CÁC CẤP HỘI NÔNG DÂN HỖ TRỢ HỘI VIÊN ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ PHÁT TRIỂN KINH TẾ ỔN ĐỊNH CUỘC SỐNG

Thứ ba - 20/04/2021 09:50 389 0
Trong những năm qua, các cấp Hội đã phát huy vai trò trong việc trực tiếp và phối hợp với một số ngành chức năng liên quan thực hiện tốt một số chương trình, đề án phát triển kinh tế trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh đạt được nhiều kết quả tích cực.
Hội Nông dân tỉnh tổ chức giao vốn cho hội viên nghèo  đồng bào dân tộc thiểu số xã Minh Lập huyện Chơn Thành.Báo Bình Phước
Hội Nông dân tỉnh tổ chức giao vốn cho hội viên nghèo đồng bào dân tộc thiểu số xã Minh Lập huyện Chơn Thành.Báo Bình Phước
Thời gian qua tỉnh đã quan tâm tập trung nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng, triển khai nhiều chính sách, dự án đầu tư vùng dân tộc thiểu số, chuyển giao khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi hỗ trợ các hộ nghèo, cận nghèo đồng bào dân tộc thiểu số có điều kiện phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan tỷ lệ hộ nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn cao, chiếm 51,07% trên tổng số hộ nghèo của tỉnh. Địa bàn có số hộ nghèo cao tập trung ở vùng đông dân tộc thiểu số tại chỗ, miền núi, vùng xa, biên giới.

Theo thống kê hiện nay tổng số hội viên nông dân dân tộc thuộc diện hộ nghèo là 1.035 hộ (chiếm 1,15% hội viên nông dân toàn tỉnh). Đồng bào dân tộc thiểu số nghèo phần đông là các dân tộc tại chỗ như S’tiêng, M’Nông, Khmer…các dân tộc từ nơi khác mới di cư tới sinh sống tại địa bàn như: Tày, Nùng, Hoa, Chăm…Nguyên nhân nghèo phần nhiều là do thiếu đất sản xuất, thiếu công cụ lao động, sản xuất nhỏ, lẻ theo kiểu tự cung, tự cấp; đồng bào dân tộc thiểu số sống chủ yếu trồng trọt dựa vào cây điều là chính, song giá cả lại phụ thuộc vào thị trường luôn bấp bênh và thời tiết cũng làm ảnh hưởng đến năng suất sản lượng điều nên nhiều hộ đồng bào dân tộc phải bán điều non, vay tiền lãi suất cao mua giống, phân bón, cầm cố, bán đất…do cư trú ở vùng sâu, vùng xa nên thường thiếu thông tin, bị tư thương chèn ép giá. Một mặt do trình độ dân trí thấp nên khó tiếp thu ứng dụng các thành tựu tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Những vấn đề này khẳng định: công tác hỗ trợ nông dân các dân tộc phát triển sản xuất, tăng thu góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo, chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu lao động nông thôn, tạo thêm nhiều việc làm…rất cần sự hỗ trợ của các cấp, các ngành, đồng thời cũng là  trách nhiệm của toàn hệ thống chính trị trong tỉnh.

Quán triệt thực hiện các nghị quyết của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, hàng năm Hội Nông dân tỉnh đã xây dựng kế hoạch, hướng dẫn, chỉ đạo tổ chức thực hiện chính sách dân tộc ở các huyện, thị, thành Hội. Đặc biệt là đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tập huấn trang bị kiến thức áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chuyển đổi cơ cấu sản xuất, cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nhằm tăng năng suất sản lượng, chất lượng hàng nông sản, góp phần nâng cao thu nhập, tập trung huy động các nguồn vốn để hỗ trợ cho đồng bào các dân tộc có điều kiện phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống, vươn lên làm giàu và thoát nghèo bền vững, Hội Nông dân tỉnh đã tổ chức điều tra, khảo sát thực trạng tình hình đời sống, tâm tư, nguyện vọng của đồng bào dân tộc để xây dựng các chương trình, mục tiêu, dự án hỗ trợ kịp thời, cụ thể: Hội Nông dân tỉnh đã phối hợp với Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Khoa học và Công nghệ xây dựng kế hoạch tổ chức các lớp dạy nghề: chăm sóc và khai thác mủ cao su, Thú y, chăn nuôi, cài đặt, lắp ráp máy vi tính cho con em hội viên đồng bào dân tộc trong tỉnh, đã mở hơn 120 lớp dạy nghề, với hơn 4.200 học viên theo học (trong đó có 1.235 học viên là con em đồng bào dân tộc). Sau khi được cấp chứng chỉ đã liên hệ xin vào cạo mủ tại các nông trường nhà nước hoặc cao su tiểu điền, góp phần tăng thu nhập cải thiện đời sống. Giải ngân nguồn vốn Qũy Hỗ trợ nông dân của Trung ương Hội phân bổ và của tỉnh hơn 7,5 tỷ đồng, gồm 14 dự án, giải ngân cho 185 hộ vay; phối hợp chặt với các ngành chức năng như: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tổ chức tập huấn trên 78 lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật cho trên 5.460 hội viên đồng bào tham dự; phối hợp với Ngân hàng Chính sách Xã hội giải ngân cho gần 1.032 hộ vay hơn 03 tỷ đồng; ký kết với các doanh nghiệp mua phân bón, vật tư nông nghiệp với phương thức trả chậm cho hội viên hơn 10.000 tấn phân các loại, 2.560 lít thuốc xịt cỏ và các loại vật tư nông nghiệp khác trị giá hơn 10 tỷ đồng giúp đỡ cho 5.650 lượt hội viên là đồng bào dân tộc có hoàn cảnh khó khăn đầu tư vào sản xuất. Bằng sự tác động trực tiếp của Hội, thời gian qua có có hơn 16.450 lượt hộ hội viên là đồng bào dân tộc đạt danh hiệu nông dân sản xuất – kinh doanh giỏi các cấp, cũng thông qua phong trào này có hơn 3.000 hộ đồng bào dân tộc thoát nghèo, vươn lên làm ăn khá giàu. Bên cạnh đó hàng năm, các cấp Hội đã phát động phong trào thi đua vận động hội viên nông dân với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” trong vùng đồng bào dân tộc ra sức đóng góp sức người, sức của để xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn. Đã đóng góp hơn 356.650 triệu đồng, hơn 15.000 ngày công lao động, sửa chữa và làm mới hàng trăm kilômét đường giao thông nông thôn, nạo vét trên 178 km kênh mương, làm mới, nâng cấp 23 cầu, cống, 15 phòng học, trạm xá, 50 giếng nước, xây dựng tặng 45 căn nhà tình thương, tình nghĩa và đóng góp xây dựng trên 30 căn nhà đại đoàn kết.

Xác định rõ phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho hội viên nông dân các dân tộc là trung tâm và mũi nhọn của Hội, do vậy hàng năm, Ban thường vụ tỉnh Hội đã tổ chức triển khai, xây dựng chỉ tiêu thi đua phấn đấu đạt danh hiệu nông dân sản xuất-kinh doanh giỏi, phát động mạnh mẽ nội dung phong trào đến từng hộ gia đình nông dân đăng ký, trong đó có 100% hội viên là đồng bào dân tộc đăng ký phấn đấu. Hàng năm có trên 4.000/27.000lượt hội viên là đồng bào dân tộc đăng ký phấn đấu đạt danh hiệu nông dân sản xuất kinh doanh giỏi các cấp. Hiện toàn tỉnh có 2.455 hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi là đồng bào dân tộc thiểu số. Đã có nhiều tấm gương tiêu biểu, điển hình được tôn vinh như ông Điểu Thiệt (xã Đồng Nơ - H. Hớn Quản), bà Nông thị Ranh (xãThuận Lợi – H.Đồng Phú), ông Thạch Don (Phường Tân Thiện - TP. Đồng Xoài), ông Điểu Bước (xã Lộc An - H.Lộc Ninh), Hộ ông Nông Văn Kháng (xã Tân TiếnH.Bù Đốp), ông Điểu Khinh (xã Bình Sơn - H.Phú Riềng), bà Thiệu Thị Duyên ( xã Minh Thắng - H.Chơn Thành), ông Điểu Kên (xã Thanh Lương - TX.Bình Long).

Nhờ đó,  hiện nay vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh về cơ bản đời sống kinh tế - xã hội của đồng bào dân tộc thiểu số đã từng bước ổn định và có bước phát triển mới, các nguồn lực đầu tư ngày càng nhiều hơn, quốc phòng – an ninh và trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

Nguồn tin: Tấn Nhu

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập7
  • Hôm nay2,086
  • Tháng hiện tại70,337
  • Tổng lượt truy cập1,168,471
hcm bdv001 hcm bdv002
Liên kết


bien dao01bien dao02
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây