Hớn Quản: Phát huy công tác Dân vận trong việc thực hiện tốt các chính sách chăm lo đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số

Thứ ba - 12/07/2022 10:26 337 0
Huyện Hớn Quản được tái lập trên cơ sở từ huyện Bình Long và đi vào hoạt động từ ngày 01/11/2009. Huyện Hớn Quản nằm ở phía tây của tỉnh Bình Phước, với diện tích là 661,85 km2. Toàn huyện có 25.595 hộ/102.887 nhân khẩu, trong đó có 12 dân tộc thiểu số với 5.035 hộ/21.432 khẩu, chiếm 22% dân số toàn huyện Đồng bào các dân tộc thiểu số sống đan xen tại 102 ấp, sóc, khu phố của 13 xã, thị trấn. Các hộ DTTS sống chủ yếu bằng nghề nông nghiệp tại các xã vùng xâu, vùng xa.
Bà Lệ Thị Mỹ Linh – UVBTV, Trưởng Ban Dân vận, Chủ tịch UBMTTQ VN huyện Hớn Quản, tuyên truyền, phổ biến các luật liên quan cho các già làng, NCUT trong đồng bào DTTS tại UBND xã  Thanh Bình
Bà Lệ Thị Mỹ Linh – UVBTV, Trưởng Ban Dân vận, Chủ tịch UBMTTQ VN huyện Hớn Quản, tuyên truyền, phổ biến các luật liên quan cho các già làng, NCUT trong đồng bào DTTS tại UBND xã Thanh Bình
Phát huy hiệu quả các chương trình, chính sách, dự án phát triển  kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS
Những năm qua với các Dự án, Chương trình mục tiêu quốc gia được đầu tư ở các vùng đồng bào DTTS trên địa bàn huyện đã góp phần làm thay đổi  tích cực bộ mặt nông thôn trong các ấp, sóc trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đời sống vật chất, tinh thần của bà con được cải thiện, từng bước ổn định không  còn hộ du canh, du cư, đồng bào đã tập trung định canh định cư, phát triển sản xuất  bên cạnh đó nhiều mô hình sản xuất giỏi, nhiều hộ đã thoát nghèo, tỉ lệ hộ nghèo, hộ đặc biệt khó khăn ngày càng giảm.

Các chương trình, chính sách dân tộc luôn được Huyện ủy, UBND huyện quan tâm, chỉ đạo kịp thời; các phòng, ban theo chức năng nhiệm vụ luôn chủ động tham mưu kịp thời, các hệ thống giao thông đường liên xã đã được nhựa hóa 100%; đường liên ấp trong vùng đồng bào DTTS đã được đầu tư bê tông xi măng, cấp phối sỏi đỏ, các chương trình, dự án đầu tư đã mang lại thiết thực cho bà con đồng bào.

Công tác giảm nghèo cho vùng đồng bào DTTS được huyện quan tâm, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả. Trong đó, năm 2021 đã thực hiện hoàn thành nguồn kinh phí hỗ trợ 47 hộ nghèo  DTTS theo chương trình giảm 1.000 hộ nghèo của tỉnh, đã giải ngân 3,484,135 tỷ đồng/3,5 tỷ đồng, đạt 99,5% kế hoạch giao. Năm 2022, giảm 230 hộ nghèo, trong đó có 160 hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số, hiện đã giải ngân kinh phí hỗ trợ các nhu cầu của người dân để thực  hiện giảm 160 hộ nghèo đồng bào DTTS.

Về hoạt động văn hóa – thông tin: Nhằm tạo điều kiện cho đồng bào dân tộc thiểu số bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, lưu giữ những nét đẹp truyền thống và xây dựng đời sống văn hóa ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Hàng năm, huyện tổ chức đi thăm và chúc mừng các cán bộ hưu trí, già làng, người có uy tín nhân dịp Tết Nguyên đán, tổ chức thăm và tặng quà nhân lễ tết của đồng  bào, tham dự các lễ của đồng bào DTTS trên địa bàn (như lễ cầu mưa, lễ mừng lúa  mới, lễ hội cồng chiêng, lễ sen đolta, tết Chôl chnăm thmây). Các phong trào văn  hóa, thể dục - thể thao vùng đồng bào dân tộc thiểu số phát triển mạnh, UBND  huyện đã tổ chức thành công Liên hoan Văn hóa – Thể thao các dân tộc thiểu số  năm 2019.

Về giáo dục, đào tạo: Ngành giáo dục đã nỗ lực, phấn đấu tiếp tục thực  hiện đổi mới công tác quản lý, dạy và học; phát huy nội lực, hướng tới mục tiêu  đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đào tạo; triển khai thực hiện có hiệu quả các  cuộc vận động và phong trào thi đua; hệ thống trường lớp tiếp tục được hoàn thiện, nâng cấp tạo điều kiện học tập ngày càng tốt hơn cho học sinh.

Về y tế, chăm sóc sức khỏe: Công tác chăm sóc sức khỏe được tăng cường, công tác phòng chống dịch bệnh được quan tâm thường  xuyên. 13/13 Trạm y tế xã được xây dựng kiên cố, khang trang, đã và đang được  đầu tư mua sắm trang thiết bị theo quy định, cơ bản đáp ứng nhu cầu khám chữa  bệnh ngày càng cao của nhân dân. 13/13 Trạm y tế đạt chuẩn quốc gia về y tế, đạt  100%; Số Bác sỹ/ vạn dân của cả huyện là 3,96 bác sỹ; số Trạm y tế có Bác sỹ:  13/13 trạm, đạt 100%; số giường bệnh/vạn dân là 10.000 giường. Số trẻ dưới 1 tuổi được tiêm chủng đạt 80%, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi khống chế theo  cân nặng đạt 6,34%; Không có người mắc các bệnh trong Chương trình tiêm chủng  mở rộng. Tiêm ngừa uốn ván cho phụ nữ có thai, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ  mang lại hiệu quả cao trong công tác phòng ngừa tai biến sản khoa. Không có  trường hợp bị sốt rét…
Phong trào thi đua “Dân  vận khéo” trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số được nhân rộng
 
Năm 2021, trên toàn huyện đã thành lập các mô hình chăn nuôi, trồng trọt, Mô hình 1-1 trong  phòng, chống dịch Covid-19, Tổ Covid cộng đồng, Mô hình Mười giúp một, mô  hình heo đất đồng hành khởi nghiệp, Tổ tự quản an ninh ấp sóc, Đồng bào các dân  tộc nói không với truyền đạo trái pháp luật, Mô hình thu gom rác thải tái chế.Trong 06 tháng đầu năm 2022, đã nhân rộng các mô hình và thành lập một số mô hình: Tổ tự quản  giảm nghèo bền vững; Mô hình Thanh niên tôn giáo, vùng đồng bào DTTS phòng, chống tội phạm ở khu Định canh định cư ấp Tằng Hách xã An Phú; Mô hình Heo đất đồng hành khởi nghiệp cùng phụ nữ DTTS ấp Tổng Cui Nhỏ, mô hình CLB thanh niên sống đẹp, sống có ích, mô hình Thanh niên dân tộc giúp nhau phát triển  kinh tế tại ấp 23 Lớn, mô hình phụ nữ DTTS sống tốt đời đẹp đạo ấp Sóc Dày và  mô hình Tôn giáo đồng hành cùng Mặt trận trong công tác giảm nghèo tại các khu  dân cư xã Phước An; Câu lạc bộ Tư vấn dân chủ - pháp luật tại Sóc 5 xã Minh  Tâm. Thông qua các mô hình góp phần bảo vệ an ninh trật tự ở địa phương, tạo  nguồn vốn giúp đỡ nhau phát triển kinh tế và trong lúc khó khăn, phân loại rác thải  bảo vệ môi trường…

Phát huy những kết quả đã đạt được, để tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi trong thời gian tới, huyện Hớn Quản sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và xã hội về công tác dân tộc, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể trong chăm lo đời sống đồng bào DTTS. Thường xuyên kiện toàn hệ thống chính trị vùng đồng bào DTTS, nâng cao chất lượng cán bộ vùng DTTS. Đồng thời, tăng cường các nguồn lực đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng gắn với bảo tồn các giá trị văn hóa của đồng bào DTTS; nhân rộng những mô hình hỗ trợ sản xuất hiệu quả, thiết thực giúp đồng bào nâng cao thu nhập, phát triển đời sống văn hóa xã hội. Từ đó, tăng cường niềm tin của đồng bào DTTS đối với Đảng, Nhà nước, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện.

Nguồn tin: Minh Hùng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây