Bình Phước chủ động trong công tác phòng ngừa thiên tai, bảo đảm tính thiết thực, hiệu quả, tiết kiệm

Thứ ba - 23/07/2024 04:56 32 0
Để chủ động ứng phó với các tình huống thiên tai xảy ra, UBND tỉnh Bình Phước đã ban hành nhiều văn bản về công tác phòng chống thiên tai (PCTT) năm 2024 nhằm “Hành động sớm - Chủ động trước thiên tai”.
Ngay từ đầu năm, ngày 22/01/2024, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 23/KH-UBND về công tác phòng chống thiên tai (PCTT) tỉnh Bình Phước năm 2024. Tiếp đó là Quyết định số 05/2024/QĐ-UBND, ngày 01/4/2024 ban hành Quy định nội dung chi và mức chi từ nguồn quỹ phòng, chống thiên tai trên địa bàn tỉnh Bình Phước; Kế hoạch số 167/KH-UBND ngày 13-5-2024 về việc tổ chức hưởng ứng Tuần lễ quốc gia phòng, chống thiên tai (từ ngày 15 đến 22-5) năm 2024 trên địa bàn tỉnh với chủ đề “Hành động sớm - Chủ động trước thiên tai”…
 
https://media.baobinhphuoc.com.vn/upload/news/7_2024/1_10271419072024.jpg
Lực lượng cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an tỉnh tham gia hỗ trợ dọn dẹp ngay trong đêm xảy ra lốc xoáy làm gãy đổ cây trên tuyến đường thuộc TP. Đồng Xoài

Nửa đầu năm 2024, tình trạng nắng nóng, hạn hán, thiếu nước gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp của người dân trong tỉnh. Trong đó, đã xảy ra 7 vụ lốc xoáy tại các huyện, thị xã, thành phố như Đồng Xoài, Bù Đăng, Phước Long, Chơn Thành, làm tốc mái, sập nhà, gãy đổ nhiều diện tích cây trồng và làm hư hỏng nhiều tài sản, công trình khác. Đặc biệt, ngày 14-6, mưa đá xuất hiện tại xã Phú Nghĩa, huyện Bù Gia Mập. Những dấu hiệu, diễn biến bất thường này của thời tiết cho thấy, nửa cuối năm 2024, biến đổi khí hậu sẽ càng trở nên cực đoan hơn, làm ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống người dân.

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, trong nửa cuối năm 2024, khả năng bão, mưa lũ sẽ có nhiều diễn biến phức tạp. Mưa lớn có khả năng xuất hiện nhiều hơn, gia tăng cả về tần suất và cường độ, gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân.  Để chủ động ứng phó với các tình huống bão lũ xảy ra.

Bình Phước sẽ xuất hiện lốc xoáy, mưa lớn gây ngập lụt, sạt lở tại các địa phương trong tỉnh. Cho thấy, nếu dự báo tình hình không tốt và không có phương án ứng phó cụ thể thì nguy cơ gây thiệt hại lớn về cây trồng, vật nuôi và tài sản khác của người dân là khó tránh khỏi. Do đó, cùng với việc tuân thủ, thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống thiên tai, thì việc nâng cao nhận thức, tinh thần trách nhiệm của các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương trong công tác chỉ đạo phòng, chống cũng như ý thức, trách nhiệm của người dân trong việc chung tay ứng phó với thiên tai là việc làm vô cùng cấp thiết.

Thực tiễn cũng chứng minh, đã có nhiều đơn vị, địa phương bị thiệt hại nặng nề do lơ là, chủ quan trong công tác phòng, chống thiên tai. Để giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra, ngoài nâng cao nhận thức, tinh thần trách nhiệm, cấp có thẩm quyền và ngành chức năng cần làm tốt công tác dự báo, cảnh báo; điều chỉnh kịp thời những cơ chế, chính sách còn chồng chéo, chưa phù hợp; quan tâm đầu tư xây dựng, bảo trì, bảo dưỡng cơ sở hạ tầng phục vụ phòng, chống thiên tai… Nhất là phải nâng cao nhận thức của người dân trong công tác phòng, chống thiên tai bằng nhiều hình thức phong phú, sinh động. Ưu tiên phân quyền theo hướng nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu địa phương, bởi đây là lực lượng chỉ huy trực tiếp tại chỗ, có thể ra quyết định sáng suốt nhất và hợp lý nhất khi xảy ra sự cố, thiên tai./.

Nguồn tin: BBT (ảnh nguồn Bình Phước Online)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập19
  • Hôm nay3,198
  • Tháng hiện tại20,339
  • Tổng lượt truy cập1,742,871
hcm bdv001 hcm bdv002
Liên kết


bien dao01bien dao02
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây