BÌNH PHƯỚC: PHÁT HUY VAI TRÒ NGƯỜI UY TÍN TRONG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIẺU SỐ

Thứ hai - 27/03/2023 17:28 421 0
Bình Phước là tỉnh miền núi, biên giới thuộc khu vực miền Đông Nam bộ, có diện tích tự nhiên là 6.876,76 km2, phía Bắc giáp tỉnh Đăk Nông và Campuchia, phía Nam giáp tỉnh Bình Dương, phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai và tỉnh Lâm Đồng, phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và Campuchia; có đường biên giới dài 259,939 km. Tỉnh nằm trong vùng trọng điểm kinh tế phía Nam, đất đai màu mỡ, hơn 70% diện tích là đất đỏ Bazan, có 2 trục lộ giao thông chính là đường Quốc lộ 13 và 14 nối các tỉnh Tây Nguyên, Miền Trung với thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Miền Đông Nam Bộ và Vương quốc Campuchia. Tỉnh có 07 huyện, 03 thị xã, 01 thành phố với 111 xã, phường, thị trấn; trong đó có: 58 xã, phường, thị trấn vùng DTTS và miền núi (50 xã khu vực I, 3 xã khu vực II và 5 xã khu vực III); 46 thôn đặc biệt khó khăn (25 thôn đặc biệt khó khăn ngoài xã khu vực III)1; 15 xã biên giới; 70 xã hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới (30 xã vùng DTTS&MN). Dân số toàn tỉnh 1.034.667 người, có 203.519 người dân tộc thiểu số (DTTS), chiếm 19,67%; sinh sống đan xen trên địa bàn 111 xã, phường, thị trấn của 11 huyện, thị xã, thành phố; chủ yếu sống bằng nghề nông nghiệp, tập trung ở địa bàn miền núi, vùng xa, biên giới, có vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng an ninh và môi trường sinh thái. Tuy nhiên, do trình độ dân trí còn thấp, khả năng áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất chưa cao nên hiệu quả kinh tế trong sản xuất của đồng bào DTTS còn thấp. Toàn tỉnh có 4.894 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 1,75 % số hộ dân; có 2.835 hộ nghèo DTTS, chiểm tỷ lệ 6,17%/tổng số hộ DTTS và chiếm tỷ lệ gần 58%/tổng số hộ nghèo của tỉnh.
Thực hiện Quyết định số 12/2018/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ về  tiêu chí lựa chọn, công nhận người có uy tín (NCUT) và chính sách đối với NCUT trong đồng bào  DTTS và hướng dẫn của Ủy ban Dân tộc, Bộ Tài chính, UBND tỉnh đã ban hành  văn bản chỉ đạo Ban Dân tộc, các sở, ngành liên quan và UBND cấp huyện triển  khai rà soát, đánh giá đội ngũ NCUT hiện có và phê duyệt danh sách NCUT trên  địa bàn tỉnh giai đoạn 2018 - 2022. Để triển khai thực hiện chính sách và phát huy vai trò của NCUT trên địa  bàn tỉnh được thống nhất, đồng bộ, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước đã ban  hành Quyết định số 2473/QĐ - UBND ngày 20/11/2019 về phân công nhiệm vụ  quản lý, tổ chức thực hiện chính sách và vận động, phát huy vai trò của NCUT trong đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Bình Phước. Nhằm tạo điều kiện cho NCUT hoạt động, phát huy vai trò của mình,  UBND tỉnh đã trình HĐND tỉnh thông qua chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển  vùng DTTS của tỉnh, trong đó có chính sách mua, cấp thẻ bảo biểm y tế với định  mức 4,5% mức lương cơ sở và hỗ trợ xăng xe đi lại cho NCUT bằng 0,1 lần  mức lương cơ sở.

Ban Dân tộc tỉnh thường xuyên quan tâm, hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện  chính sách cho NCUT đúng quy định; Hằng năm, Ban Dân tộc phối hợp với Ban  Dân tộc HĐND tỉnh, Sở KHĐT, Sở Tài chính, Sở LĐ, TB&XH, Sở NN&PTNT  tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách dân tộc, trong đó có chính sách đối với NCUT trên địa bàn các huyện, thị xã; phối hợp với Bảo hiểm xã hội  tỉnh giải quyết khó khăn, vướng mắc trong việc mua bảo hiểm y tế cho NCUT. Hằng năm, bám sát sự chỉ đạo của Thường trực Tỉnh uỷ, UBND tỉnh về thực hiện chính sách đối với NCUT trong đồng bào DTTS, Ban Thường trực Uỷ  ban Mặt trận TQVN tỉnh xây dựng Chương trình phối hợp thống nhất hành động  và hướng dẫn Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận TQVN các huyện, thị xã triển  khai phát huy vai trò của NCUT ở địa phương.

Tỉnh đã ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện Quyết  định 12/2018/QĐ - TTg bằng nhiều hình thức; hàng năm ban hành Kế hoạch triển  khai thực hiện công tác dân tộc - trong đó có các nhiệm vụ thực hiện Quyết định  12/2018/QĐ-TTg và các kế hoạch cụ thể. Tổng số văn bản đã ban hành: 55 văn bản; trong đó: 26 văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, gồm 02 Nghị quyết HĐND tỉnh; 10  Quyết định UBND tỉnh; 04 Công văn UBND tỉnh; 03 Thông báo Ban Dân tộc;  07 Công văn Ban Dân tộc; 29 Kế hoạch thực hiện, gồm 02 Quyết định UBND tỉnh ban hành Kế  hoạch; 03 Kế hoạch UBND tỉnh; 05 Kế hoạch BTT UBMTTQVN tỉnh; 01  Quyết định ban hành Kế hoạch Ban Dân tộc; 16 Kế hoạch Ban Dân tộc; 02  Công văn Ban Dân tộc. Ngoài ra, hàng năm UBND tỉnh và Ban Dân tộc ban hành nhiều văn bản  để thực hiện Quyết định 12/2018/QĐ - TTg.

Thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của Ủy  ban Dân tộc, UBND tỉnh đã chỉ đạo cho Ban Dân tộc chủ trì, phối  hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan hướng dẫn các địa phương xét, bình  chọn NCUT trong đồng bào DTTS (NCUT) theo quy định, với số lượng, thành  phần dân tộc, thành phần đảm nhiệm như sau:

Số lượng NCUT của tỉnh trong 5 năm, từ 2018 – 2022 là 1.846 lượt  người; trung bình là 369 người/năm. Thành phần dân tộc của NCUT trên địa bàn: từ năm 2018 - 2022 hằng  năm có 14 thành phần dân tộc. Đội ngũ NCUT chủ yếu trong 6 thành phần dân  tộc chính (S’tiêng 50,6%, Khmer 10,8%, Mnông 4,06%, Tày 11,54%, Nùng 12,78%, Hoa 3,85), còn các dân tộc khác không đáng kể và chủ yếu là nam giới,  tỷ lệ nữ trung bình chiếm gần 2,93% tổng số NCUT (trung bình 10,8 nữ/năm, năm cao nhất có 12 nữ). Trong danh sách NCUT hàng năm thì có khoảng 16%  là già làng; 5,74% là cán bộ công chức nghỉ hưu; 8% là chức sắc, chức việc tôn  giáo; 38,1% là cán bộ thôn ấp và tương đương; 30,47% các thành phần khác; chỉ  có 0,9% là người sản xuất kinh doanh giỏi. Có 12,9% là đảng viên.

Địa bàn sinh sống của NCUT chủ yếu tập trung ở vùng nông thôn, miền  núi, có điều kiện kinh tế xã hội còn khó khăn. Trình độ văn hóa, chuyên môn  của NCUT còn hạn chế (khả năng đọc, viết của một số NCUT gặp nhiều khó  khăn, thậm chí có người không biết chữ). Hàng năm, Ban Dân tộc ban hành văn bản hướng dẫn, đôn đốc các huyện,  thị xã, thành phố rà soát đưa ra khỏi danh sách NCUT đối với những trường hợp  không đủ điều kiện và bình chọn bổ sung NCUT.    Trong 5 năm, thực hiện điều  chỉnh, bổ sung danh sách NCUT 05 lần, đưa ra 69 NCUT và bổ sung 59 người. Năm 2019 đưa ra khỏi danh sách 13 người; công nhận bổ sung 12 người;  Năm 2020 đưa ra khỏi danh sách 31 người; bổ sung 26 người; Năm 2021 thực  hiện rà soát 02 lần đưa ra 18 người, bổ sung 14 người và năm 2022 đưa ra 07  người, bổ sung 07 người. Tổ chức 64 cuộc cung cấp thông tin cho 1.756 lượt NCUT. Hằng năm,  lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh tổ chức buổi gặp mặt  NCUT tiêu biểu để phổ biến, cung cấp thông tin tình hình kinh tế xã hội, quốc  phòng an ninh, công tác dân tộc và thực hiện chính sách đối với NCUT trên địa  bàn tỉnh; đồng thời lắng nghe ý kiến, tâm tư, nguyện vọng của NCUT ở các địa  phương. Hàng năm một số UBND các huyện, thị xã (Đồng Xoài, Đồng Phú, Bù  Đốp, Hớn Quản, Lộc Ninh Bù Đăng, Bù Gia Mập…) còn phối hợp với  UBMTTQVN cùng cấp tổ chức các buổi gặp mặt, nói chuyện, trao đổi với đội  ngũ NCUT, già làng, trưởng thôn và chức sắc, chức việc các tôn giáo trên địa  bàn. Bên cạnh đó, lồng ghép dưới nhiều hình thức để truyền tải thông tin đến đội  ngũ những NCUT ở cấp xã thông qua các cuộc họp ở khu dân cư, qua đài phát  thanh, qua các tổ chức hội, đoàn thể cơ sở… Ngoài ra, ở xã, thôn, ấp NCUT thường xuyên được tham gia các hội  nghị chuyên đề, hội nghị sơ kết, tổng kết, hội nghị tiếp xúc cử tri; Tổ chức các hình thức cung cấp thông tin khác, như cấp tài liệu, tuyên  dương gương điển hình học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí  Minh... với 40 đợt cho 1.508 lượt NCUT; Cấp 1,300 kỳ/479.960 tờ Báo Bình Phước; 800 kỳ/295.360 tờ Báo Dân  tộc và Phát triển; 30 kỳ/55.380 Bản tin DTTS&MN của Ban Dân tộc cho  NCUT. Ban Dân tộc đã biên soạn, cấp cho NCUT 03 loại tài liệu với 1.111 bản,  gồm: Sổ tay tuyên truyền giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết;  Văn hóa ẩm thực, trang phục truyền thống dân tộc S'tiêng tỉnh Bình Phước và  Tài liệu tuyên truyền về dân tộc. Cấp Sổ tay dành cho NCUT và Cẩm nang  thông tin chính sách, pháp luật về dân tộc do Ủy ban Dân tộc cấp cho NCUT để  tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS. Tổ chức 48 lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức, pháp luật cho 2.456 lượt NCUT; Phối hợp với Vụ Pháp chế (Ủy ban Dân tộc) tổ chức 01 Hội nghị tập  huấn, cung cấp thông tin cho 100 người DTTS (trong đó có NCUT trên địa bàn  huyện Bù Đăng; Phối hợp với Vụ Dân tộc thiểu số tổ chức 01 Hội nghị tập huấn  cho 80 NCUT trên địa bàn tỉnh và CBCC công tác dân tộc các tỉnh miền Đông  Nam bộ; Phối hợp với Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh đưa 25 NCUT đi tập huấn kiến  thức quốc phòng - an ninh tại Trường Chính trị Quân khu các năm 2018, 2019.

 Thực hiện chính sách đặc thù của tỉnh, hỗ trợ xăng xe cho 1.846 lượt  NCUT; mua, cấp Thẻ BHYT cho 1.066 lượt NCUT; Thực hiện 226 cuộc thăm hỏi, tặng quà 2.354 lượt NCUT nhân Tết  Nguyên đán; 43 cuộc thăm hỏi, tặng quà 120 lượt NCUT nhân dịp Tết của  DTTS; Thăm hỏi, hỗ trợ, động viên NCUT ốm đau, gia đình gặp khó khăn,,  NCUT/thân nhân NCUT qua đời, thăm hỏi, hỗ trợ khác với... 295 cuộc cho 385 NCUt và gia đình NCUT; Thăm quan, học tập, trao đổi kinh nghiệm trong và ngoài tỉnh - Tổ chức thăm quan, học tập, trao đổi kinh nghiệm trong và ngoài tỉnh: Thăm quan Thủ đô Hà Nội và các tỉnh khác: Tổ chức 09 cuộc tham  quan Thủ đô Hà nội và các tỉnh bạn cho 213 lượt NCUT. Trong đó, Ban Dân tộc  tổ chức 04 cuộc cho 133 NCUT, các huyện tổ chức 05 cuộc cho 80 NCUT; Thăm quan trong tỉnh, huyện: Phòng Dân tộc các huyện tổ chức 08 cuộc  tham quan trong tỉnh cho 268 lượt NCUT. Tổ chức đón tiếp, giao lưu, học tập kinh nghiệm với các địa phương  khác đến tỉnh: Ban Dân tộc tiếp đón các đoàn đại biểu NCUT: Tiếp đón, tuyên  truyền cung cấp thông tin và kết quả thực hiện chủ trương, chính sách dân tộc,  thực hiện chính sách đối với NCUT của tỉnh cho 16 đoàn đại biểu NCUT các  tỉnh với 594 lượt người uy tín của các tỉnh trên cả nước (Bà Rịa – Vũng Tàu, Cà Mau, Kiên Giang, Trà Vinh, Cần Thơ, Đăk Nông, Cao Bằng, Ninh Thuận, Bình  Thuận, Đồng Nai, Quảng Ngãi, Đăk Lăk, Kon Tum, Gia Lai, Lâm Đồng, Khánh  Hòa.) đến tham quan, học tập kinh nghiệm.

Năm 2022, BTT  UBMTTQVN tỉnh thực hiện 01 hội nghị biểu dương già làng, NCUT tiêu biểu  đồng bào DTTS có nhiều đóng góp trong các phong trào thi đua, các cuộc vận  động trên địa bàn tỉnh năm 2021 với 100 đại biểu, trong đó có 76 NCUT. UBND tỉnh, BTT UBMTTQVN tỉnh, Ban Dân tộc, Hội Nông dân tỉnh,  UBND các huyện, thị xã, thành phố khen thưởng, động viên 265 lượt NCUT  hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, đóng góp cho công tác dân tộc, công tác giảm  nghèo, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa, bảo vệ quốc phòng - an ninh ở địa  phương.

Thông qua việc phát huy vai trò của NCUT của các cấp chính quyền,  đoàn thể, cùng với việc thường xuyên bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, pháp luật  thông qua nhiều hình thức, NCUT trên địa bàn tỉnh nắm được những nội dung  chính của chủ trương, chính sách về dân tộc và quy định của pháp luật, qua đó  tích cực tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS thực hiện chủ trương, chính  sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước nói chung và về lĩnh vực dân tộc nói  riêng. Từ đó tạo sự chuyển biến về ý thức tôn trọng, chấp hành pháp luật, từng  bước hình thành nếp sống mới, giữ gìn và phát huy phong tục, tập quán tốt đẹp  của dân tộc, tích cực tham gia các phong trào phát triển KT-XH, phong trào toàn  dân bảo vệ ANTQ xây dựng đời sống văn hóa ở địa phương và tự lực phát triển  kinh tế gia đình, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc.  Đặc biệt, NCUT là cánh tay nối dài của Đảng, Nhà nước đến vùng xa,  vùng đặc biệt khó khăn, có vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền, vận động  trực tiếp đến đồng bào ở những địa phương trên khi tỷ lệ đồng bào biết đọc, biết  viết, hiểu rành tiếng phổ thông chưa cao. Bên cạnh đó, bằng uy tín, gương mẫu  thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tự vươn  lên làm giàu của mình, đã có tác động tích cực trong việc giáo dục gia đình,  dòng họ, cộng đồng noi gương và làm theo. Đa số NCUT được các cấp ủy Đảng,  chính quyền, các tổ chức Đoàn thể và nhân dân đánh giá cao và giữ vị trí, vai trò  hết sức quan trọng trong đời sống xã hội của đồng bào các DTTS.

Trong phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông  thôn mới NCUT đã tích cực tuyên truyền, vận động bà con định canh định cư, tích  cực lao động sản xuất, tương trợ giúp nhau xây nhà tình thương, hỗ trợ đất sản  xuất, giúp nhau phát triển kinh tế, đồng thời nỗ lực phấn đấu vươn lên thoát  nghèo, không trông chờ ỷ lại vào Nhà nước, vận động bà con trong thôn tích cực  phát triển kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng các tiến bộ  khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đạt hiệu quả cao qua đó đã có nhiều hộ vươn lên  làm ăn khá giả, có của ăn, của để. Các hoạt động xã hội hóa như hiến đất làm đường, làm trường học, nhà  văn hóa, đóng góp kéo điện về thôn, vận động đồng bào đóng góp công sức xây  dựng nông thôn mới… cũng có những đóng góp rất lớn của NCUT. Nhiều người  đã trở thành điểm sáng về phát triển kinh tế ở cơ sở, làm gương cho con cháu,  cộng đồng noi theo, đoàn kết giúp bà con phát triển kinh tế gia đình.

Trong việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và xây dựng đời  sống văn hóa ở khu dân cư, NCUT tiêu biểu trên địa bàn đã góp phần quan  trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội tại địa phương. Nhận  thức được vai trò, vị trí của mình trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội, NCUT đã  thực hiện tốt đường lối chủ trương của đảng chính sách pháp luật của nhà nước,  và tích cực tuyên truyền vận động người dân, đồng bào DTTS tại địa phương  thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà  nước tham gia xây dựng đời sống văn hóa tại địa phương. Là người am hiểu các phong tục, tập quán dân tộc và hiểu rõ việc xây  dựng, phát triển văn hóa trong thời đại ngày nay, NCUT đã vận động nhân dân  xoá bỏ các tập tục lạc hậu, mê tín dị đoan, khôi phục những giá trị văn hoá  truyền thống tốt đẹp của các dân tộc, thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn  kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”, đăng ký thi đua thực hiện gia đình  văn hóa, xoá bỏ hủ tục, đẩy lùi tệ nạn như: Xóa bỏ tập tục đâm trâu trả của, các  hoạt động cúng bái mê tín dị đoan khi gia đình có người ốm đau, hủ tục trong  tang ma, cưới hỏi, sinh đẻ...; Khôi phục Lễ hội phá bàu, Lễ mừng lúa mới, khôi  phục phát triển nghề dệt thổ cẩm, các món ăn đặc trưng dân tộc, các làn điệu dân  ca, cồng chiêng, thành lập các đội văn nghệ dân tộc…Bên cạnh đó, NCUT vận động đồng bào thực hiện và giữ vững truyền  thống văn hóa gia đình, thực hiện tốt Luật hôn nhân và gia đình, không thực  hiện tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống. Qua đó đã góp phần giảm thiểu tình  trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS. Trong giáo dục, NCUT đã vận động đồng bào tích cực đưa trẻ đến trường,  không bỏ học giữa chừng, học để nâng cao nhận thức, học nghề để có việc làm,  góp phần phát triển dân trí, kinh tế, xã hội của cộng đồng các dân tộc và xã hội. Với trách nhiệm và sự gương mẫu của mình, NCUT đều được đồng bào  nghe và tin tưởng làm theo. NCUT luôn là những người đi đầu, trực tiếp giải quyết những vụ việc  tranh chấp, mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân; phối hợp cùng với chính quyền địa  phương giải quyết nhiều vụ việc tranh chấp, mâu thuẫn giữa nhân dân trong thôn  với thôn khác và trong nội bộ thôn với nhau; cùng các gia đình thực hiện giáo  dục thanh thiếu niên, con em trong gia đình tránh xa tệ nạn xã hội, nghiêm chỉnh  chấp hành pháp luật của Nhà nước, nhất là luật an toàn giao thông, phòng chống  ma túy. Đặc biệt, NCUT tuyên truyền vận động bà con đồng bào dân tộc không bán điều non, cầm cố đất, sang nhượng QSD đất – là một vấn đề nóng trên địa  bàn tỉnh, góp phần giữ ổn định xã hội, giúp nhiều hộ còn đất để canh tác, ổn  định và phát triển kinh tế gia đình. Trong thời kỳ dịch bệnh Covid - 19 bùng phát, NCUt đã vận động Nhân  dân, đồng bào DTTS thực hiện tốt Chỉ thị 15, 16, 19 của thủ tướng Chính phủ và  các quy định, hướng dẫn của địa phương. NCUT đã tích cực đồng hành cùng các  cấp chính quyền, mặt trận, đoàn thể tham gia phòng, chống dịch và vận động các  nhà hảo tâm hỗ trợ các khu điều trị, khu cách lý tập trung và đồng bào DTTS  vượt qua khó khăn vừa phòng, chống dịch, vừa phát triển kinh tế. Trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc cũng có đóng góp  quan trọng của đội ngũ những NCUT vì họ là những người nắm chắc, hiểu sâu  về mọi vấn đề trong cộng đồng thôn, ấp; là người đứng ra phân giải đúng sai,  giải quyết các mâu thuẫn trong cộng đồng thôn, bản và trong từng gia đình.  Đồng thời luôn cùng với cấp ủy, chính quyền, mặt trận, đoàn thể ở cơ sở đến  từng gia đình vận động, thuyết phục bà con để bà con nhận rõ và không nghe, tin  theo các thế lực xấu gây ảnh hưởng đến an ninh địa phương, an ninh vùng biên  giới như: cùng phối hợp với công an viên, các đoàn thể trong thôn vận động  nhân dân nêu cao tinh thần cảnh giác phòng ngừa và tố giác tội phạm; Thực hiện  tốt các phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, như vận động đồng bào  hưởng ứng các hoạt động “Ngày Hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, “Ngày  Biên phòng toàn dân”, “Ngày Quốc phòng toàn dân”, Tháng hành động phòng  chống ma tuý, “Thập kỷ an toàn giao thông”, “Năm an toàn giao thông”, vận  động nhân dân có nhận thức đúng đắn về âm mưu “diễn biến hoà bình”, bạo  loạn lật đổ của các thế lực thù địch, không nghe theo kẻ xấu xúi giục; Hàng năm  vận động con em đồng bào các DTTS hăng hái lên đường nhập ngũ bảo vệ Tổ  quốc, các quân nhân khi trở về đều trở thành lực lượng nòng cốt để bảo vệ, xây  dựng quê hương. Đội ngũ NCUT ở địa phương đã cung cấp trên 300 thông tin  có giá trị cho lực lượng Công an phục vụ công tác đảm bảo an ninh trật tự.

 NCUT trên địa bàn tỉnh tích cực tham gia các hoạt động xây dựng Đảng,  chính quyền, Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể ở địa phương, với trên 38% đảm  nhiệm các chức vụ như Đại biểu HĐND xã, Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn ấp, Tổ trưởng tổ dân phố, Trưởng Ban công tác mặt trận và các đoàn thể, Tổ trưởng Tổ  an ninh và 5,7% cán bộ nghỉ hưu; tích cực tham gia làm thành viên các tổ chức  đoàn thể nhân dân, tham gia các Tổ hoà giải. Những NCUT đã có nhiều ý kiến  phản ánh tâm tư, nguyện vọng của nhân dân thông qua các đợt tiếp xúc cử tri của  Đại biểu Quốc Hội, Hội đồng nhân dân các cấp; có ý kiến tham gia đóng góp  thiết thực vào chương trình phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng, đặc  biệt là công tác xây dựng Đảng, Chính quyền, Mặt trận Tổ quốc các cấp. NCUT tích cực vận động con cháu, dòng họ và mọi người dân tham gia vào các tổ chức  đoàn thể, khuyến khích con, cháu phấn đấu được đứng trong hàng ngũ của Đảng,  động viên gia đình con cháu, dòng họ và người dân phát huy dân chủ, thực hiện  qui chế tự quản, xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư. NCUT, đã cùng với ban  thanh tra nhân dân, ban công tác Mặt trận thực hiện việc giám sát, tổ chức lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do Hội đồng nhân dân cấp xã bầu, giúp đỡ  những cán bộ dân cử hoàn thành nhiệm vụ. Tuyên truyền, vận động nhân dân hưởng ứng, tích cực tham gia ngày hội  đại đoàn kết toàn dân tộc; thực hiện chính sách, nguyên tắc “Bình đẳng, đoàn  kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển giữa các dân tộc”. Qua đó, trên địa bàn  tỉnh có 41 dân tộc cùng sinh sống, đa số các dân tộc di cư từ các địa phương trên  cả nước nhưng sống hòa thuận cùng nhau, không có sự mâu thuẫn về dân tộc  trên địa bàn tỉnh.

Nguồn tin: Trần Đức Mậu – Ban DVTU

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây