CÔNG TÁC DÂN VẬN TRONG HOẠT ĐỘNG GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO CỦA CÔNG DÂN

Chủ nhật - 30/08/2020 23:05 424 0
Những năm gần đây, tình hình khiếu nại, tố cáo của công dân trong phạm vi cả nước và trong tỉnh vẫn diễn biến phức tạp, nhất là trong thời gian diễn ra các sự kiện chính trị quan trọng. Tình trạng tập trung đông người và khiếu kiện, tố cáo dài ngày tại các cơ quan trung ương và cơ quan tỉnh làm ảnh hưởng đến an ninh chính trị, trật tự xã hội.
Chủ tịch UBND tỉnh Trần Tuệ Hiền phát biểu tại buổi tiếp công dân định kỳ tháng 02/2020)
Chủ tịch UBND tỉnh Trần Tuệ Hiền phát biểu tại buổi tiếp công dân định kỳ tháng 02/2020)
Trong hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, cấp ủy, chính quyền các cấp cần phát huy vai trò công tác dân vận, cụ thể là:   
Nhận thức đúng về hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân:
Trước hết, về nhận thức: Khiếu nại, tố cáo là quyền của công dân, cơ quan, tổ chức, cá nhân được hiến pháp và các văn bản pháp luật khác ghi nhận, trong khi đó mọi công dân đều có quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội. Do vậy, khiếu nại, tố cáo chính là việc công dân tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội, tham gia vào giám sát hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước trong quá trình thực hiện quản lý hành chính nhà nước.
          Hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo là một hoạt động bảo đảm pháp chế trong quản lý hành chính nhà nước, bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức, bảo vệ lợi ích của nhà nước, xã hội, bảo vệ trật tự kỷ cương, trật tự pháp luật, xử lý những hành vi vi phạm pháp luật. Vì vậy, hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan hành chính trước hết phải tuân thủ theo nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa.
          Giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan hành chính nhà nước là hoạt động kiểm tra, xác minh, kết luận về tính hợp pháp và tính hợp lý của quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại hay hành vi bị tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan hành chính để có biện pháp giải quyết theo quy định của pháp luật, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức và lợi ích chung của nhà nước và xã hội.
          Bên cạnh đó, ngày 18/02/2019 Bộ Chính trị (khóa XII) ban hành Quy định số 11 – QĐi/TW về “trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy trong việc tiếp dân, đối thoại trực tiếp với dân và xử lý những phản ánh, kiến nghị của dân”. Theo đó, Quy định số 11 – QĐi/TW quy định trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy trong việc tiếp dân, đối thoại, xử lý, giải quyết những phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của dân, nhất là những biểu hiện suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong cán bộ, đảng viên.
Để phát huy vai trò công tác dân vận trong hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo, một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm của cấp ủy, chính quyền các cấp là:
- Cần phải lựa chọn, bố trí cán bộ có năng lực, kinh nghiệm, phẩm chất đạo đức, có tác phong gần dân, biết “nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin”  và đúng thẩm quyền trong tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
- Quan tâm đúng mức việc tổ chức tiếp công dân, đối thoại, giải quyết kịp thời các kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo bức xúc của công dân ngay từ khi mới phát sinh; chỉ đạo rà soát, lập danh sách, phân loại vụ việc, xác định rõ trách nhiệm giải quyết; thực hiện nghiêm các ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và các kết luận của Thanh tra chính phủ về công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, nhất là việc xử lý tình trạng công dân tập trung khiếu kiện đông người, phức tạp.
- Nghiêm túc triển khai thực hiện Quy định số 11 – QĐi/TW ngày 18/02/2019 của Bộ Chính trị về trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy trong việc tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo với những nội dung công việc cụ thể: Người đứng đầu cấp ủy cấp tỉnh, cấp ủy cấp huyện tiếp dân ít nhất 01 ngày trong 01 tháng; người đứng đầu cấp ủy cấp xã tiếp dân ít nhất 02 ngày trong 01 tháng. Người đứng đầu cấp ủy tiếp dân đột xuất trong các trường hợp sau: Vụ việc nổi cộm, phức tạp, kéo dài, có nhiều người tham gia, liên quan đến trách nhiệm của nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc ý kiến của cơ quan, tổ chức, đơn vị còn khác nhau; vụ việc có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội.  
- Quan tâm chỉ đạo và tổ chức thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Luật tiếp công dân, Luật khiếu nại, tố cáo và nghị định hướng dẫn thi hành, các chỉ thị, nghị quyết của trung ương, Quốc hội, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về tiếp công dân, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo; chủ động phối hợp với các cơ quan trung ương và địa phương nắm bắt tình hình khiếu kiện, nhất là các vụ khiếu kiện đông người, phức tạp có nguy cơ phát sinh thành “điểm nóng” gây mất trật tự an ninh, chính trị, xã hội.
- Triển khai thực hiện có hiệu quả công tác kiểm tra, rà soát, giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo đông người, phức tạp, kéo dài theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Thanh tra chính phủ.
          - Tăng cường  kiểm tra, thanh tra trách nhiệm người đứng đầu trong tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; kiểm tra kết quả thực hiện các quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý về tố cáo và các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
          - Tạo điều kiện để MTTQ, các đoàn thể và nhân dân tham gia giám sát việc thực hiện công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Nguồn tin: Trần Đức Mậu

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây