NHỮNG GIẢI PHÁP CỤ THỂ ĐỂ CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ KINH DOANH, NÂNG CAO CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH

Thứ ba - 04/08/2020 02:46 382 0
Báo cáo thường niên chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI - Provincial Competitiveness Index) 2019 do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI - Vietnam Chamber of Commerce and Industry) phối hợp với Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID - United States Agency For International Development) công bố, kết quả Chỉ số PCI của tỉnh Bình Phước năm 2019 tiếp tục được cải thiện. Mặc dù xếp hạng 61/63 tỉnh thành, bằng thứ hạng của năm 2018, nhưng điểm số tăng 2,19 điểm (từ 60,02 điểm lên 62,21 điểm). Tuy nhiên, chưa đáp ứng so với yêu cầu đặt ra (Kế hoạch năm 2019 đề ra là tăng từ 5-7 bậc so với năm 2018).
Năm 2019, Chỉ số PCI của Bình Phước xếp hạng 61/63 tỉnh, thành
Năm 2019, Chỉ số PCI của Bình Phước xếp hạng 61/63 tỉnh, thành
Nguyên nhân Chỉ số PCI của tỉnh đạt thấp là do có 06/10 Chỉ số thành phần xếp hạng đạt thấp. Cụ thể: (1) Chỉ số Chi phí thời gian: trọng số 5%, năm 2019 đạt 5,93 điểm, xếp hạng 56/63 tỉnh thành, giảm 1,01 điểm và giảm 24 bậc so với năm 2018; (2) Chỉ số Chi phí không chính thức: trọng số 10%, năm 2019 đạt 5,69 điểm, xếp hạng 51/63 tỉnh thành, giảm 0,55 điểm và giảm 27 bậc so với năm 2018; (3) Chỉ số dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp: trọng số 20%, năm 2019 đạt 5,85 điểm, xếp hạng 44/63 tỉnh thành, giảm 1,02 điểm và giảm 28 bậc so với năm 2018; (4) Chỉ số Tính năng động của chính quyền: trọng số 5%, năm 2019 đạt 5,39 điểm, xếp hạng 62/63 tỉnh thành, mặc dù tăng 1,16 điểm nhưng xếp hạng giữ nguyên so với năm 2018; (5) Chỉ số Thiết chế pháp lý và An ninh trật tự: trọng số 5%, năm 2019 đạt 5,72 điểm, xếp hạng 59/63 tỉnh thành, mặc dù tăng 0,30 điểm nhưng chỉ tăng 01 bậc so với năm 2018; (6) Chỉ số Tính minh bạch: trọng số 20%, năm 2019 đạt 6,41 điểm, xếp hạng 54/63 tỉnh thành, mặc dù tăng 0,42 điểm nhưng giảm 09 bậc so với năm 2018.
Qua phân tích 128 chỉ tiêu con của 10 chỉ số thành phần cho thấy các chỉ số đạt thấp chủ yếu là do: (1) Số ngày đăng ký doanh nghiệp của tỉnh còn cao, thời gian giải quyết thủ tục cho doanh nghiệp còn chậm; (2) Cán bộ am hiểu chuyên môn sâu về nghiệp vụ được doanh nghiệp đánh giá thấp; (3) Công tác thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp còn nhiều, có nội dung còn trùng lắp; (4) Tình trạng bôi trơn, phải trả thêm các khoản chi phí không chính thức chưa giảm; (5) Các dịch vụ hỗ trợ cho doanh nghiệp chưa được nhiều như: đào tạo kế toán, tài chính, quản trị kinh doanh; (6) Tòa án các cấp chậm giải quyết trong các vụ án kinh tế.
Ngoài những hạn chế nêu trên, nguyên nhân chủ yếu còn do tỉnh Bình Phước gặp bất lợi về hạ tầng giao thông chính như không có đường hàng không, đường biển và đường sông; chưa có đường bộ cao tốc và đường sắt; một số khu, cụm công nghiệp chưa được đầu tư cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh để thu hút đầu tư.
Với vai trò là cơ quan tham mưu, tổng hợp và Thường trực Tổ công tác PCI của tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã chủ động phối hợp với các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch và giải pháp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao Chỉ số PCI của tỉnh. Trong đó, tập trung vào các giải pháp cụ thể: (1) Tiếp tục thực hiện đầy đủ, nhất quán và hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp theo các mục tiêu đề ra tại Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01/01/2020 của Chính phủ với các nhiệm vụ trọng tâm: Tăng cường các buổi tiếp xúc của lãnh đạo tỉnh với doanh nghiệp để nghe và kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp. Nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tinh thần trách nhiệm và ý thức tổ chức kỷ luật của đội ngũ cán bộ công chức, viên chức. Xử lý nghiêm các trường hợp gây nhũng nhiễu, phiền hà cho doanh nghiệp. Thực hiện giải quyết 100% thủ tục hành chính tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh theo nguyên tắc 4 tại chỗ và giải quyết hồ sơ theo phương thức điện tử, không nhận văn bản giấy; đảm bảo hoạt động cung cấp dịch vụ công trực tuyến đạt mức độ 3, mức độ 4. Triển khai hiệu quả Đề án đô thị thông minh của tỉnh, tạo dựng nền tảng trong việc xây dựng chính quyền điện tử nhằm đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý để phục vụ người dân và doanh nghiệp. Tuyên truyền rộng rãi về những chính sách, quy định mới về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh để người dân, doanh nghiệp hiểu rõ, áp dụng trong giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính. Triển khai thực hiện tốt chính sách khuyến khích, ưu đãi và hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh. Tăng cường tính công khai, minh bạch, nâng cao tính cạnh tranh trong hoạt động đấu thầu các dự án đầu tư xây dựng, mua sắm hàng hóa thực hiện từ nguồn vốn ngân sách nhà nước; thực hiện 100% việc đấu thầu qua mạng (trừ các gói thầu có giá trị nhỏ trong hạn mức chỉ định thầu). Thực thi đúng, đầy đủ những quy định về điều kiện kinh doanh đã được đơn giản hóa; không tự đặt thêm điều kiện kinh doanh dưới mọi hình thức. Thực hiện cắt giảm các chi phí về tuân thủ pháp luật, phí và lệ phí, giảm chi phí đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp. Tiếp tục thực hiện cải cách toàn diện công tác quản lý, kiểm tra chuyên ngành; không được thanh, kiểm tra doanh nghiệp quá 01 lần/năm. Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt theo quy định, ưu tiên giải pháp thanh toán trên thiết bị di động và thẻ ATM. Nghiên cứu phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo. Khuyến khích, hỗ trợ mạnh mẽ các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cung cấp các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp. (2) Tập trung cải thiện các Chỉ số thành phần có thứ hạng đạt còn thấp, cụ thể:  Chỉ số Chi phí thời gian xếp hạng thứ 56/63 tỉnh thành: Giám đốc các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm: Tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, trong đó chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện thủ tục hành chính. Tiếp tục rà soát, loại bỏ các thủ tục hành chính không còn phù hợp, gây phiền hà cho doanh nghiệp. Tăng cường đầu tư hạ tầng viễn thông và công nghệ thông tin đáp ứng xây dựng chính quyền điện tử. Triển khai hiệu quả hoạt động Trung tâm giám sát đô thị thông minh của thành phố Đồng Xoài, trong đó có các phần mềm tiện ích phục vụ cơ quan nhà nước và người dân. Thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính theo nguyên tắc “4 tại chỗ” 100% tại Trung tâm Phục vụ hành chính công; tiếp tục nâng cấp Cổng thông tin điện tử, cổng giao tiếp dịch vụ công của tỉnh, các trang thông tin điện tử của các cơ quan, đơn vị để phục vụ cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4; triển khai phần mềm một cửa điện tử và ứng dụng chữ ký số đến UBND cấp xã và các đơn vị trực thuộc cấp sở. Đẩy mạnh thanh toán điện tử, áp dụng thanh toán không dùng tiền mặt. Chỉ số Chi phí không chính thức xếp hạng thứ 51/63 tỉnh thành: Giám đốc các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm: Tiếp tục thực hiện rà soát, cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp. Tăng cường thanh tra, kiểm tra công vụ, kịp thời chấn chỉnh và xử lý nghiêm những đơn vị, cá nhân có hành vi nhũng nhiễu, phiền hà, tạo gánh nặng cho doanh nghiệp. Khảo sát lấy ý kiến người dân và doanh nghiệp về chất lượng hành chính công và chi phí không chính thức ở Trung tâm Phục vụ hành chính công và Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố. Chỉ số Tính năng động của chính quyền xếp hạng thứ 62/63 tỉnh thành: Lãnh đạo UBND tỉnh, Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm: Chủ động, linh hoạt trong quản lý, điều hành phù hợp với khuôn khổ pháp luật, nhằm tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp. Kịp thời giải quyết những vấn đề mới phát sinh và những vấn đề chưa rõ trong các quyết định, chính sách của nhà nước; thực hiện đầy đủ, kịp thời những chủ trương, chính sách, quyết định của nhà nước đã ban hành; đảm bảo hiệu lực, hiệu quả trong quản lý nhà nước. Chỉ số Thiết chế pháp lý và an ninh trật tự xếp hạng thứ 59/63 tỉnh thành: Giám đốc Sở Tư pháp chịu trách nhiệm: Tăng cường công tác kiểm tra, rà soát và theo dõi thi hành văn bản quy phạm pháp luật; đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật và phù hợp với các cam kết quốc tế; Tòa án các cấp tập trung giải quyết những tranh chấp trong thực hiện hợp đồng kinh tế giữa các doanh nghiệp; có cơ chế giám sát và kiểm tra định kỳ để bảo đảm mọi khiếu kiện của doanh nghiệp đều được ghi nhận và trả lời theo đúng quy định của pháp luật. Tiếp tục nâng cao năng lực và hiệu quả của hoạt động tư pháp, đặc biệt là tập trung giải quyết những tranh chấp trong thực hiện hợp đồng kinh tế giữa các doanh nghiệp, các khiếu nại, tố cáo của doanh nghiệp, nhà đầu tư. TAND tỉnh tập trung đôn đốc các Thẩm phán đẩy nhanh tiến độ giải quyết án, đặc biệt là các vụ án kinh tế; các cơ quan liên quan hỗ trợ Tòa án trong việc cử người phiên dịch, thực hiện ủy thác tư pháp, tống đạt các văn bản tố tụng cho đương sự nhằm giúp cho Tòa án giải quyết các vụ án trong thời hạn luật định. Chỉ số tính minh bạch xếp hạng thứ 54/63 tỉnh thành: Giám đốc các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm: ban hành quy định danh mục tài liệu chi tiết về ngân sách được công khai trên môi trường mạng, quy định thời gian công bố và đăng tải ngay sau khi văn bản được ban hành. Nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu và chất lượng chuyên môn đội ngũ cán bộ, công chức trong quá trình tham mưu giải quyết thủ tục hành chính, trong giải quyết khó khăn vướng mắc cho doanh nghiệp. Xử lý nghiêm các trường hợp gây nhũng nhiễu, phiền hà cho doanh nghiệp. Tăng cường độ mở và chất lượng của trang website tỉnh Bình Phước để doanh nghiệp thu nhận được nhiều thông tin hơn. (3) Tiếp tục cải thiện hạ tầng giao thông, hạ tầng các khu, cụm công nghiệp. Để khắc phục hạn chế về hạ tầng giao thông, tạo đột phá trong thu hút đầu tư, kiến nghị Trung ương ưu tiên đầu tư 03 dự án: Đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Bình Dương - Chơn Thành; đường cao tốc Chơn Thành - Đăk Nông; đường sắt Dĩ An đi Hoa Lư. Những dự án này sẽ làm động lực chính cho sự phát triển kinh tế của vùng Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và Bình Phước. Ngoài ra, tỉnh sẽ tiếp tục đầu tư hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng các khu, cụm công nghiệp, quy hoạch mở rộng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp để đón làn sóng đầu tư mới, tạo thuận lợi để doanh nghiệp đầu tư, phát triển.
Phát biểu kết luận tại cuộc họp tổ công tác và tổ giúp việc thực hiện Chương trình hành động nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) vào chiều ngày 01/7 vừa qua, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Mi yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương cần phải tăng tốc, quyết liệt hơn nữa trong thực hiện các nhiệm vụ được phân công; tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, khắc phục những tồn tại, hạn chế nhằm cải thiện chỉ số PCI của tỉnh trong năm 2020, tăng ít nhất 5 bậc so với năm 2019.

Nguồn tin: An Nhiên:

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập7
  • Hôm nay3,661
  • Tháng hiện tại74,056
  • Tổng lượt truy cập1,172,190
hcm bdv001 hcm bdv002
Liên kết


bien dao01bien dao02
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây