Bình phước đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập lý luận chính trị theo tinh thần Kết luận số 94-KL/TW

Thứ hai - 15/07/2024 06:37 149 0
Trong 10 năm qua (2014-2024), Tỉnh ủy, các cấp ủy, chính quyền trên địa bàn tỉnh Bình Phước đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt, phổ biến, triển khai thực hiện Kết luận số 94-KL/TW, ngày 28/3/2014 của Ban Bí thư gắn với Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 01/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/05/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh,..qua đó tạo sự chuyển biến về nhận thức của các cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên về tầm quan trọng của việc đổi mới học tập lý luận chính trị trong hệ thống giáo dục quốc dân; góp phần giáo dục, định hướng cho học sinh, sinh viên về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, trung thành với mục tiêu, lý tưởng của Đảng và vươn lên trong học tập, hướng đến mục tiêu của giáo dục là: “Nâng cao dân trí - Đào tạo nhân lực - Bồi dưỡng nhân tài” cho đất nước
Bám sát chỉ đạo, hướng dẫn của cấp ủy, chính quyền và cấp trên; các cấp học, bậc học, các cơ sở đào tạo, giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Phước đã chủ động xây dựng, điều chỉnh, thực hiện chương trình giảng dạy các môn lý luận chính trị, Đạo đức, Giáo dục công dân, Giáo dục Kinh tế và Pháp luật cho học sinh, sinh viên. Nội dung, thời lượng dạy thực hiện đảm bảo đúng quy định khung chương trình, tài liệu do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội quy định. Tập trung đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học các môn lý luận chính trị, Giáo dục công dân, Giáo dục Kinh tế và Pháp luật ở các cấp học theo hướng mở, linh hoạt, sinh động, gắn với thực tiễn, không máy móc, khô cứng; phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; sử dụng linh hoạt các hình thức dạy học kết hợp với phương tiện dạy học. Lồng ghép nội dung giáo dục chính trị, tư tưởng cho học viên thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp, các hoạt động ngoại khóa giáo dục pháp luật, tuyên truyền về chủ nghĩa Mác -Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh... góp phần nâng cao nhận thức, tư tưởng chính trị và rèn luyện đạo đức, lối sống, phẩm chất chính trị của học sinh, sinh viên, thế hệ trẻ trong tỉnh. Chỉ đạo tích cực đổi mới hình thức, phương pháp thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập lý luận chính trị bảo đảm trung thực, khách quan, theo hướng thực chất; chuyển từ chủ yếu đánh giá kiến thức, kỹ năng sang đánh giá năng lực của người học; tăng cường đánh giá thực hành; chú trọng đánh giá thường xuyên. Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giảng viên, giáo viên; thực hiện chuẩn hóa đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Chú trọng quản lý, chỉ đạo công tác học tập lý luận chính trị; đầu tư cơ sở vật chất phục vụ công tác giảng dạy, học tập. Chú trọng việc xây dựng trường học xanh, sạch, đẹp, an toàn, tạo môi trường giáo dục lành mạnh, văn minh cho học sinh, sinh viên học tập, tu dưỡng, phấn đấu. Thực hiện tốt công tác giảng dạy, học tập lý luận chính trị, đạo đức và giáo dục công dân trong hệ thống giáo dục quốc dân,...Phương pháp giảng dạy lý luận chính trị được chú trọng đổi mới.

Trong quá trình giảng dạy, tùy từng đối tượng, nội dung chương trình, giảng viên, giáo viên sử dụng các phương pháp phù hợp. Thời gian qua, các trường cao đẳng, trung cấp trên địa bàn tỉnh đã vận dụng linh hoạt các phương pháp mới trong giảng dạy, chuyển dần từ phương pháp truyền đạt thuyết trình truyền thống sang phương pháp giảng dạy tích cực, lấy người học làm trung tâm, khuyến khích tư duy sáng tạo và nâng cao tính chủ động của người học, góp phần cung cấp kiến thức về lý luận chính trị, từng bước hình thành nhận thức cho người học về thế giới quan, nhân sinh quan, chủ nghĩa Mác -Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối cách mạng của Đảng. Các trường đã tích cực triển khai các chuỗi hoạt động như tổ chức Hội thảo về đổi mới phương pháp dạy học các môn lý luận chính trị trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0; tổ chức nghiên cứu, báo cáo chuyên đề về dạy học các môn lý luận chính trị; dự giờ, thao giảng, nghiên cứu đề tài khoa học và công nghệ cấp cơ sở, cấp tỉnh liên quan đến đổi mới phương pháp dạy học và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác -Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong thời đại mới. Một số phương pháp dạy học hiện đại đã được ứng dụng đưa lại hiệu quả cao như: dạy học trực tuyến E-learning, dạy học bằng sơ đồ tư duy, dạy học kết hợp, dạy học bằng phương pháp tình huống...Thay vì người cung cấp thông tin, lý luận đơn thuần, giảng viên sử dụng công nghệ để hướng dẫn học sinh cách chủ động nghiên cứu, vận dụng những quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng vào những vấn đề của thời đại, cuộc sống tạo hứng thú cho người học. Bên cạnh chương trình chính khóa trên lớp, sinh viên được tham quan, học tập thực tế tại các cơ sở thực hành, các làng nghề, doanh nghiệp, các di tích lịch sử... Các tiết học môn Đạo đức, Giáo dục công dân, Giáo dục kinh tế và pháp luật cho học sinh tiểu học và trung học đã được các giáo viên sử dụng linh hoạt các hình thức dạy học kết hợp với phương tiện dạy học như: Thảo luận nhóm, quan sát, phân tích các tranh ảnh, sử dụng các tình huống, các hiện tượng thực tế, áp dụng công nghệ thông tin (giáo án điện tử, máy chiếu,) để đối chiếu, minh hoạ; khuyến khích học sinh tự liên hệ, khám phá, phân tích, đánh giá, vận dụng vào tiết học... Các hoạt động dạy học đã được giáo viên thiết kế đan xen nhau một cách hợp lí trong tiết học, vừa bảo đảm thực hiện được mục tiêu bài học, vừa tạo hứng thú học tập cho học sinh.

Cơ sở vật chất phục vụ việc dạy và học lý luận chính trị được tăng cường. Trong bối cảnh chuyển đổi số quốc gia, số hóa tài liệu học tập lý luận chính trị là một trong những cách thức hữu hiệu để đổi mới phương pháp giảng dạy lý luận chính trị. Số hóa giáo trình là việc chuyển đổi những trang sách truyền thống in trên giấy thành các file dữ liệu kỹ thuật số, lưu giữ và chia sẻ mọi lúc mọi nơi trên môi trường kết nối internet. Giáo viên và học sinh dễ dàng truy cập vào nguồn dữ liệu, vừa tiết kiệm chi phí in ấn, vừa đảm bảo tốc độ truy cập giúp học sinh chủ động trong tìm kiếm tri thức. Giảng viên, giáo viên lý luận chính trị đã bám sát các thông tư, văn bản hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo để thực hiện đánh giá, xếp loại từng cấp học theo quy định. Giảng viên, giáo viên kết hợp nhiều phương pháp đánh giá quá trình học tập của sinh viên, học sinh: Tự luận, trắc nghiệm, vấn đáp, trắc nghiệm kết hợp tự luận, thi online, bài tập lớn,...đảm bảo công bằng, khách quan, đúng thực chất năng lực của người học. Đánh giá kết quả học tập qua các bài kiểm tra kết hợp với ý thức, thái độ trong các hoạt động tại trường. Nội dung kiểm tra, đánh giá kết quả học tập luôn có câu hỏi mở để kích thích khả năng tìm hiểu, sáng tạo của người học. Hằng năm, các trường tổ chức kiểm tra hoạt động giảng dạy của giảng viên, giáo viên thông qua các tiết dự giờ, trung bình 1 tiết học/học kỳ/giáo viên. Từ đó, nắm bắt, đánh giá thực trạng, trình độ chuyên môn và phương pháp vận dụng thực tiễn trong quá trình giảng dạy các môn lý luận chính trị.

* Những mô hình, điển hình, cách làm hiệu quả
1. Kết nạp đảng viên cho học sinh trung học phổ thông: Tích cực đẩy mạnh triển khai Cuộc vận động “Đoàn viên, thanh niên phấn đấu trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam”. Cấp ủy cơ sở đã phối hợp với các trung tâm chính trị cấp huyện bồi dưỡng lý luận cho các học sinh tiêu biểu, có thành tích cao trong học tập và nhiều đóng góp cho hoạt động của các cơ sở giáo dục để kết nạp Đảng.

2. Tổ chức nhiều hoạt động, các đợt sinh hoạt chính trị có ý nghĩa  giáo  dục truyền thống, lý tưởng cách mạng sâu sắc được tuổi trẻ toàn tỉnh hưởng ứng tích cực. Tiêu biểu là các chương trình: tổ chức tọa đàm “Đảng với thanh niên, thanh niên với Đảng”, “Sứ mệnh lịch sử của thanh niên trong thời đại mới”, xem phim “Bản hùng ca tuổi trẻ Việt Nam”...

3. Lễ kết nạp đội viên Đội Thiếu niên Tiền phong, kết nạp đoàn viên Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tại các di tích lịch sử địa phương của các trường tiểu học, trung học cơ sở.

4. Mô hình “Ngày hội đọc sách” nhằm tôn vinh các giá trị của sách, hướng tới việc củng cố, xây dựng và phát triển văn hóa đọc sách trong nhà trường giúp các em lĩnh hội các giá trị văn hóa xã hội, góp phần hình thành nhân cách và phát triển kỹ năng giao tiếp thông tin, tiếp nhận tri thức cho các em.

5. Học kỳ quân đội do các cấp bộ Đoàn, Ban Chỉ huy Quân sự cấp huyện phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện vào dịp hè cho học sinh tiểu học, trung học cơ sở.

Nguồn tin: BBT

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập3
  • Hôm nay3,181
  • Tháng hiện tại20,322
  • Tổng lượt truy cập1,742,854
hcm bdv001 hcm bdv002
Liên kết


bien dao01bien dao02
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây