Trong những năm qua, Chính quyền các cấp đã thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo” và đạt được những kết quả nổi bật sau:
Trong việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính; nâng cao năng lực quản lý Nhà nước, sửa đổi lề lối làm việc theo hướng dân chủ, công khai hóa và chống quan liêu, cửa quyền, tham nhũng, lãng phí. Thủ tục hành chính được rà soát, điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung và công khai đúng quy định. Việc thực hiện cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông”, “một cửa điện tử” đã có những chuyển biến tích cực, đã củng cố và tăng cường lòng tin của Nhân dân đối với Đảng và Nhà nước. Bên cạnh đó, các cấp chính quyền tiếp tục thực hiện cải cách chế độ công vụ, kiểm tra, giám sát và tạo điều kiện để Nhân dân giám sát việc thực hiện quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp, trách nhiệm, ý chức chấp hành và và gương mẫu thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, đảng viên. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra công vụ, xử lý nghiêm những cán bộ, công chức, viên chức vi phạm trong thực hiện quy chế dân chủ, có hành vi cửa quyền, tham nhũng, lãng phí, gây phiền hà cho Nhân dân, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân; giao thủ trưởng các cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm trong công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý những hành vi sách nhiễu, xâm phạm lợi ích chính đáng và quyền làm chủ của nhân dân đối với cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý.
UBND các cấp đã thành lập Đoàn kiểm tra, tổ chức kiểm tra, chấn chỉnh lề lối làm việc của cán bộ, công chức; UBND tỉnh đã thành lập Đoàn kiểm tra rà soát thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh. Qua đó, tiến hành kiểm tra, đánh giá việc hoạt động của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhằm phát hiện những tình trạng nhũng nhiễu, gây khó dễ trong việc giải quyết thủ tục hành chính cho nhân dân, chấn chỉnh kịp thời những biểu hiện lệch lạc trong thực hiện công vụ, tiếp xúc với Nhân dân. Qua phong trào thi đua “Dân vận khéo” ở cơ quan, đơn vị đã tạo cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động giữ gìn được đạo đức, tác phong, lối sống, phong cách làm việc khoa học, sát cơ sở. Đồng thời, cũng tạo cho các cơ quan, đơn vị tập trung sửa đổi lề lối làm việc theo hướng dân chủ hóa và công khai hóa, từ đó tạo không khí dân chủ, đoàn kết, thống nhất trong nội bộ cơ quan; có tác dụng thúc đẩy cải cách hành chính trong cơ quan nhà nước, cải tiến sự điều hành của lãnh đạo cơ quan, đơn vị.
Trong phong trào “Toàn tỉnh chung sức xây dựng nông thôn mới” được triển khai sâu rộng, đồng bộ, nội dung phong phú và hình thức đa dạng. UBND tỉnh đã phát động phong trào thi đua “Toàn tỉnh chung sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2011- 2020 và ban hành Kế hoạch tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Toàn tỉnh chung sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2016-2020 nhằm huy động mọi nguồn lực, vận động các tầng lớp nhân dân tham gia xây dựng phong trào với mục tiêu phấn đấu có trên 50% số xã hoàn thành xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn 2016-2020. Phong trào đã được các cấp, các ngành và Nhân dân trong tỉnh tích cực hưởng ứng và trở thành phong trào quần chúng sôi nổi, rộng khắp. Các cơ quan, đơn vị, địa phương đã đẩy mạnh việc triển khai thực hiện đồng bộ các nội dung, giải pháp xây dựng nông thôn mới theo chức năng, nhiệm vụ được giao, góp phần vào việc thực hiện 19 tiêu chí nông thôn mới. Các tổ chức chính trị - xã hội đã vận động đoàn viên, hội viên tham gia hưởng ứng tích cực phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới gắn phong trào thi đua với việc đẩy mạnh “Học tập và làm theo tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” và đã được cụ thể hóa bằng những chương trình, phần việc cụ thể như: Nông dân giúp nhau làm kinh tế giỏi; Chủ nhật xanh; 5 không – 3 sạch; thứ 7 tình nguyện; xây dựng nhà tình thương, nhà đại đoàn kết; làm đường bê tông xi măng; thắp sáng đường quê; ủng hộ 01 ngày lương xây dựng nông thôn mới của cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang; Nhân dân chấp hành tốt các chủ trương về giải phóng mặt bằng để triển khai các dự án; triển khai xây dựng đường giao thông nông thôn, hiến đất làm đường, công trình trường học, trạm y tế… với phương trâm “Nhân dân làm, Nhà nước hỗ trợ”, “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”; lấy khu phố, ấp làm đơn vị cơ sở và hộ gia đình là hạt nhân để vận động xây dựng nông thôn mới. Đến nay, đã có 48/90 xã đạt chuẩn nông thôn mới (chiếm tỷ lệ 53,33%), dự kiến đến cuối năm 2020 có thêm 12 xã đạt chuẩn nông thôn mới; có 03/11 đơn vị cấp huyện (thị xã Bình Long, Phước Long, thành phố Đồng Xoài) đã hoàn chỉnh hồ sơ đề nghị Trung ương công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.
Những kết quả trong phong trào thi đua “Dân vận khéo” đã góp phần quan trọng vào công tác dân vận của chính quyền các cấp; nhiều phong trào được đẩy mạnh, nhất là lĩnh vực kinh tế - xã hội, an ninh chính trị trên địa bàn được giữ vững; vai trò, trách nhiệm và của cán bộ, công chức, viên chức và tinh thần làm chủ của Nhân dân được phát huy; mối quan hệ giữa chính quyền với các tổ chức đoàn thể, các Doanh nghiệp và Nhân dân được gắn bó hơn, các mối quan hệ xã hội trong đời sống sinh hoạt ở khu dân cư ngày càng phát triển theo hướng tích cực, củng cố được niềm tin của quần chúng Nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, sự điều hành của chính quyền các cấp; đời sống của Nhân dân được cải thiện nâng lên; tỷ lệ hộ nghèo ở địa phương so với những năm trước đã giảm đáng kể; công tác phòng, chống tham nhũng, cải cách thủ tục hành chính được triển khai và thực hiện tích cực.