Trên cơ sở đó, ngày 20/11/2023, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 14- NQ/TU về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Bình Phước đến năm 2030, định hướng đến năm 2045.

Kết quả thực hiện 04 nhóm giải pháp nêu trong Nghị quyết, Tỉnh ủy đã chỉ đạo việc đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng trong hoạt động vǎn hóa, vǎn học, nghệ thuật bảo đảm định hướng chính trị, tư tưởng và quyền tự do, dân chủ cá nhân trong sáng tạo. Kịp thời lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức quán triệt và ban hành chương trình, kế hoạch, đề án văn hóa, văn học, nghệ thuật để cụ thể hóa triển khai thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW. Đặc biệt, năm 2023, Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết số 14-NQ/TU về xây dựng và phát triển văn hóa con người Bình Phước năm 2030, định hướng đến năm 2045; trong đó phấn đấu đến năm 2030, trên 94% hộ gia đình được công nhận và giữ vững danh hiệu gia đình văn hóa. Trên 95% thôn, ấp, khu phố đạt danh hiệu văn hóa; 90% phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị. Trên 90% cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa. 100% thanh, thiếu nhi trong các trường học, đoàn viên thanh niên trên địa bàn tỉnh được trải nghiệm thực tế, tuyên truyền, giáo dục truyền thống, tìm hiểu về giá trị các di sản văn hóa tiêu biểu trên địa bàn tỉnh. 100% các lễ hội trong danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia của tỉnh được tổ chức định kỳ và có chất lượng. Các di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh đã xếp hạng được đầu tư, bảo tồn và phát huy giá trị. Xây dựng và hoàn thiện các thiết chế văn hoá cấp tỉnh như: bảo tàng, thư viện, nhà hát... Ngoài ra, hằng năm, tỉnh tổ chức gặp mặt văn nghệ sĩ; chỉ đạo đẩy mạnh sáng tác văn học, nghệ thuật về văn hóa, con người Bình Phước, đề tài chiến tranh cách 13 mạng, hưởng ứng cuộc thi viết chính luận về đề tài bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Qua đó, nhận thức và trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội có những chuyển biến tích cực, tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam. Mỗi cán bộ, đảng viên đã có sự chuyển biến trong nhận thức, gương mẫu thực hiện nếp sống văn minh, tích cực tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và những quy định của địa phương. Bảo đảm để hoạt động văn hóa, văn nghệ phát triển đúng định hướng chính trị, tư tưởng của Đảng, bảo đảm quyền tự do, dân chủ trong sáng tác, biểu diễn, hưởng thụ trên cơ sở phát huy tính tự nguyện, tự giác của cộng đồng. Tập trung xây dựng văn hóa từ trong Đảng, trong bộ máy Nhà nước, trong đó nội dung quan trọng là tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức nêu cao vai trò gương mẫu trong việc thực hiện nghiêm các quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

Để Tiếp tục xây dựng và phát triển văn hóa Bình Phước đa dạng, bản sắc và hội nhập; vừa đậm đà giá trị văn hóa của dân tộc, vừa giàu có bản sắc của địa phương. Xây dựng con người Bình Phước phát triển toàn diện, có đầy đủ những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam; đồng thời phát huy mạnh mẽ các đặc tính nổi trội là hòa hợp, nghĩa tình, tự cường, kỷ cương, sáng tạo. Tỉnh ủy đã đề ra 7 nhiệm vụ, giải pháp cụ thể như sau:

1. Tiếp tục quán triệt, thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 33-NQ/TW; Kết luận số 76-KL/TW, ngày 04/6/2020 của Bộ Chính trị; Kết luận của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021; Nghị quyết số 14-NQ/TU của Tỉnh ủy và các nghị quyết, chỉ thị, kết luận, văn bản chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh về văn hóa, con người.
2. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp và sự phối hợp đồng bộ của các ngành, cơ quan đơn vị trong xây dựng và phát triển văn hóa, con người để đáp ứng yêu cầu phát triển và bền vững tỉnh Bình Phước.

3. Thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực văn hóa. Nâng cao chất lượng toàn diện việc xây dựng đời sống văn hóa và môi trường văn hóa thông qua đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước và phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Tuyên truyền vận động Nhân dân thực hiện tốt phong trào xây dựng gia đình văn hóa, khu dân cư văn hóa, thực hiện tốt nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội.

 4. Duy trì công tác bảo tồn và phát huy các di tích lịch sử văn hóa, bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp; khuyến khích tổ chức các hoạt động lễ hội truyền thống của các dân tộc cộng đồng Bình Phước, bảo tồn nghề truyền thống. Kiên quyết ngăn 19 chặn, đẩy lùi các tệ nạn xã hội, kiểm tra thường xuyên nhằm chấn chỉnh kịp thời các hoạt động, dịch vụ văn hóa; các sáng tác, bình luận, chia sẻ không lành mạnh về văn hóa trên không gian mạng xã hội.

5. Chú trọng xây dựng các thiết chế sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, thể thao cộng đồng; phổ biến những mô hình hay, những kinh nghiệm tốt. Tiếp tục thực hiện công tác xã hội hóa sự nghiệp văn hóa, đẩy mạnh đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa, trong đó chú trọng xây dựng các công viên, hoa viên, khu vui chơi, giải trí. Nâng cấp, mở rộng các trung tâm văn hóa - thể dục thể thao tuyến huyện.

6. Nâng cao văn hóa ứng xử trong Đảng, đề cao tính gương mẫu của mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức về đạo đức, lối sống. Phát huy vai trò của gia đình, cộng đồng xã hội trong việc xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh.

7. Chú trọng công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ văn hóa; có chế độ đãi ngộ tài năng trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật.

Nguồn tin: Anh Đào (Nguồn ảnh: Bình Phước Online)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập9
  • Hôm nay2,513
  • Tháng hiện tại63,628
  • Tổng lượt truy cập1,365,691
hcm bdv001 hcm bdv002
Liên kết


bien dao01bien dao02
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây