Bình Phước 4 tập thể, 39 cá nhân điển hình, tiên tiến trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2023 được biểu dương, tôn vinh.

Thứ năm - 07/12/2023 20:19 141 0
Bình Phước luôn quan tâm, chú trọng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động ở vùng đồng bào DTTS; kịp thời chuyển tải chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với đồng bào; tăng cường nguồn lực đầu tư phát triển KT-XH, tạo sinh kế, giảm nghèo bền vững. Chú trọng củng cố và giữ vững niềm tin của đồng bào đối với Đảng và Nhà nước.
Đ/c Trần Tuyến Minh, UVBTV,  Phó chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại hội nghị
Đ/c Trần Tuyến Minh, UVBTV, Phó chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại hội nghị
Ngày 6/12, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước tổ chức Hội nghị biểu dương, tôn vinh các điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Bình Phước lần thứ Nhất năm 2023.

Bình Phước là tỉnh miền núi, biên giới thuộc khu vực miền Đông Nam bộ, có diện tích tự nhiên là 6.876 km2, phía Bắc giáp tỉnh Đăk Nông và Campuchia, phía Nam giáp tỉnh Bình Dương, phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai và tỉnh Lâm Đồng, phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và Campuchia; có đường biên giới dài 260 km. Tỉnh có 07 huyện, 03 thị xã, 01 thành phố với 111 xã, phường, thị trấn; trong đó có: 58 xã, phường, thị trấn vùng DTTS và miền núi, có 15 xã biên giới. Dân số toàn tỉnh 1.034.667 người với 41 thành phần dân tộc, có 203.519 người DTTS (chiếm 19,67%) với 2.948 đảng viên; đồng bào DTTS chủ yếu sống bằng nghề nông nghiệp, tập trung ở địa bàn miền núi, vùng xa, biên giới, có vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng an ninh và môi trường sinh thái. Toàn tỉnh có 113.362 tín đồ người DTTS (chiếm 46,64% tổng số tín đồ tôn giáo).
 
1
Tập thể, cá nhân điển hình được tôn vinh
Trong những năm qua, các chính sách đầu tư cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã tạo sức lan tỏa sâu rộng, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển, giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Qua các phong trào thi đua, đã xuất hiện nhiều tấm gương tập thể, cá nhân người dân tộc thiểu số điển hình tiên tiến trên các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Giai đoạn 2021-2023, Bình Phước có nhiều điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, tiêu biểu trong các trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng và an ninh, góp phần xây dựng - phát triển đất nước.

Theo đó, các điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã phát huy có hiệu quả vai trò của mình, luôn gương mẫu về lối sống, làm nhiều việc tốt, được nhân dân tin tưởng và làm theo. Họ là cầu nối giữa cấp ủy, chính quyền địa phương với nhân dân; tích cực tuyên truyền, vận động người dân chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước…

Bên cạnh những kết quả đạt được, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi ở Bình Phước còn tồn tại nhiều khó khăn và thách thức, cần phải được quan tâm giải quyết.

Cụ thể, kinh tế - xã hội trong vùng còn chậm phát triển; nhiều tiềm năng, lợi thế chưa được khai thác, phát huy đúng mức; trình độ dân trí còn thấp so với mặt bằng chung của tỉnh, một số tập tục lạc hậu còn tồn tại; đời sống một số hộ dân tộc thiểu số gặp nhiều khó khăn; giá cả hàng nông sản không ổn định, mất giá; tỉ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo trong vùng dân tộc thiểu số còn cao…

Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Trần Tuyết Minh, UVBTV, phó chủ tịch UBND tỉnh khẳng định: Hội nghị lần này có ý nghĩa quan trọng, không chỉ ghi nhận vai trò của người có uy tín, già làng tiêu biểu, cán bộ cốt cán, nhân sĩ, trí thức, doanh nhân... trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, mà còn thể hiện sự quan tâm của cả hệ thống chính trị đối với công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc. Trong thời gian qua, mặc dù gặp nhiều khó khăn, song với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, sự chung sức đồng lòng của người dân và cộng đồng doanh nghiệp, tình hình kinh tế - xã hội của Bình Phước năm 2023 có nhiều điểm sáng tích cực.

Kinh tế toàn tỉnh nói chung và vùng đồng bào DTTS tiếp tục có bước tăng trưởng, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP), theo công bố của Tổng cục Thống kê đạt 7,36% cao hơn mức bình quân chung của cả nước, cao nhất vùng Đông Nam bộ, đứng thứ 17/63 tỉnh, thành trong nước. Tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh, đầu năm toàn tỉnh có 2.879 hộ nghèo, trong đó có 1.696 hộ đồng bào DTTS, theo kết quả sơ bộ đến ngày 30/11, toàn tỉnh còn 1.170 hộ (giảm 59,37%), hộ nghèo DTTS còn 589 hộ (giảm 65,3%). Hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao vùng đồng bào DTTS luôn được quan tâm; văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc được bảo tồn, phát huy, gắn với phát triển du lịch. Chất lượng giáo dục toàn diện được nâng lên; cơ sở vật chất phục vụ dạy và học tiếp tục được đầu tư, sửa chữa và nâng cấp; chính sách thu hút đối với giáo viên, cán bộ giáo dục công tác ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn của đồng bào được thực hiện hiệu quả. Công tác phổ cập giáo dục, xoá mù chữ trong đồng bào DTTS được quan tâm thực hiện, đến nay tỉnh đã phổ cập xong giáo dục trung học cơ sở ở vùng đồng bào dân tộc. Công tác khám, chữa bệnh vùng DTTS được đảm bảo, đã có những bước tiến quan trọng, nhiều danh mục kỹ thuật không ngừng được chuyển giao, áp dụng điều trị hiệu quả cho người bệnh; các chương trình y tế quốc gia, y tế cộng đồng được thực hiện tốt; công tác tiêm chủng, chăm sóc sức khoẻ trẻ em được triển khai đầy đủ. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội vùng biên giới, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi cơ bản ổn định; chủ quyền biên giới quốc gia được giữ vững; công tác quốc phòng, an ninh được tăng cường. Hệ thống chính trị các cấp, nhất là ở cơ sở không ngừng được củng cố, kiện toàn và từng bước nâng cao chất lượng hoạt động... 

Để tiếp tục cải thiện cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số, đồng chí Trần Tuyết Minh, UVBTV, phó chủ tịch UBND tỉnh đề nghị các cơ quan, địa phương chủ động xây dựng kế hoạch, đề ra giải pháp, thực hiện hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, trong đó cần chú trọng lĩnh vực văn hóa.

Thực hiện hướng dẫn của Trung ương, tỉnh Bình Phước đã ban hành nhiều văn bản triển khai thực hiện công tác bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa các dân tộc, điển hình là các hoạt động văn hóa, thông tin, xây dựng thiết chế văn hóa vùng dân tộc thiểu số được triển khai thực hiện có hiệu quả, đáp ứng tốt yêu cầu phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phương; công tác văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, tuyên truyền được tổ chức đáp ứng nhu cầu thụ hưởng của người dân; công tác giữ gìn và phát huy di sản văn hóa DTTS luôn được quan tâm thực hiện. Tỉnh đã phê duyệt 23/25 danh mục văn hóa phi vật thể thuộc văn hóa đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh, trong đó có 04 di sản được ghi vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã kết hợp với các cơ quan chức năng của Trung ương, địa phương triển khai thực hiện các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học về bảo tồn, phát huy văn hóa các dân tộc thiểu số như: Tổng điều tra di sản văn hóa phi vật thể của người S’Tiêng; thực hiện Dự án “Ứng xử đối với môi trường tự nhiên của người S’Tiêng”; Dự án “Tổng điều tra di sản văn hóa phi vật thể của người Khmer”; Sưu tầm phục vụ trưng bày nhà dài truyền thống tại di tích Bom Bo, huyện Bù Đăng; Sưu tầm hiện vật về văn hóa truyền thống của người M’nông Bình Phước; Dự án “Phục dựng lễ hội lập làng mới của người S’Tiêng Bình Phước”; Dự án “Phục dựng lễ hội Phá Bàu của người Khmer Bình Phước”; Dự án “Phục dựng lễ hội Xuống đồng của người Khmer Bình Phước”; Dự án “Nghiên cứu, khảo sát và định dạng âm nhạc của người S’Tiêng Bình Phước”; Dự án phục dựng Lễ hội kết bạn của cộng đồng người M’nông.

Hằng năm, các lễ hội truyền thống của các DTTS được tổ chức trang trọng, vui tươi, an toàn như: Lễ cầu mưa, Mừng lúa mới của dân tộc S’tiêng; Lễ phá bàu của dân tộc Khmer xã Lộc Khánh, huyện Lộc Ninh; Tết Chôl Chnăm Thmây của dân tộc Khmer, Lễ Ramadhan dân tộc Chăm;…

Đồng thời, lưu ý các cơ quan, địa phương, đơn vị tiếp tục nhân rộng các điển hình tiên tiến, phát huy hiệu quả vai trò của già làng, người có uy tín, cán bộ cốt cán, nhân sĩ, trí thức, doanh nhân, người sản xuất - kinh doanh giỏi và thế hệ trẻ đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

Cũng tại hội nghị, 4 tập thể và 39 cá nhân điển hình, tiên tiến trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2023 được trao tặng bằng khen của chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước.

Nguồn tin: Anh Đào - BDVTU

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập25
  • Hôm nay2,537
  • Tháng hiện tại32,122
  • Tổng lượt truy cập1,334,185
hcm bdv001 hcm bdv002
Liên kết


bien dao01bien dao02
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây